Chương 2: THỰC TRẠNG TRỌNG DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
2.3 Phân tích thực trạng việc trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện Hàn lâm KHCNVN
2.3.3 Về bố trí, sắp xếp giao việc phù hợp và những trọng trách cao trong công việc
Nếu như môi trường, điều kiện làm việc là những thứ bề nổi đầu tiên của đơn vị trong việc thể hiện sự quan tâm, trọng dụng của mình đối với nhân sự do mình quản lý thì vấn đề bố trí, sắp xếp, giao việc là yếu tố thứ hai mà mỗi cán bộ quan tâm khi làm việc. Qua đó, họ biết được công việc, vị trí của mình để góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Đồng thời, qua vị trí công tác và kết quả hoàn thành công việc, nhà quản lý có những đánh giá để cắt nhắc, giao cho họ những trọng trách lớn hơn, quan trọng hơn.
Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Viện Hàn lâm KHCNVN đã triển khai thực hiện xác định vị trí việc làm đối với các đơn vị trực thuộc và xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức cho toàn Viện Hàn lâm KHCNVN và mỗi đơn vị trực thuộc. Đây là cơ sở để các đơn vị bố trí, sắp xếp giao việc cho mỗi cán bộ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là yếu tố ‘cứng” trong việc bố trí, sắp xếp công việc. Để có thể đạt hiệu quả cao, đặc biệt thể hiện được quan điểm, chính sách “trọng dụng” đối với nhà khoa học thì việc tìm hiểu thế
58
mạnh, năng lực, sở trường của cá nhân để giao việc phù hợp với mỗi người làm sao để phát huy cao nhất khả năng của họ là việc vô cùng quan trọng.
Khi được hỏi về việc bố trí, sắp xếp công việc hiện nay đã có 88.9% số người được hỏi cho rằng việc bố trí sắp xếp công việc hợp lý, có thể giúp cá nhân phát huy được năng lực, sở trường công tác. Việc bố trí, sắp xếp công việc, nhân lực hợp lý đã đảm bảo cho các nhà khoa học được làm việc, được chủ động, sáng tạo trong công việc, điều này đặc biệt có ý nghĩa với nhân lực KH&CN bởi đặc điểm của nhân lực KH&CN là mang tính sáng tạo cao.
Bên cạnh chức năng nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước, Viện Hàn lâm KHCNVN còn có chức năng đào tạo nhân lực có trình độ cao cho đất nước. Đào tạo sau đại học của Viện KHCNVN được thực hiện từ năm 1980 mà khởi đầu là viện Toán học.
Hiện nay, Viện Hàn lâm KHCNVN có 2 cơ sở đào tạo là Học viện KH&CN và Trường Đại học KH&CN Hà Nội, trong đó Học viện KH&CNthực hiện chức năng đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ về các chuyên ngành khoa học tự nhiên và công nghệ; Trường đại học KH&CN Hà Nội thực hiện chức năng đào tạo và cấp bằng từ cử nhân đến sau đại học. Do đó, đối với đội ngũ nhân lực KH&CN đặc biệt là nhân lực KH&CN trình độ cao họ còn tham gia nhiều vào công tác đào tạo. Trong bố trí, sắp xếp công việc cho đội ngũ này, việc tạo điều kiện để họ tham gia vào công tác đào tạo không chỉ có ý nghĩa trong chính nội dung của việc bố trí, sắp xếp giao việc mà có còn giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ này.
Đối với nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện Hàn lâm KHCNVN, với trình độ chuyên môn cao, với những thuận lợi trong việc thực hiện chức năng đào tạo, việc họ tham gia vào công tác đào tạo như lẽ tất yếu song cũng thể hiện sự quan tâm của Viện trong việc phát huy năng lực của mỗi cá nhân.
Hiện tại, có hơn 700 cán bộ của các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm
59
KHCNVN có học vị TS, học hàm GS, PGS tham gia vào công tác đào tạo tại các khoa của Học viện KH&CN và Trường Đại học KHCNHN. Ngoài ra, nhiều cán bộ trong số học còn tham gia giảng dạy, hướng dẫn cho các cử nhân, ThS, NCS ở nhiều cơ sở đào tạo công lập cũng như ngoài công lập trên cả nước. Việc họ tham gia công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Viện Hàn lâm KHCNVN cũng như các cơ sở đào tạo khác là cơ hội cũng như nhiệm vụ để họ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt với việc giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội với yêu cầu giảng bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp thì đây càng là cơ hội bắt buộc các nhà khoa học phải tự nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ của mình.
Trên con đường chức nghiệp của mỗi cán bộ đều có những mục tiêu nhất định và để đạt được những mục tiêu đó đều cần sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân. Đối với cá nhân hoạt động KH&CN đặc biệt là nhân lực KH&CN trình độ cao sự nỗ lực phấn đấu cho khoa học của họ luôn thể hiện rõ rệt. Họ có lý tưởng nghề nghiệp cao, đó là nét đặc thù của nhân lực KH&CN so với các ngành khác và nó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc giao những trọng trách công việc lớn hơn, chức vụ lớn hơn cho cá nhân trong đơn vị.
Việc phát hiện, quy hoạch, bồi dưỡng những cán bộ KH&CN có năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo để bổ nhiệm vào những vị trí quản lý luôn được Viện Hàn lâm KHCNVN quan tâm. Nó thể hiện trách nhiệm của người lãnh đạo đi trước với thế hệ kế tiếp đồng thời nó cũng thể hiện quan điểm của chính sách trọng dụng đối với nhân lực trong đơn vị. Viện Hàn lâm KHCNVN đã xây dựng quy chế về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp thuộc Viện, đồng thời thực hiện việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo để làm cơ sở cho việc bồi dưỡng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ vào những vị trí lãnh đạo, quản lý. Đối với các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên của các đơn vị nghiên cứu khoa học thì yêu cầu về trình độ chuyên môn phải là từ tiến
60
sĩ trở lên. Với cơ quan nghiên cứu khoa học có chất lượng cán bộ khá cao như Viện Hàn lâm KHCNVN thì yêu cầu nêu trên là phù hợp để có thể thực hiện được nhiệm vụ quản lý công việc chuyên môn. Mặt khác, nó cũng thể hiện sự đánh giá, yêu cầu đối với sự phấn đấu nỗ lực của mỗi cá nhân, tất nhiên không phải cá nhân nào cũng đặt mục tiêu làm nhà quản lý lên hàng đầu, đặc biệt là với các nhà khoa học (trên thực tế tại Viện Hàn lâm KHCVNVN có những nhiều nhà khoa học có chuyên môn giỏi đã trở thành những nhà quản lý giỏi, song tại một số đơn vị rất khó để thuyết phục nhà khoa học nhận nhiệm vụ lãnh đạo quản lý).
Với số lượng hơn 887 cán bộ KH&CN trình độ cao và tỷ lệ trong độ tuổi từ 30 - 50 khá cao (65.9%), Viện Hàn lâm KHCNVN đã bổ nhiệm được nhiều nhà lãnh đạo trẻ, có trình độ, năng lực và đại đa số các nhà lãnh đạo quản lý các cấp của Viện Hàn lâm KHCNVN đều nằm trong nhóm nhân lực KH&CN trình độ cao này.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp Viện Hàn lâm KHCNVN và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc có 62 người ở độ tuổi từ 50-dưới 60 (chiếm 45.9%), từ 40 - dưới 50 có 59 người (chiếm 43.7%) và dưới 40 có 14 người (chiếm 10.3%). Đối với cấp phòng của các đơn vị trực thuộc thì tỷ lệ trên lần lượt là 42%, 47.3% và 10.7%. Như vậy, có thể nói đội ngũ các nhà lãnh đạo các cấp của Viện Hàn lâm KHCNVN khá trẻ và có sự kế thừa tốt.
Để thực hiện tốt việc giao những trọng trách cao trong công việc, Viện Hàn lâm KHCNVN không chỉ quan tâm bồi dưỡng cán bộ khoa học qua các khóa đào tạo, các hội nghị, hội thảo mà còn chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ qua các chương trình bỗi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên ngành để tạo điều kiện thuận lợi trong tác nói chung cũng như tạo điều kiện để họ có đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nếu được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo.
61
Như vậy, với việc bố trí, sắp xếp công việc phù hợp để đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao có thể tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học cũng như đào tạo, bên cạnh đó cũng thể hiện việc giao những trọng trách cao, cơ hội trong công việc cho các nhà khoa học. Từ đó góp phần phát huy tối đa sự sáng tạo, sở trường công tác của mỗi cá nhân, tạo điều kiện tích cực cho mỗi cá nhân trau dồi, tự bồi dưỡng, hoàn thiện mình, ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác, nâng cao uy tín nghề nghiệp của cá nhân cũng như việc đảm nhận cũng tròng trách công việc cao hơn.