Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục - Từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 74 - 78)

3.2. Giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật

Để tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trước hết phải trên cơ sở một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn thiện. Với đặc trưng của Nhà nước đơn nhất, địa phương không có hệ thống chính sách, pháp luật riêng của mình. Vì vậy để tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, trước hết phải xây dựng và hoàn thiện các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý viên chức do Trung ương ban hành. Luật Viên chức 2010 đã triển khai thực hiện một thời gian dài, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn nhiều bất cập phải sửa đổi.

Vì vậy, cần sửa đổi hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quản

thiện hệ thống chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, vị trí việc làm của các tổ chức sự nghiệp; xây dựng và hoàn thiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp trong một số nghề; hoàn thiện cơ chế tiền lương, chế độ ưu đãi nghề nghiệp...

gắn với tiêu chuẩn nghiệp vụ và vị trí việc làm; thực hiện tốt việc đánh giá viên chức gắn với khen thưởng, trách nhiệm kỷ luật, cơ chế đãi ngộ; đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức.Cụ thể.

(i)Đổi mới phu o ng tuyển dụng vie n chức để thực sự gắn với tie u chuẩn chức danh, vị trí viẹ c làm và đo n vị sử dụng vie n chức.

Khoản 2 Điều 24 Luật Viên chức 2010 quy định: Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức. Hiện nay, các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc của viên chức được quy định tại Mục 2 Chương III Luật Viên chức,theo đó, đối với viên chức được tuyển dụng sẽ ký hợp đồng xác định thời hạn (từ 12 đến 36 tháng); sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn thì viên chức được ký hợp đồng không xác định thời hạn. Tuy nhiên, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đã xác định: Thực hiện chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn đối với những trường hợp tuyển dụng mới (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn).

Đây cũng là nội dung cần nghiên cứu, sửa đổi trong Luật Viên chức để bảo đảm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, tránh tâm lý “biên chế suốt đời” trong đội ngũ viên chức sự nghiệp. Thay đổi này sẽ khắc phục được tình trạng một bộ phận viên chức có tư tưởng phó mặc, chây ỳ vì cho rằng đã vào biên chế hoặc ký hợp đồng không xác định thời hạn thì đương nhiên không bị đuổi việc đồng thời tránh những tiêu cực trong tuyển dụng. Thực tế,

có người sẵn sàng chi tiền chạy vào biên chế để không phải lo lắng chuyện mất việc giữa chừng. Tiếp nữa là khắc phục tình trạng thiếu, thừa cục bộ nhân sự, nhiều nơi thừa lao động nhưng không thể cắt giảm. Tuy nhiên hạn chế của phương án này là gây tâm lý hoang mang, nhiều giáo viên tỏ ra băn khoăn vì quy định liên quan đến quyền lợi của họ. Bởi họ sẽ phải làm việc trong trạng thái có thể bị sa thải bất cứ khi nào. Tâm lý này không riêng những người đã vào biên chế, ngay cả những giáo viên chưa vào biên chế cũng có băn khoăn.Nguyên nhân dẫn đến băn khoăn này xuất phát từ việc đánh giá công chức, viên chức hiện nay vẫn còn tình trạng nể nang, cảm tính nên kết quả không chính xác.

(ii) Sửa đổi quy định về thẩm quyền tuyển dụng giáo viên. Mặc dù cả nước có hàng triệu giáo viên nhưng ngành giáo dục lại không có quyền trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực cho ngành. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, bất hợp lý trong cơ cấu mà nhiều năm nay ngành giáo dục vẫn đang loay hoay tháo gỡ. Để khắc phục những bất cập hiện nay, nhiều ý kiến đề xuất, việc tuyển dụng viên chức giáo viên nên giao cho cơ quan chuyên ngành là ngành giáo dục thực hiện.Theo đó, việc tuyển dụng giáo viên các cấp học thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NG-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Do thẩm quyền giao biên chế, tuyển dụng, quản lý viên chức ngành Giáo dục (giáo viên, nhân viên trong và ngoài biên chế) thuộc Ủy ban nhân dân quận và phòng Nội vụ nên việc phân công đầu mối phụ trách công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ giáo viên của các địa phương còn nhiều bất cập.

Cụ thể, Phòng Giáo dục và đào tạo không được giao nhiệm vụ chủ trì, đầu mối tham mưu giúp UBND quận tuyển dụng giáo viên nên không chủ

học dẫn đến tình trạng thừa/thiếu giáo viên giữa các cấp học. Do tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục nên trong thời gian qua, việc xử lý đối với số giáo viên dôi dư, đặc biệt là giáo viên trong diện hợp đồng chưa thỏa đáng đã gây ra nhiều bức xúc đối với đội ngũ giáo viên nói riêng, xã hội nói chung.

Thực tế cho thấy, không riêng quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội mà hầu hết ở các địa phương, cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục là Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo lại không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học. Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp lại chưa có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục đối với công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ dẫn đến những bất cập hiện nay. Trong khi đó, giáo viên là viên chức thực hiện cung cấp dịch vụ nên biên chế và tiêu chuẩn khác với công chức thông thường. Do đó, việc tuyển dụng giao cho ngành giáo dục tuyển dụng là phù hợp, cũng bởi biên chức giáo dục phụ thuộc vào vị trí việc làm, cơ cấu môn học và mức chuẩn giờ đứng lớp. Phòng Nội vụ chỉ nên tham mưu về tổng biên chế khi ngành Giáo dục lập kế hoạch hàng năm và tổng hợp lên để UBND quận quyết.

(iii)Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế đọ , chính sách trong tuyển dụng, quản lý, đánh giá, bổ nhiẹ m vie n chức bãi bỏ các thủ tục hành chính kho ng cần thiết trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiẹ m, thi tha ng hạng vie n chức.

(iv) Quy định rõ ho n về thời hạn, tie u chuẩn thi tha ng hạng chức danh nghề nghiẹ p, bảo đảm co cấu vie n chức hợp lý, bảo đảm quyền lợi của vie n chức, ngu ời lao đọ ng và tính đến đạ c thù của từng co quan, tổ chức, đo n vị.

Sửa đổi quy định cụ thể các nọ i dung lie n quan đến chứng chỉ, bằng cấp, ví dụ tie u chuẩn nghiẹ p vụ đối với chức danh nghề nghiẹ p vie n chức giáo dục

hiẹ n nay đòi hỏi phải có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ theo quy định mới của Bọ Tho ng tin và Truyền tho ng, Bọ Giáo dục và Đào tạo trong khi nhiều viên chức đã đu ợc đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định tru ớc đa y, nhu ng chu a có quy định chuyển đổi cụ thể giữa hai hẹ thống này. Quy định về điều kiẹ n, tie u chuẩn chức danh nghề nghiẹ p ngành giáo dục và đào tạo quá cao đề nghị quy định thống nhất nhu các lĩnh vực khác, giáo vie n có trình đọ trung cấp và cao đẳng xếp chung vào mọ t chức danh hạng IV, điều kiẹ n tha ng hạng từ hạng IV le n hạng III cần phù hợp ho n, vì tính chất co ng viẹ c khối mầm non và tiểu học gần nhu tu o ng đương.

Mặt khác, để giảm bớt tốn kém và áp lực có thể kho ng thực hiẹ n thi nâng ngạch mà xét tha ng hạng chức danh nghề nghiẹ p khi vie n chức đảm bảo điều kiẹ n, tie u chuẩn theo quy định.

UBND quận nghiên cứu, kiến nghị UBND thành phố , Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ sửa đổi văn bản liên quan đến định mức biên chế với cơ sở giáo dục công lập; bổ sung chính sách về tiền lương theo vị trí việc làm, trình độ đào tạo, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc; chế độ ưu đãi với giáo viên làm quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục - Từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)