Về cơ cấu nhân lực

Một phần của tài liệu Trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 47 - 57)

Chương 2: THỰC TRẠNG TRỌNG DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

2.1 Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2.2.2 Về cơ cấu nhân lực

2.2.2.1 Cơ cu nhân lc theo độ tui và gii tính

Khi nghiên cứu về cơ cấu nguồn nhân lực người ta thường quan tâm đến cơ cấu độ tuổi vì nó thể hiện độ già, trẻ của nguồn nhân lực đó. Đối với nguồn nhân lực KH&CN, độ tuổi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá. Số liệu thống kê cho thấy, số cán bộ có trình độ cao (GS, PGS, TSKH, TS) của Viện Hàn lâm KHCNVN ở độ tuổi dưới 50 chiếm 22.9% tổng số nhân lực của toàn Viện và số người trong độ tuổi này chiếm 66.9% trong số nhõn lực trỡnh độ cao. Với số lượng chiếm gần ẳ nguồn nhõn lực của cả Viện, đây là những cán bộ có vai trò rất quan trọng vì họ có độ tuổi trẻ, họ cũng có những thành công nhất định trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, đội ngũ này sẽ là những người kế cận những nhà khoa học có trình độ cao đang giữ vai trò quản lý hoặc những nhà khoa học đang được kéo dài thời gian công tác.

Trong khi đó những nhà khoa học có học hàm GS, PGS đang kéo dài thời gian công tác (trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam) có 85/887 người (chiếm khoảng 9.6%). Đội ngũ này chiếm phần quan trọng trong cán cân lực lượng khoa học có trình độ cao hiện nay. Rất nhiều người trong số họ là những nhà khoa học đầu ngành, những người có ảnh hưởng, uy tín lớn không chỉ trong Viện nói riêng mà trong ngành khoa học nói chung.

Bên cạnh cơ cấu nhân lực theo độ tuổi thì giới tính cũng là yếu tố quan trọng khi nghiên cứu về cơ cấu nhân lực. Đối với nhân lực KH&CN cũng giống như một số ngành khác, nam giới có sự tham gia nhiều hơn. Tại Viện Hàn lâm KHCNVN, theo số liệu thống kê năm 2018, nữ giới chiếm 40.4%

tổng số nhân lực và chỉ số này có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2014- 2018, từ 38.4% lên 40.4%. Điều này cho thấy có sự tham gia nhiều hơn của cán bộ nữ trong công tác nghiên cứu, phát triển KHCN.

38

Đối với nhân lực KH&CN trình độ cao, cơ cấu giới tính nữ thấp hơn so với chỉ số cơ cấu giới tính chung về nhân lực trong toàn Viện, trong số 887 nhà khoa học có trình độ cao thì có 281 người là nữ (tương đương 31.68%).

Điều này là do nữ giới cũng có những hạn chế nhất định so với nam giới khi tham gia nghiên cứu, phát triển KH&CN và do quy định về độ tuổi nghỉ hưu của nữ thấp hơn so với nam giới. Mặc dù vậy, các nhà khoa học nữ nhất là các cán bộ có trình độ cao của Viện Hàn lâm KHCNVN đang ngày càng thể hiện được nhiều thành công nhất định trong lĩnh vực KH&CN.

Hình 2.2: Cơ cu nhân lc KH&CN trình độ cao theo gii tính (S liu tính đến 31/12/2018)

(Ngun Vin Hàn lâm KHCNVN, 2018)

39

Bng 2.2. S lượng nhân lc KH&CN trình độ cao theo độ tui (Tính đến thi đim 31/12/2018)

Hc hàm, hc v

S lượng Độ tui

Tng s

Trong đó n

Dưới 30t

T 30t - 50t

T 50t -

60t

Kéo dài thi gian công tác Nam

trên 60t

N trên 55t

1 2 3 4 5 6 8 9

GS 49 0 0 5 11 33 0

PGS 173 42 0 70 51 42 10

TSKH 26 3 0 6 6 13 1

TS 861 278 2 585 128 114 32

Tng s (theo trình

độ t TS tr lên) 887 281 2 591 134 127 33 (Ngun Vin Hàn lâm KHCNVN, 2018)

2.2.2.2 Cơ cu nhân lc theo trình độ

Trình độ là yếu tố cơ bản đầu tiên thể hiện chất lượng của nguồn nhân lực trong bất cứ lĩnh vực nào. Đối với chuyên ngành KH&CN nói chung, yếu tố về trình độ chuyên môn được đặt lên hàng đầu khi xem xét chất lượng của nhân lực. Trình độ của nhân lực KH&CN không chỉ thể hiện ở trình độ chuyên môn được đào tạo nó còn thể hiện ở trình độ ngoại ngữ, tin học.

40

Khi nhìn vào cơ cấu trình độ của tổng số nhân lực Viện Hàn lâm KHCNVN, chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ cán bộ có trình độ Thạc sĩ trở lên rất cao, chiếm 76% tổng số nhân lực và nhóm cán bộ có trình độ TSKH, TS có số lượng tuyệt đối nhiều hơn số cán bộ có trình độ ThS. Có thể nói với vị thế là cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng đầu trong cả nước thì trình độ của nhân lực KH&CN của Viện Hàn lâm KHCNVN như trên cũng là điều hợp lý, cần thiết để có thể đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.

Hình 2.3: Cơ cu nhân lc ca Vin Hàn lâm KHCNVN theo trình độ đào to

(S liu tính đến 31/12/2018)

(Ngun Vin Hàn lâm KHCNVN, 2018)

Trong nhóm nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao của Viện Hàn lâm KHCNVN, đây là những cán bộ có học hàm, học vị cao nhất với trình độ chuyên môn cao, trong số họ có thể là những nhà khoa học đầu ngành, những người có uy tín cao trong giới khoa học, là GS trẻ tuổi nhất được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS năm 2018, hay là những nhà khoa học đã từng được vinh danh ở những giải thưởng KH&CN uy tín…. Cơ cấu theo trình độ của đội

41

ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao chúng ta có thể thấy tại Hình 2.4 dưới đây, trong đó số cán bộ có học hàm GS, PGS chiếm đến 25% (222/887 người).

Hình 2.4. T l GS, PGS trong nhóm nhân lc KH&CN trình độ cao (S liu tính đến 31/12/2018)

(Ngun Vin Hàn lâm KHCNVN, 2018)

Trình độ đào tạo của đội ngũ nhân lực này không chỉ thể hiện ở trình độ chuyên môn mà còn thế hiện ở trình độ tin học và ngoại ngữ. Trước đây và hiện nay, việc học tập ngoại ngữ luôn là nhu cầu tự thân đối với cán bộ KH&CN. Trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ngày càng trở nên cấp thiết và là một phương tiện không thể thiếu trong quan hệ quốc tế.Vào những năm 80, 90 của thế kỷ XX, do điều kiện lịch sử, ở Viện Hàn lâm KHCNVN có tới gần 70% cán bộ KH&CN sử dụng ngôn ngữ tiếng Nga hoặc ngôn ngữ của một trong các nước XHCN Đông Âu trong nghiên cứu khoa học. Hiện nay, trước yêu cầu của sự phát triển và nhu cầu tự hoàn thiện mình, nhiều cán bộ đã tự học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp. Do mở rộng và tăng cường các quan hệ quốc tế, các cán bộ KH&CN của Viện Hàn lâm KHCNVN đã được tham gia nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế; thực tập, trao đổi khoa học và đào tạo cán bộ tại nước ngoài;

42

thực hiện các đề án, dự án quốc tế nên trình độ ngoại ngữ của họ cũng được nâng lên đáng kể.

Theo số liệu thống kê, có tới 85% cán bộ của Viện Hàn lâm KHCNVN có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh bậc 3 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Trong đó có 15% cán bộ khoa học được đào tạo ở nước ngoài tính từ trình độ đại học trở lên. Đối với nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao thì trình độ ngoại ngữ rất cao, gần như 100% trong số họ đạt trình độ ngoại ngữ Anh B1, nhiều người trong số họ có thể sử dụng từ 2-3 ngoại ngữ.

Bng 2.3. T l nhân lc KH&CN trình độ cao biết, thành tho ngoi ng

Số ngoại ngữ 1 2 3

Tỷ lệ người biết (%) 54% 35% 11%

(Ngun Vin Hàn lâm KHCNVN, 2011)

Bên cạnh việc học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ thì tin học cũng một công cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực và có hiệu quả đối với nhân lực KH&CN.

Hiện nay, hầu hết cán bộ KH&CN của Viện Hàn lâm KHCNVN đều có khả năng sử dụng máy tính và ứng dụng tin học phục vụ cho công tác chuyên môn của mình. Đối với nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao thì việc sử dụng tin học trong công việc là yêu cầu quan trọng, do đó đại đa số cán bộ đều sử dụng thành thạo tin học, đạt chuẩn theo yêu cầu của vị trí việc làm.

2.2.2.3 Cơ cu nhân lc theo chc danh ngh nghip

Theo quy định tại Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành, chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng viên chức trong từng ngành, lĩnh vực.

43

Tại Viện Hàn lâm KHCNVN, đại đa số viên chức thuộc CDNN chuyên ngành KH&CN. Cơ cấu nhân lực theo CDNN thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các viên chức trong toàn Viện gắn với vị trí việc làm của mỗi loại công việc. Trên cơ sở tiêu chuẩn CDNN từng hạng, nhu cầu và cơ cấu hạng CDNN theo yêu cầu của vị trí việc làm trong từng đơn vị, các cán bộ của Viện Hàn lâm KHCNVN luôn phấn đấu để hoàn thiện hơn về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Theo số liệu thống kê năm 2018, Viện Hàn lâm KHCNVN có 209 cán bộ giữ CDNN nghiên cứu viên cao cấp và tương đương (hạng I), chỉ số trên ở CDNN nghiên cứu viên chính và tương đương (hạng II) là 621, ở CDNN nghiên cứu viên và tương đương (hạng III) là 1439 và CDNN trợ lý nghiên cứu và tương đương (hạng IV) là 63.

Nhân lực KH&CN trình độ cao là những người có trình độ chuyên môn, khả năng công tác tốt, do đó đội ngũ này chiếm tỷ lệ cao trong số nhân lực giữ CDNN hạng I, II của toàn Viện Hàn lâm KHCNVN. Trong số 887 cán bộ này, có 204/209 (chiếm 97.6%) cán bộ giữ CDNN hạng I và tương đương, với CDNN hạng II và tương đương con số này là 461/621 (chiếm 74.2%), với CDNN hạng III và tương đương là 222/1439 (chiếm 15.4%). Như vậy, đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao của Viện Hàn lâm KHCNVN là lực lượng chủ yếu của CDNN hạng I, II.

Đồng thời, trong cơ cấu nhân lực KH&CN trình độ cao theo CDNN thì số cán bộ giữ hạng I, II khá cao, chiếm hơn 74.9% (665/887) tổng số nhân lực. Số cán bộ giữ CDNN hạng III đều đã có học vị TS, có trình độ tin học, ngoại ngữ tốt, đồng thời đa số họ cũng đã tham vào các đề tài khoa học các cấp, đây là lợi thế về tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ, là đội ngũ kế cận để có thể thăng hạng CDNN khi có cơ hội.

44

Hình 2.5: Cơ cu nhân lc KH&CN trình độ cao theo CDNN (S liu tính đến 31/12/2018)

(Ngun Vin Hàn lâm KHCNVN, 2018)

Trong 2 năm gần đây, cơ cấu nhân lực theo hạng CDNN của Viện có sự biến động là do sau một thời gian dài từ 2013 đến 2016, Nhà nước không tổ chức các kỳ thi nâng ngạch/thăng hạng CDNN đối với viên chức chuyên ngành KH&CN do đó nhiều cán bộ đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn nhưng không có cơ hội nâng ngạch/thăng hạng. Sau năm 2016, Viện Hàn lâm KHCNVN đã tổ chức thực hiện thăng hạng đặc cách vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phục thuộc năm công tác theo quy định của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/52014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, đã góp phần tạo điều kiện để các cá nhân đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn CDNN hạng cao hơn được thăng hạng theo chính sách trọng dụng nhân lực KH&CN của Nhà nước, đồng thời tạo sự động viên, khích lệ đối với mỗi cán bộ. Sự biến động về cơ cấu hạng CDNN đối với nhân lực trong Viện Hàn lâm KHCNVN nói chung và nhân lực KH&CN trình độ cao của Viện nói riêng được thể hiện ở biểu đồ Hình 2.6 và 2.7 dưới đây.

45

Hình 2.6: S biến động v nhân lc ca Vin Hàn lâm KHCNVN theo CDNN

(Ngun Vin Hàn lâm KHCNVN, 2018)

Hình 2.7: S biến động v CDNN đối vi nhân lc KH&CN trình độ cao (S liu tính đến 31/12/2015 và 31/12/2018)

(Ngun Vin Hàn lâm KHCNVN)

(Ngun Vin Hàn lâm KHCNVN, 2018)

46

Cùng với sự biến động cơ cấu hạng CDNN đối với nhân lực nói chung trong toàn Viện như trên, thì trong đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao cũng có sự biến động lớn về cơ cấu hạng CDNN. Có thể nói sự biến động đó diễn ra chủ yếu ở trong đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao, do phần lớn trong số họ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiên để được thăng hạng và bổ nhiệm đặc cách theo quy định của Nghị định số 40. Và như vậy, trong đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao đã có sự dịch chuyển về cơ cấu hạng CDNN, đó là việc gia tăng khá lớn số lượng cán bộ giữ CDNN hạng I, II và giảm số lượng cán bộ giữ CDNN hạng III.

Qua việc tìm hiểu về nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao và đặt trong mối quan hệ với nguồn nhân lực của Viện Hàn lâm KHCNVN như trên chúng ta có thể thấy một số các mặt mạnh của nhân lực trong toàn Viện cũng như đội ngũ nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao. Đó là, Viện Hàn lâm KHCNVN có đội ngũ cán bộ KH&CN rất đông đảo, được đào tạo chính quy tại nhiều trường đại học trong và ngoài nước. So với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ cán bộ KH&CN có trình độ cao thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau của Viện Hàn lâm KHCNVN là khá lớn. Nhiều cán bộ KH&CN của Viện đều được đào tạo ở bậc đại học và sau đại học ở các nước có nền khoa học tiên tiến trên thế giới. Họ có tiềm năng chất xám to lớn, ham hiểu biết, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp cận với KH&CN tiên tiến trên thế giới; thường xuyên tự đào tạo, rèn luyện nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức cần thiết, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. Bởi vậy, trong nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, họ có đủ kiến thức và năng lực cần thiết để giải quyết những vấn đề KH&CN đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp của Viện Hàn lâm KHCNVN đều được trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động chuyên môn, được trang bị nhiều kiến thức

47

lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó, Viện Hàn lâm KHCNVN nhận được sự ưu tiên đầu tư của Đảng và Nhà nước về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, thư viện, hệ thống phòng thí nghiệm, đặc biệt là các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho Viện Hàn lâm KHCNVN trở thành trung tâm nghiên cứu, phát triển KH&CN, đào tạo cán bộ KH&CN có trình độ cao hàng đầu của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó nhân lực KH&CN nói chung và nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao nói riêng của Viện KHCNVN cũng có một số mặt hạn chế như: sự phân bố về nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao của Viện KHCNVN chưa thật hợp lý giữa các Viện nghiên cứu chuyên ngành cả về hướng nghiên cứu và theo khu vực, lãnh thổ. Trong khi khu vực phía Nam là địa bàn có nền kinh tế phát triển sôi động thì lực lượng cán bộ KH&CN có trình độ cao của Viện Hàn lâm KHCNVN ở đây lại rất mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Ở một số đơn vị, vẫn còn có những cán bộ KH&CN chưa yên tâm công tác do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện tượng “chảy máu chất xám” vẫn diễn ra gây nên sự thiếu hụt cán bộ trẻ có trình độ cao.

Một phần của tài liệu Trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)