Chương 2: THỰC TRẠNG TRỌNG DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
2.3 Phân tích thực trạng việc trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện Hàn lâm KHCNVN
2.3.5 Về thực hiện khen thưởng, tôn vinh
Khen thưởng và tôn vinh là nhu cầu của con người khi đứng trước một hành động đẹp, một thành công dù nhỏ. Việc khen thưởng, tôn vinh xứng đáng, kịp thời là nguồn động viên tinh thần quý giá, mang lại nguồn năng lượng tích cực cho người được khen thưởng, tôn vinh. Vì vậy, trong mọi lĩnh vực hoạt động, khen thưởng và tôn vinh đóng vai trò rất quan trọng.
Khen thưởng và tôn vinh là cơ hội để đánh giá đúng những thành tích, đóng góp mà cá nhân đạt được, vì nhiều khi những đánh giá, sự hỗ trợ về vật chất chưa thể hiện hết được những đóng góp của họ, mặt khác ở rất nhiều khía cạnh cá nhân mong muốn nhận được sự khen thưởng, tôn vinh (về tinh thần)
70
nhiều hơn về vật chất. Khen thưởng, tôn vinh nó biểu hiện cho sự trọng thị, sự quý trọng, hài lòng của người sử dụng nhân lực đối với những đóng góp, thành tích của cá nhân đó. Việc trọng thị, tôn vinh không chỉ giúp quảng bá những công lao đóng góp của cá nhân mà còn có ý nghĩa thúc đẩy sự trọng dụng đối với nhân lực, đó là việc khi những thành tích đóng góp của cá nhân được nhiều người biết đến là dịp khằng định những thành tích họ đạt được, sẽ tạo cho họ nguồn cảm hứng làm việc nhiều hơn để đền đáp sự trọng thị của người sử dụng, của xã hội, từ đó là động lực thúc đẩy họ làm việc và cống hiến nhiều hơn.
Với việc nhìn nhận vai trò, ý nghĩa của việc tôn vinh, khen thưởng đối với các nhà khoa học đạt được nhiều thành tích trong công tác như trên, từ nhiều năm nay, Viện Hàn lâm KHCNVN đã có sự quan tâm đặc biệt với công tác thi đua khen thưởng. Việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng được tổ chức triển khai đầy đủ đến tất cả các đơn vị trực thuộc theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Trên cơ sở những báo cáo, đề xuất từ đơn vị, Hội đồng Thi đua khen thưởng của Viện Hàn lâm KHCNVN đã đánh giá và có những ghi nhận và đề nghị tôn vinh đối với các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp, thành tích nổi bật.
Nếu những khen thưởng thường xuyên là đánh giá đối với hoạt động của cá nhân các nhà khoa học trong một năm hoặc một thời gian nhất định, thì khen thưởng đột xuất là sự đánh giá đối với thành tích nổi bật mà họ có được khi thực hiện một nhiệm vụ công tác đột xuất phát sinh. Dù dưới hình thức khen thưởng, tôn vinh thường xuyên hay đột xuất thì cũng luôn cần sự đánh giá ghi nhận đúng, chính xác và kịp thời.
Trong giai đoạn 2014-2018, Viện Hàn lâm KHCVN đã có hàng trăm cá nhân được nhận các huân huy chương, bằng khen của Thủ tướng, danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp Viện Hàn lâm, đặc biệt có 156 cá nhân được
71
Chủ tịch Viện tặng Bằng khen cho các thành tích đóng góp, trong đó có 53 bằng khen do đạt được các thành tích đột xuất trong công tác. Trong số khen thưởng nếu trên, nhóm đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao chiếm số lượng khá lớn từ 70%-80%. Đáng lưu ý năm 2016, Viện Hàn lâm KHCNVN có số lượng bằng khen tăng cao (61 bằng khen cho cá nhân) thì có tới 39 bằng khen đột xuất của Chủ tịch Viện tặng cho các cá nhân đã có thành tích cao trong sự kiện tìm ra nguyên nhân gây cá chết ở sự cố môi trường Fomusa Hà Tĩnh. Có thể nói các bằng khen đột xuất nói chung và bằng khen cho cá nhân có nhiều đóng góp trong sự việc tìm ra nguyên nhân cá chết có ý nghĩa động viên kịp thời đối với họ, có thể số tiền thưởng họ nhận được khi được tặng bằng khen không lớn nhưng động lực của sự tôn vinh, khen thưởng còn mạnh hơn rất nhiều tiền thưởng, những giá trị tinh thần của sự đánh giá, ghi nhận nhanh, đúng lúc, kịp thời có ý nghĩa rất lớn lao, tạo động lực để họ tiếp tục cống hiến, đóng góp nhiều hơn cho khoa học, cho xã hội.
Bên cạnh những khen thưởng dành cho cá nhân nêu trên thì giai đoạn 2014-2018 cũng có nhiều nhà khoa học trình độ cao của Viện Hàn lâm KHCNVN được vinh danh ở nhiều giải thưởng khác về KH&CN. Đó là 5 cá nhân được Giải thưởng Tạ Quang Bửu, 5 cá nhân đạt Giải thưởng Quả cầu vàng, 3 tác giả nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN, 1 tập thể các tác giả nữ đạt giải thưởng Kovalevskaia. Ngoài ra, Viện Hàn lâm KHCNVN đã xây dựng giải thưởng khoa học mang tên vị lãnh đạo Viện đầu tiên -Trần Đại Nghĩa, dành cho các nhà khoa học trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Với sự vinh danh từ các giải thưởng mà cá nhân đạt được nêu trên, thứ nhất nó thể hiện được các thành tích, đóng góp lớn của các nhà khoa học trong công tác chuyên môn, thứ hai nó thể hiện sự đánh giá ghi nhận đối với những cống hiến của họ và thứ ba nó là sự quảng bá, vinh danh để xã hội biết đến các nhà khoa học nhiều hơn, từ đó góp phần nâng cao vị thế của nhà khoa
72
học, đồng thời nó cũng là động lực, là trách nhiệm để nhà khoa học cống hiến nhiều hơn nữa.
Có thể nói Viện Hàn lâm KHCNVN đã làm khá tốt công tác tôn vinh, khen thưởng, sự quan tâm đối với công tác thi đua khen hưởng đó không chỉ là sự thực thi các quy định của Nhà nước mà nó còn thể hiện sự trọng thị, trọng đãi của người sử dụng nhân lực đối với nhân lực trong tổ chức mình.
Công việc tôn vinh, khen thưởng chủ yếu mang ý nghĩa về mặt tinh thần nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng lớn cao. Xét trong tất cả các khía cạnh của nội dung trọng dụng nhân lực KH&CN trình độ cao, việc thực hiện công tác tác tôn vinh, khen thưởng nó giúp cho công tác trọng dụng nhân lực được trọn vẹn, ý nghĩa.