1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình
XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hành những biện pháp xử lý hành chính do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC trong lĩnh vực này nhƣng không đến mức phải xử lý hình sự. Các hình thức xử lý vi phạm gồm có cảnh cáo, xử phạt, áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Việc XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình là một việc làm còn khá mới mẻ ở nước ta. Lĩnh vực này có một chút đặc biệt đó là liên quan tới đời sống hôn nhân riêng tƣ của các cặp vợ chồng và các vấn đề khác gắn liền với nó. Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp và không ít hành vi trong số đó đã xâm hại nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội về hôn nhân gia đình. Do mức độ và tần xuất ngày càng gia tăng theo chiều hướng tiêu cực nên việc Nhà nước ban hành các quy định xử lý VPHC trong lĩnh vực này là một việc làm rất quan trọng và cần thiết trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cũng như mọi hoạt động xử lý VPHC khác, hoạt động trong lĩnh vực này thể hiện quyền lực của Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền thi hành các quy định của pháp luật xử lý các chủ thể vi phạm.
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) được thể hiện dưới dạng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả (tùy theo điều luật) đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật. Cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền xác định lỗi của chủ thể vi phạm, mức độ thiệt hại của hành vi và từ đó áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả. Việc XPVPHC trên thực tế là hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, trường hợp có yếu tố nước ngoài thì có hình thức xử phạt khác như trục xuất, có thể đƣợc coi là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.
Hình thức cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC ở mức độ ít nghiêm trọng, lần đầu vi phạm hoặc có tình tiết giảm nhẹ.
Bên cạnh đó còn áp dụng được với đối tượng người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi VPHC. Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, các hành vi vi phạm của cá nhân đối với lần đầu và ở mức độ ít nghiêm trọng cũng đều đƣợc xem xét xử lý theo hình thức hòa giải và cảnh cáo tại xã, phường, thị trấn trước tiên. Đối với tổ chức tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả để xét xem nên cảnh cáo hay áp dụng biện pháp xử lý ngay lập tức. Ngoài ra việc áp dụng hình thức cảnh cáo mà chưa xử lý hành chính đối với người chưa thành niên thể hiện sự nhân văn, hợp lý và hợp tình trong luật pháp nước ta. Ở độ tuổi này khả năng nhận thức về mặt pháp luật và xã hội của chủ thể trên thực tế là còn hạn chế, bên cạnh đó đây lại thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình nên việc giáo dục các cá nhân là điều nhân văn và quan trọng hơn cả so với việc xử lý hành chính. Tránh gây phản ứng tiêu cực và nâng cao ý thức tự giác tuân thủ của các chủ thể đối với Nhà nước và pháp luật.
Hình thức phạt tiền là một biện pháp xử phạt hành chính phổ biến trong mọi lĩnh vực XLVPHC, tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà luật quy định mức phạt bên vi phạm phải gánh chịu tương xứng với hành vi của mình.
Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cũng có quy định các mức phạt cho các hành vi vi phạm. Hiện nay các mức phạt đối với tổ chức cũng đƣợc cho là tương xứng đối với từng loại hành vi từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, nặng hơn có thể thu hồi giấy phép hoạt động. Tuy nhiên thì bên cạnh đó các mức phạt đối với cá nhân thì lại chƣa thực sự thỏa đáng, ví dụ nhƣ hành vi
“ngoại tình” có mức phạt từ thấp nhất là một triệu đồng đến cao nhất là ba triệu đồng hay hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình mức phạt từ một đến hai triệu đồng. Trên thực tế mức phạt này chưa tương xứng với hành vi vi phạm, cần phải tăng mức phạt và có thêm các hình phạt bổ sung bằng các biện pháp xử lý hành chính khác.
1.2.2. Đặc điểm của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình
Thứ nhất, XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình là việc chủ thể có thẩm quyền áp dụng các quy định của pháp luật đối với đối tƣợng VPPL hành chính theo trình tự, thủ tục đƣợc pháp luật quy định. Cá nhân có thẩm quyền áp dụng các chế tài xử lý VPHC trong lĩnh vực này phải là những người có chức danh thuộc cơ quan hành chính nhà nước do pháp luật quy định. Thẩm quyền giải quyết đƣợc xác định tại nơi xảy ra vi phạm và do Chủ tịch UBND nơi xảy ra vi phạm trực tiếp xử lý và tiến hành xử phạt.
Thứ hai, đối tƣợng bị xử lý phải thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình. Bao gồm các cá nhân, tổ chức thực hiện lỗi cố ý hoặc vô ý VPPL trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Cá nhân bao gồm những thành viên trong gia đình không phân biệt cùng huyết thống hay không cùng huyết thống; tổ chức bao gồm các tổ chức tư nhân hành nghề, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Thứ ba, việc XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình có một trình tự, thủ tục giải quyết riêng đƣợc pháp luật hành chính quy định, gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật hợp thành và có nhiều văn bản dưới luật. Trình tự, thủ tục XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình phải đƣợc quy định trong pháp luật.
Thứ tƣ, cơ sở pháp lý của việc XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình là các văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc ban hành, đang có hiệu lực pháp luật quy định các hành vi VPHC. Các văn bản hiện hành hiện này có thể
kể đến nhƣ Nghị định 110/2013/NĐ-CP [21]; Nghị định 167/2013/NĐ-CP [18]; Nghị định 67/NĐ-CP năm 2015 [25].
Thứ năm, khác với các lĩnh vực XLVPHC khác, lĩnh vực hôn nhân gia đình là một lĩnh vực còn mới, việc xác định hành vi vi phạm còn gặp nhiều khó khăn do các yếu tố khách quan, pháp luật quy định hành vi vi phạm còn ít và chƣa cụ thể, một số lỗi theo luật định còn mơ hồ chƣa rõ ràng thậm chí nhiều vi phạm “ẩn” không đƣợc phát hiện, mức xử phạt còn thấp chƣa đủ nghiêm để ngăn ngừa và phòng chống vi phạm. Đặc biệt trong lĩnh vực này các cá nhân có thẩm quyền không thể thường xuyên trực tiếp giám sát để xử lý hành vi vi phạm mà chủ yếu là do những chủ thể bị xâm hại khai báo nên thực tế quản lý đạt hiệu quả không cao.
1.2.3. Vai trò của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình
VPHC nói chung là loại vi phạm phổ biến nhất trong đời sống xã hội, có khả năng xâm hại tới mọi lĩnh vực trong quan hệ xã hội. Mức độ nguy hiểm của loại vi phạm này đƣợc đánh giá là ít nguy hiểm hơn so với tội phạm tuy nhiên nó vẫn gây thiệt hại cho Nhà nước nói riêng và xã hội nói chung. Các hành vi vi phạm dù nhỏ nhƣng nếu không bị xử lý và ngăn chặn sẽ dần dần gây những hậu quả lớn hơn về sau, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng trong lĩnh vực hôn nhân gia đình những hành vi vi phạm sẽ không chỉ gây ra những hệ quả ngay lập tức ở hiện tại mà còn ảnh hưởng tới đời sống cá nhân của mỗi con người cũng như xã hội sau này. Từ những ý kiến nêu trên có thể thấy đƣợc vị trí quan trọng của XLVPHC trong đời sống xã hội ngày nay.
XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cũng có vai trò quan trọng như vậy. Do đó nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tạo dựng nên một hành lang pháp lý nhằm mục đích quản lý và điều chỉnh
mọi quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực này. Các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, các hành vi làm trái với quy định đối với lĩnh vực này đều sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thay mặt Nhà nước sử dụng quyền lực để thi hành các biện pháp xử lý. Các loại vi phạm xảy ra trong lĩnh vực này đã gây nhức nhối và bức xúc không nhỏ trong xã hội, trong khi đó hôn nhân gia đình lại là gốc rễ của mọi quốc gia, dân tộc.
Thực tế cho thấy những hành vi vi phạm trong lĩnh vực này rất khó phát hiện và bị xử lý, những người bị xâm hại về quyền và lợi ích thường có tâm lý che dấu không muốn tố giác vì cảm thấy xấu hổ hoặc bị đe dọa, .v.v. Bên cạnh đó hậu quả để lại của các hành vi vi phạm thì lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình, xã hội và các biện pháp khắc phục sau hậu quả hầu hết chỉ là phần nào chứ không thể giải quyết toàn bộ vấn đề. Do đó việc ban hành các quy định xử lý đã cho thấy sự quan tâm của nhà nước đối với quyền và lợi ích chính đáng của mọi công dân. Từ đó các công dân có ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định và hiểu rõ quyền, lợi ích của mình khi có hành vi vi phạm xảy ra.
Hành động tạo nên các cơ sở pháp lý rõ ràng trong lĩnh vực này đã thể hiện sự quan tâm đúng đắn của nhà nước ta, mang tính chất răn đe, ngăn ngừa, phòng chống các hành vi vi phạm. Từ đó giúp cho việc xử lý các hành vi dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện đƣợc hết khả năng của mình, tránh tình trạng xử lý không đúng thẩm quyền, vƣợt quá thẩm quyền hoặc các khả năng bị chồng chéo về thẩm quyền tạo nên kẽ hở cho các cá nhân vi phạm lợi dụng. Mặc dù quy định của pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm này còn khá mới và nhiều hạn chế nhƣng việc ban hành các quy định sẽ là tiền đề để tiếp tục phát triển hơn nữa, ngoài ra khi áp dụng vào thực tiễn xử lý sẽ biết đƣợc những mặt tốt và chƣa tốt của các quy định từ đó các nhà làm luật có thể rút kinh nghiệm và cải tiến tốt hơn.