Trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao

Một phần của tài liệu Trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 31 - 35)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRỌNG DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO

1.2 Trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao

Theo từ điển Tiếng Việt, trọng dụng nghĩa là dùng người vào việc quan trọng, xứng đáng với năng lực và sở trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người đó phát huy khả năng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và được đãi ngộ xứng đáng với công trạng và sự đóng góp cho tổ chức. [31, tr.1362].

Trong quản lý phát triển nguồn nhân lực bao gồm các khâu từ phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ.Trọng dụng nhân lực là một trong trong các khâu của chính sách phát triển nguồn nhân lực. Trọng dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện quản lý phát triển nguồn nhân lực vì nếu trọng dụng tốt sẽ là động lực thu hút nhân lực, góp phần làm cho tổ chức phát triển bền vững.

Khi nghiên cứu Luận án về “Thu hút và trọng dụng người có tài năng trong cơ quan hành chính nhà nước” của tác giả Trần Văn Ngợi, đã đưa ra quan niệm “ Trọng dụng người có tài năng được hiểu là sự tin cậy và giao cho người có tài năng những công việc, chức vụ quan trọng, xứng đáng và phù hợp với năng lực và sở trường, đồng thời tạo điều kiện về thuận lợi để người

22

có tài năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và được đãi ngộ xứng đáng với công trạng và sự đóng góp đối với công việc chung của cơ quan hành chính nhà nước”. [21, tr.48].

Kế thừa quan điểm nêu trên, đặt trong những đặc điểm mang tính đặc thù của nguồn nhân lực KH&CN và cơ quan nghiên cứu khoa học, tác giả đưa ra quan niệm về trng dng ngun nhân lc KH&CN trình độ cao là vic to điu kin làm vic, sp xếp b trí, giao vic phù hp, xng đáng vi năng lc, trình độ, to điu kin thun li để nhân lc KH&CN hoàn thành xut sc nhim v được giao, được hưởng các chế độ đãi ng v vt cht cũng như tinh thn, góp phn tích cc vào s phát trin ca đội ngũ nhân lc KH&CN cũng như nn KH&CN nước nhà.

1.2.2 S cn thiết phi trng dng ngun nhân lc khoa hc và công ngh trình độ cao

Nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao và việc trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, điều đó thể hiện ở các điểm sau đây:

Th nht, trong xu thế phát triển hiện nay, nền kinh tế tri thức có vai trò rất lớn, đặc biệt là sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì ngày càng đề cao vai trò của nhân lực KH&CN trong quá trình phát triển đó.

Nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao là chìa khóa cuả những thành tựu khoa học, của việc ứng dụng những thành tựu khoa học vào cuộc sống, KH&CN thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo nên những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế. Do vậy, việc xây dựng phá triển đội ngũ nhân lực KH&CN đặc biệt là KH&CN trình độ cao là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Th hai, để xây dựng và phát triển được đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao cần phải có những cơ chế chính sách để thực hiện được việc thu

23

hút, trọng dụng để đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao ngày càng phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng.

Trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao là khâu quyết định nhất, nó mở đường và thúc đẩy việc phát hiện và tuyển chọn nhân lực KH&CN, định hướng cho đào tạo, bồi dưỡng để thúc đẩy quá trình tự đào tạo để nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN.

Trọng dụng nhân lực KH&CN trình độ cao là động lực để thu hút nhân lực KH&CN trình độ cao. Người xưa có câu “nếu biết trọng dụng người tài thì người tài bốn phương ùn ùn kéo tới”. Tương tự như vậy, nếu nhân KH&CN trình độ cao trong tổ chức được trọng dụng tốt sẽ là “tiếng lành đồn xa” để có nhiều nhà khoa học có trình độ cao về đầu quân, vì thực sự ai cũng muốn mình được trọng dụng, có cơ hội phát huy đóng góp cho chuyên môn nghề nghiệp và cho xã hội.

Th ba, trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao góp phần làm cho tổ chức KH&CN phát bền vững, đồng thời góp phần giảm hiện tượng

“chảy máu chất xám”. Bất kỳ tổ chức nào cũng mong muốn có được trong tay những nhân lực trình độ cao, bởi họ sẽ là nguồn lực đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tổ chức, tạo nên những lợi thế cạnh tranh. Với nhân lực KH&CN trình độ cao cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhất là hiện nay, trong xu thế phát triển của KH&CN trên toàn cầu, rất nhiều ngành nghề cần đến nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao để phục vụ cho sự phát triển của tổ chức. Do vậy, các tổ chức sẽ có nhiều cách thức để thu hút nhân lực KH&CN trình độ cao về phục vụ cho mình. Chính nhu cầu, sự cạnh tranh giữa các tổ chức, với cơ chế chính sách trọng dụng cao, thấp khác nhau là nguyên nhân của hiện tượng “chảy máu chất xám”, nhân lực KH&CN trình độ cao từ tổ chức này đến tổ chức kia, từ quốc gia này đến quốc gia kia. Do vậy, để giữ ổn

24

định, phát triển tổ chức, việc trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao có ý nghĩa rất lớn.

1.2.3 Ni dung ca trng dng ngun nhân lc KH&CN trình độ cao Mt là, to điu kin, môi trường làm vic tt

Môi trường làm việc là tất cả các yếu tố có liên quan, ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp, tác động đến sự nỗ lực, phát triển của cá nhân. Môi trường làm việc bao gồm các yếu tố sau:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nó có ảnh hưởng lớn đến khả năng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu của mỗi nhà khoa học.

Bên cạnh những điều kiện vật chất, thì môi trường tinh thần cũng là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên những hứng thú trong công việc. Đó là những quy định, quy chế làm việc rõ ràng liên quan trực tiếp đến hoạt động của mỗi cá nhân trong quá trình công tác. Các quy định, quy chế đó thể hiện việc các cá nhân được quan tâm để trau dồi, chủ động, sáng tạo, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tạo cơ hội phát triển bản thân. Bên cạnh đó còn là đội ngũ những nhà lãnh đạo, quản lý, những người đứng đầu, dẫn dắt, xây dựng các mục tiêu phát triển và cũng là những người góp phần tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Hà là, phân công, b trí sp xếp công vic phù hp để ngun nhân lc KH&CN trình độ cao có th hoàn thành nhim v được giao

Để việc sử dụng nhân lực mang lại hiệu quả cao nhất, cần có sự phân công, bố trí, sắp xếp nhân lực nói chung, nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao nói riêng vào các vị trí và làm công việc một cách hợp lý. Nó thể hiện ở việc giao đúng người, đúng việc, theo vị trí việc làm, phù hợp với sở trường của họ. Ở khía cạnh này, đội ngũ các nhà quản lý của đơn vị cần phải nắm bắt và căn cứ vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, điểm mạnh về tố chất, sở

25

trường của cá nhân để giao việc phù hợp nhằm phát huy tối đa khả năng của cá nhân và qua đó cũng giúp các cá nhân cống hiến được nhiều nhất. Ngoài ra, việc bố trí công việc phù hợp còn thể hiện ở việc giao cho các cá nhân có năng lực, trình độ những vị trí, chức vụ trong chuyên môn, quản lý để họ phát huy hết khả năng của mình đóng góp vào sự phát triển của tổ chức.

Ba là, chế độ đãi ngxng đáng

Việc thực hiện các chế độ đãi ngộ thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện, thể hiện sự trả công xứng đáng với những thành quả lao động của mỗi cá nhân. Tiền lương thể hiện sự trả công trên thành quả công việc. Ngoài tiền lương, các khoản hỗ trợ hay các khoản đầu tư để các nhà khoa học được làm việc, cống hiến, đóng góp nhiều hơn cũng sẽ tạo ra nguồn động lực lớn để thúc đẩy sự phát triển bản thân mỗi cá nhân, đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức.

Bn là, thc hin khen thưởng, tôn vinh

Khen thưởng là sự đánh giá, ghi nhận những thành tích, đóng góp và trao phần thưởng cho các cá nhân đã có những thành tích đóng góp cho sự phát triển của đơn vị, của ngành. Khen thưởng, tôn vinh không chỉ thể hiện sự trọng thị, hài lòng của người sử dụng nhân lực với những đóng góp, thành tích của cá nhân mà nó còn giúp quảng bá, công bố những thành tích của cá nhân trước tập thể, cộng đồng để mọi người biết đến, ghi nhận. Có thể nói, tôn vinh, khen thưởng có ý nghĩa khích lệ rất lớn và gắn nhiều với yếu tố danh dự, tinh thần đối với cá nhân.

Một phần của tài liệu Trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)