Các giải pháp về triển khai thực hiện quản lý viên chức

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục - Từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 80 - 88)

3.2. Giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

3.2.4. Các giải pháp về triển khai thực hiện quản lý viên chức

Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về quản lý viên chức có rất nhiều nội dung khác nhau. Cụ thể:

(1)Tham mưu xây dựng quy hoạch độ ngũ viên chức lãnh đạo, quản lý giáo dục chủ chốt ở các các cấp, các trường để tại nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất lượng; thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển viên chức đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường của từng viên chức; góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành. Thực hiện đúng quy định về sắp xếp, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ theo đúng vị trí việc làm và yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân viên trong nhà trường.

(2)Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng thông qua việc triển khai các

cũng như nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Sử dụng nguồn ngân sách của quận để bồi dưỡng cho 100% viên chức giáo dục để đảm bảo có đầy đủ các chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm như chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết tháng 2 năm 2019, trong tổng số 1.645 cán bộ quản lý và giáo viên của quận Bắc Từ Liêm, có 450 người chưa có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ (trong đó giáo viên mầm non là 79 người, giáo viên tiểu học là 214 người; giáo viên trung học cơ sở là 157 người) chiếm tỷ lệ 27,4%. Chứng chỉ tin học có 320 người chưa có (trong đó giáo viên mầm non là 66 người, giáo viên tiểu học là 133 người; giáo viên trung học cơ sở là 121 người) chiếm tỷ lệ 27,7%.

Ngoài ra cần thực hiện bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng theo chuyên đề về năng lực, nghiệp vụ quản lý, nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy. Đảm bảo các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, chuyên môn nghiệp vụ; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệm và năng lực theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng theo đúng kế hoạch, đảm bảo đúng thời gian, đối tượng theo quy định.

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng; coi trọng bồi dưỡng thông qua hoạt động tự nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, thực hành; tang cường hình thức bồi dưỡng thường xuyên qua mạng cùng với các hình thức đào tạo, bồi dưỡng truyền thống. Nội dung bồi dưỡng phải có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào những vẫn đề mới, những yêu cầu thực tiễn của ngành giáo dục hiện nay, những vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác quản lý đội ngũ viên chức của ngành.

Bên cạnh tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo thì Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các nhà trường thường xuyên kiểm tra, xác minh tính chính xác về số lượng, đối tượng đi học; giám sát việc thực hiện bồi dưỡng của các nhà trường theo quy định. Phòng Tài chính – Kế hoạch đảm bảo kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng. Các trường học chịu trách nhiệm trước UBND quận về việc cử cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham dự đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

(3) Thực hiện đánh giá, phân loại viên chức quản lý theo quy định; tiếp tục tăng cường mạnh mẽ hơn nữa kỷ cương, kỷ luật đối với viên chức giáo dục.

Tiếp tục đổi mơi công tác thi đua khen thưởng của ngành giáo dục trên địa bàn quận nhằm đảm bảo công khai, minh bạch với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng gắn với hiệu quả công việc được giao. Thực hiện tốt công tác thi đua và đánh gía kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thông qua xây dựng kế hoạch năm, tháng; đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của viên chức. Từ đó, kịp thời rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế, tiêu chí thi đua, quy trình đánh giá, cơ chế khen thưởng những tập thể cá nhân đạt thành tích; nghiêm khắc kỷ luật đối với những tập thể cá nhân vi phạm quy định.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng, bảo đảm tính kịp thời, chính xác, đúng quy trình và thủ tục của Luật Thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn hiện hành;

quan tâm khen thưởng thành tích chuyên đề, thành tích đột xuất; tổ chức tôn vinh kịp thời.

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, đơn vị trong việc phát hiện, bồi dưỡng các điển hình tiên tiến; trong đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến,

Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Ban hành, sửa đổi các quy chế, quy định về công tác thi đua khen thưởng phù hợp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi đua của Trung ương, thành phố và điều kiện thực tế của Quận Bắc Từ Liêm.

Triển khai đánh giá xếp loại viên chức , đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp, chuẩn hiệu trưởng mầm non, phổ thông theo các văn bản hướng dẫn của thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như UBND quận.

(4)Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thu hút các nguồn lực, tài lực, trí lực, vật lực, nhân lực từ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển chất lượng giáo dục. Tăng cường xã hội hoá giáo dục, nâng cao hiệu quả giáo dục, đa dạng hoá nguồn lực cho phát triển giáo dục; tạo động lực để viên chức, người lao động phát huy năng lực cống hiến .

(6)Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về quản lý viên chức tới đội ngũ giáo viên, quản lý trên địa bàn quận.

Cần kiện toàn Ban chỉ đạo tuyên truyền phổ biến pháp luật trong các nhà trường, đảm bảo đủ cơ cấu thành phần bao gồm: cấp uỷ Đảng, Ban Giám hiệu, đại diện Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, giáo viên chủ nhiệm lớp và đại diện cha mẹ học sinh. Ban chỉ đạo đảm bảo lịch sinh hoạt thường kỳ, tháng, quý học kỳ và kết thúc năm học; hằng năm tổng kết đánh giá kết quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và định ra phương hướng hoạt động cho thời gian tiếp theo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về quản lý viên chức tới đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Đồng thời nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp quản lý về vai trò của phổ biến giáo dục pháp luật; tăng cường trách nhiệm của giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật.

Đa dạng hoá các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật: phát huy có hiệu qủa vai trò của tủ sách pháp luật trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tăng cường tổ chức các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả như toạ đàm theo chuyên đề, tạo sân chơi tìm hiểu pháp luật, lồng ghép nội dung pháp luật và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thư viện; ưu tiên thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin, đại chúng, mạng lưới thông tin nội bộ của nhà trường; phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn thanh niên, Công đoàn trong việc phổ biến giáo dục pháp luật. Thường xuyên cập nhật kiến thức xã hội mới để tuyên truyền, phổ biến.

Bên cạnh đó, bổ sung đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật; khuyến khích cán bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sang kiến kinh nghiệm về thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Tăng cường sự phối hợp giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bắc Từ Liêm với Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, Phòng Tư pháp, Phòng Văn hoá thông tin, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng phổ biến giáo dục pháp luật.

Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết đánh giá những kết quả, những chuyển biến từ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật ở cơ sở.

7) UBND quận lên kế hoạch trình UBND thành phố Hà Nội tuyển dụng số biên chế được giao đúng quy định. Đối với số giáo viên và nhân viên hợp đồng trong biên chế chưa tuyển dụng so với biên chế được giao, phòng Nội vụ và phòng Giáo dục và đào tạo phối hợp có phương án điều chỉnh hợp lý,

năm, cần tiến hành rà soát, khảo sát tình hình học sinh trên địa bàn để dự báo số lượng học sinh tăng - giảm trong năm học tới, từ đó xây dựng kế hoạch sát đúng với thực tế.

(8) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý viên chức.

Trong thời đại cách mạng 4.0 hiện nay, việc cập nhật phần mềm điện tử trong quản lý hồ sơ viên chức giáo dục sẽ giúp các nhà quản lý có cái nhìn vĩ mô về thực trạng đội ngũ viên chức; kịp thời phát hiện những bất cập trong hoạt động tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức. Ví dụ thiếu giáo viên ở môn nào, trường nào; trình độ đào tạo ra sao… để kịp thời khắc phục. Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về đội ngũ viên chức giáo dục trên địa bàn quận cũng như dự phòng về xu hướng phát triển nguồn nhân lực một cách khoa học, đảm bảo tính khách quan. Hệ thống báo cáo cần có các tiêu chí, các chỉ số đánh giá chất lượng viên chức một cách khoa học, tin cậy là cơ sở cho hoạt động quản lý viên chức.

9) UBND quận triển khai kịp thời các chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý theo đúng quy định: các chế độ phụ cấp cho cán bộ quản lý, giáo viên tổng phục trách, giáo viên thể dục, nhân viên thư viện… phục cấp đứng lớp, nâng lương trước hạn; nghiên cứu, trình HĐND quận trích ngân sách của địa phương để hỗ trợ giải quyết chế độ, chính sách hợp lý cho đội ngũ cô nuôi trong các trường mầm non và nhân viên bảo vệ trong các trường học; đồng thời có phương án cho phép các trường được huy động nguồn kinh phí để chi trả cho 2 đối tượng nói trên. Ban hành văn bản hướng dẫn về chủ trương tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, ban hành văn bản quy định thống nhất, cụ thể các khoản đóng góp trong trường học, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục huy động nguồn lực của xã hội một cách hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dạy và học.

(10)Kiểm tra, thanh tra, đánh giá là một khâu trọng yếu trong quy trình quản lý viên chức. Không có kiểm tra, thanh tra, đánh giá khách quan và thực chất thì hiệu quả quản lý không cao. Công tác kiểm tra đánh giá khách quan với phương pháp đánh giá khoa học sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động của toàn hệ thống và hoàn thiện từng bước cơ chế quản lý đối với các viên chức.

Thanh tra, kiểm tra đối với quản lý viên chức phải bao quát tất cả các nội dung quản lý, từ xây dựng chương trình, kế hoạch đến cấp phát, chi tiêu tài chính; huy động và sử dụng các nguồn lực xã hội; tuyển chọn, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển, đề bạt cán bộ, giáo viên; đánh giá kết quả học tập; việc dạy thêm, học thêm; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp. Việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao của chính quyền địa phương, các trường , hạn chế được việc tùy tiện trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp hoặc lợi dụng các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp để vi phạm. phải tiến hành kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị xây dựng đề án vị trí việc làm bảo đảm quy trình, thời gian quy định. Thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi trong hỗ trợ kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng cán bộ... cho các trường học thuộc thẩm quyền quản lý. Đặc biệt, cần tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra bằng cấp của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành GD-ĐT của địa phương mình. Việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá các đơn vị quản lý giáo dục và các trường phổ thông phải công khai, thực chất, công bằng. Qua kiểm tra, thanh tra, UBND quận phát hiện, ngăn ngừa và có hình thức xử lý kịp thời những sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật về quản lý viên chức, lấy kết quả thanh tra, kiểm tra làm căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua các trường.

11) Thực hiện nghiêm túc, chính xác đảm bảo đúng nội dung yêu cầu, đúng thời hạn chế độ báo cáo công tác tổ chức cán bộ làm cơ sở cho các

Tiểu kết chương 3

Chương 3, luận văn đưa các yêu cầu, quan điểm và giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Thứ nhất, việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội xuất phát từ nền hành chính đang chuyển từ mô hình hành chính truyền thống sang mô hình quản lý công mới, Việc xây dựng và nâng cao chất lượng viên chức ngành giáo dục là điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu này. Mặt khác, thực trạng chất lượng viên chức ngành giáo dục hiện nay còn nhiều bất cập, xét trên các giác độ trình độ, đạo đức nghề nghiệp và thái độ ứng xử. Vì vậy việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục là một yêu cầu, một nhiệm vụ đặt ra với các chủ thể có thẩm quyền.

Thứ hai, luận văn đưa ra quan điểm tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục phải tuân thủ các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý viên chức; gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời trên cơ sở phát huy vai trò và nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức ngành giáo dục.

Thứ ba, trên cơ sở các yêu cầu và quan điểm, luận văn đưa ra 4 nhóm giải pháp chính tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội: giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật, giải pháp nâng cao nhận thức, giải pháp về tổ chức, nhân sự và giải pháp triển khai thực hiện quản lý viên chức.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục - Từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)