Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC
1.2. Khái quát tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục
1.2.1. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục
1.2.1. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục
Để làm rõ thuật ngữ này cần luận giải xuất phát từ thuật ngữ “thực hiện pháp luật”. Thực hiện pháp luật là quá trình các tổ chức, cá nhân và các chủ thể pháp luật khác khi gặp phải tình huống thực tế mà quy phạm pháp luật đã dự liệu, trên cơ sở nhận thức của mình chuyển hóa một cách sáng tạo quy tắc xử sự chung mà Nhà nước đã quy định vào tình huống cụ thể đó thông qua hành vi thực tế hợp pháp của mình. Hay nói cách khác, những đòi hỏi cấm đoán hay cho phép của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân đã được biểu hiện thành các hành vi thực tế thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật. Dưới góc độ pháp lý thì, thực hiện pháp luật là hành vi pháp luật (hành động hoặc không hành động) hợp pháp, nghĩa là nó được tiến hành phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi trong phạm vi các quy định của pháp luật.
Nếu như thực hiện pháp luật do rất nhiều chủ thể khác nhau thực hiện bao gồm cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức trong xã hội nhưng đối với tổ chức thực hiện pháp luật xét dưới góc độ thuật ngữ “tổ chức” thì chủ thể là cơ quan nhà nước phù hợp và đầy đủ thẩm quyền hơn.
Thực tế đã cho thấy có những trường hợp không có sự can thiệp của Nhà nước thì nhiều quy định của pháp luật sẽ không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Tổ chức thực hiện pháp luật là việc Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy
định của pháp luật đưa ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Do đó tổ chức thực hiện pháp luậtlà hoạt động mang tính quyền lực của cơ quan Nhà nước. Biểu hiện rõ nét nhất là các chủ thể pháp luật khi thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của Nhà nước hay của cán bộ, công chức có thẩm quyền, đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được thực hiện triệt để, hiệu lực và hiệu quả khi tác động vào các quan hệ xã hội.
Trên phương diện lý luận về Nhà nước và pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Vì thế, tổ chức thực hiện pháp luật không thể phát huy được hiệu lực trong hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật khi thiếu sự bảo đảm của Nhà nước, các cơ chế cũng như cơ sở pháp lý của nó.
Từ những phân tích trên có thể xác định: tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục là hoạt động có mục đích của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục, làm cho các quy định pháp luật vận hành trong đời sống xã hội.
Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, tổ chức thực hiện pháp luật quản lý viên chức ngành giáo dục là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước. Điều này thể hiện ở chỗ: Hoạt động thực thi pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành tiến hành thông qua các hoạt động được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như tổ chức việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thanh tra, kiểm tra, xử lý kỉ luật. Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật mọi khía cạnh, mọi tình
của quy phạm pháp luật được xác định để ra các yêu cầu cụ thể. Như vậy pháp luật là cơ sở xuất phát điểm để các cơ quan Nhà nước có quyền lực thực hiện chức năng của mình. Trong phạm vi luận văn nghiên cứu tổ chức thực hiện pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước tiến hành. Ngoài ra với đặc thủ của hệ thống chính trị Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp công lập với quan niệm rộng cũng được hiểu là cơ quan nhà nước (xuất phát từ góc độ cơ sở vật chất, tài chính do Nhà nước đầu tư, nhân sự là viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục, trong đó các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan đều phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Pháp luật về viên chức quy định về cơ sở, hình thức, điều kiện, trình tự thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quy trình thực hiện pháp luật.
Thứ ba, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục đòi hỏi tính sáng tạo. Bởi vì đó là quá trình vận dụng cái chung (các quy phạm pháp luật để áp dụng vào các vụ việc, tình huống cụ thể.. Điều này đòi hỏi người có thẩm quyền thực thi pháp luật phải vận dụng cái chung phù hợp với cái riêng rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển nên không phải lúc nào pháp luật cũng dự liệu hết được mọi tình huống trong thực tế nảy sinh. Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định còn chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa rõ ràng thì yêu cầu chủ thể tổ chức thực hiện pháp luậtphải biết vận dụng một cách sáng tạo linh hoạt, không dập khuôn máy móc. Để đạt tới điều đó đòi hỏi người tổ chức thực hiện pháp luậtphải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú, có đạo đức trong sáng và có trình độ chuyên môn cao.