Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34 - 63)

Có ba yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và trực tiếp đến việc XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, cụ thể bao gồm: pháp luật, tổ chức, hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm xử lý và xã hội.

1.4.1. Yếu tố pháp luật

Để xử lý có hiệu quả các VPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trước tiên cần phải có hệ thống cơ sở pháp lý đầy đủ, chi tiết, hướng dẫn cụ thể thi hành để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong công tác XLVPHC thuộc lĩnh vực này. Khi giải quyết các vụ việc liên quan lĩnh vực này thì các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định có hiệu lực thi hành để làm căn cứ ra quyết định xử lý, mức xử phạt, hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Vì vậy đây đƣợc coi là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến công tác xử lý vi phạm. Đóng vai trò phòng ngừa, đấu tranh chống VPHC, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này còn quá ít, nhiều lỗ hổng, thiếu sự chi tiết và hướng dẫn thi hành

không rõ ràng, chƣa kể bên cạnh đó còn nhiều quy định quá cứng nhắc khiến cho việc áp dụng xử lý không thể thực hiện đƣợc. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này thường là khó phát hiện, chủ thể vi phạm cố tình che giấu để tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. Thực tế khi áp dụng pháp luật để giải quyết rất khó để điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm dẫn đến các hệ quả là trên thực tế hành vi vi phạm phổ biến nhƣ: “vi phạm chế độ một vợ một chồng” dù bị phát hiện, thậm chí nhiều trường hợp bắt tại trận nhƣng khi các cơ quan có thẩm quyền xem xét thì kết luận luôn rơi vào tình trạng là thiếu chứng cứ, chƣa đầy đủ các điều kiện để XLVPHC; hành vi “bạo lực gia đình” quy định nếu đánh đập gây thương tích sẽ bị xử phạt nhưng lại không nói rõ mức độ gây thương tích đến đâu sẽ bị xử phạt, do đó mà cũng rất khó để chứng minh nếu như hành vi bạo lực không xảy ra thường xuyên và thương tích không lớn.

Đây là điều đang diễn ra trên thực tế, trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hiện nay chuyện hành vi vi phạm xảy ra thường xuyên và liên tục nhưng không thể giải quyết đƣợc. Việc XLVPHC còn không thể thực hiện đƣợc thì căn cứ để truy tố hình sự lại càng không thể, từ đó cũng không phát sinh hậu quả pháp lý để răn đe các đối tƣợng vi phạm. Đa phần việc không có căn cứ xử lý là do chứng cứ yếu, nhƣng việc pháp luật đang lơi lỏng và không thực sự quan tâm đến vấn đề này mới là điều quan trọng. Các lĩnh vực hành chính khác đều có khung pháp lý đầy đủ và cụ thể, việc xác định lỗi và chứng cứ chứng minh đều rõ ràng nên việc xử lý đều đƣợc thực hiện dễ dàng hơn.

1.4.2. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm xử lý Ngoài vấn đề về các quy định của pháp luật ra cũng có thể đề cập đến trình độ chuyên môn của các cán bộ, công chức có thẩm quyền trong việc xử lý các vi phạm này. Cần chú trọng trong công tác tập huấn hướng dẫn thi hành để việc áp dụng các quy định của pháp luật có hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng lúng túng khi xử lý, quá trình xử lý không đúng về thủ tục, quy

trình và quan trọng nhất là bỏ lọt hành vi vi phạm. Từ đó mới giải quyết việc không xử lý đƣợc và ngăn chặn hành vi vi phạm xảy ra. Đây là yếu tố rất quan trọng và là yếu tố tiên quyết trong việc XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.

1.4.3. Yếu tố xã hội

Việc xử lý vi phạm để giải quyết các VPHC có hiệu quả cần phải có sự tác động lớn từ xã hội nói chung và cá nhân nói riêng. Xã hội có sự ảnh hưởng lớn trong việc giải quyết các vi phạm trong lĩnh vực này vì xã hội chính là sự phản ánh trung thực nhất về mọi vấn đề trong cuộc sống, bên cạnh đó xã hội luôn phát triển và đi trước pháp luật. Vậy nên nếu như không có sự tương tác từ xã hội thì các cơ quan pháp luật và nhà làm luật cũng không đặt vấn đề và ban hành các quy định để xử lý các vi phạm. Khi các hành vi đƣợc xã hội nhận định là trái với chuẩn mực đạo đức có chiều hướng gia tăng, xã hội có thái độ phản ứng tiêu cực đối với các hành vi đó thì từ đó nhà nước cũng quan tâm hơn tới những vấn đề mà xã hội đang quan tâm.

Xét cho cùng việc XLVPHC là một việc làm nhằm mục đích quản lý hành chính nhà nước, đảm bảo trật tự trị an và an toàn xã hội. Nếu không xử lý đƣợc các vi phạm sẽ khiến cho xã hội bất ổn, trật tự bị đảo lộn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước. Vậy nên ngoài ý kiến nhận định của nhà nước thì sự phản ánh của xã hội cũng được coi trọng và có ảnh hưởng lớn tới các quyết định của nhà nước. Nếu như các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình không đƣợc xã hội đề cập, quan tâm và lên án thì chƣa chắc các quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực này sẽ đƣợc ban hành hoặc có nhƣng không đƣợc quan tâm xác đáng. Do đó đây đƣợc coi là yếu tố ảnh hưởng lớn trong công tác XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.

Chương 2

THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội

Theo thống kê của Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du lịch cho biết kết quả tổng hợp số liệu cho thấy từ ngày 01/7/2008 đến ngày 31/7/2018, Tòa án nhân dân (TAND) các cấp tại thành phố Hà Nội thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 1.422.067 vụ án ly hôn, giải quyết 1.384.660 vụ. Trong số 1.384.660 vụ Tòa án đã giải quyết thì có tới 1.060.767 vụ ly hôn với các nguyên nhân nhƣ: bạo lực gia đình, nghiện ma túy, rƣợu chè, cờ bạc, ngoại tình (chiếm 76,6% các vụ án ly hôn) [2]. Còn theo số liệu từ Viện nghiên cứu gia đình và giới cho thấy lý do dẫn đến ly hôn ở nước ta được thống kê như sau: mâu thuẫn về lối sống (chiếm 27,7%), ngoại tình (chiếm 25,9%), kinh tế (chiếm 13%), bạo lực gia đình (chiếm 6,7%), sức khỏe (2,2%) và xa nhau lâu ngày (chiếm 1,3%) [1].

Các loại vi phạm thuộc phạm vi XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình đang chiếm một tỉ lệ không hề nhỏ trong các lý do ly hôn tại Tòa án, với tình hình ngày càng gia tăng các vụ việc ly hôn nhƣ hiện nay thì việc các VPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trong thời gian tới sẽ có chiều hướng gia tăng về số lƣợng vụ việc và đối tƣợng vi phạm. Đó là chƣa xét đến các hành vi khác thuộc lĩnh vực này nhƣ: tảo hôn; giám hộ; nuôi con nuôi. Hiện nay tính riêng ở thành phố Hà Nội chƣa có số liệu thống kê chính thức nào cụ thể tổng hợp về tình trạng VPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, đây là việc cần làm để nhận biết tình hình thực tế các vi phạm này đang diễn ra nhƣ thế nào và gây ảnh hưởng xấu tới đâu cho nhà nước và xã hội. Từ đó có định hướng rõ ràng hơn trong việc phòng chống và ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Về đối tượng vi phạm, xã hội nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đang ngày càng phát triển về mọi mặt với tốc độ rất nhanh. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng đi lên nhƣng cũng kéo theo những hệ lụy như sự xuống cấp về đạo đức của con người. Cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn trước, điều kiện sống được nâng cao, xã hội càng hiện đại thì lại càng có nhiều điều chi phối cuộc sống dẫn đến việc con người dễ bị mất phương hướng và lạc lối. Từ đó mà các hành vi VPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình ngày càng gia tăng và công tác xử lý vi phạm ngày càng gặp nhiều khó khăn.

Về hành vi vi phạm, VPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình có thể thấy chủ yếu là các vi phạm về lỗi: bạo lực gia đình, vi phạm quy định về kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm quy định về ly hôn. Các lỗi về bạo lực gia đình, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, kết hôn và chung sống như vợ chồng vẫn sẽ có chiều hướng gia tăng và phức tạp trong thời gian tới vì việc xác định dấu hiệu vi phạm, phát hiện vi phạm vẫn là điểm yếu lớn nhất gây ra tình trạng không kịp thời phát hiện và xử lý đƣợc vi phạm. Ngoài ra hành vi vi phạm về ly hôn cũng phát sinh vì các mục đích nhƣ trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, tẩu tán tài sản, xuất ngoại, xuất khẩu lao động và để đƣợc sinh con thứ ba. Các hình thức vi phạm này sẽ gia tăng và khó phát hiện vì các cặp vợ chồng lợi dụng việc thuận tình ly hôn để che giấu mục đích thật sự của mình nhằm tránh sự điều tra, xác minh.

Về địa bàn vi phạm, chủ yếu tập trung ở các quận trong trung tâm thành phố Hà Nội vì xét trên cơ sở điều kiện kinh tế và các yếu tố phụ khác mà các nơi ngoại thành hoặc xa trung tâm không có được. Thực tế những người có điều kiện kinh tế, đời sống cao cũng nằm trong số thuộc tỉ lệ vi phạm trong lĩnh vực này nhiều hơn so với những người có điều kiện thấp, chủ yếu đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

2.2. Phân tích tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tình hình vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình từ trước đến nay không phải là ít mà thậm chí xảy ra rất nhiều trong đời sống xã hội. Thành phố Hà Nội là trung tâm, thủ đô của cả nước nên việc triển khai thực hiện các nghị định và các văn bản sửa đổi, bổ sung tiếp nối Nghị định 87/2001/NĐ-CP [14] trước đây rất được quan tâm. Sau khi ban hành Nghị định, UBND các cấp đều nhận thức đƣợc rõ vai trò quan trọng của công tác thi hành pháp luật về XLVPHC và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định. UBND các cấp đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt các quy định pháp luật mới về XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Thường xuyên quán triệt, triển khai các quy định của Nghị định tới cán bộ, công chức và người dân.

- Đối với nhóm các loại vi phạm về nuôi con nuôi và giám hộ:

Thành phố Hà Nội là thủ đô, bộ mặt của cả nước nên việc tuyên truyền, phổ biến phòng và chống các vấn nạn này luôn đƣợc đi đầu. Bên cạnh đó trình độ văn hóa và nhận thức của người dân thủ đô hầu hết là tốt, đều hiểu rõ những tác hại của các hành vi này nên đều nghiêm túc chấp hành quy định, chủ trương của đảng và nhà nước. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em nói chung và những người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự rất được chú trọng. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của nhà nước và xã hội cùng chung tay vì mục đích đẩy lùi các vấn nạn này. Hành vi vi phạm về giám hộ và nuôi con nuôi không thấy ghi nhận trường hợp nào, chứng tỏ rằng người dân đều có ý thức tốt về việc tuân thủ luật pháp trong vấn đề làm giám hộ cho cá nhân cần đƣợc giám hộ và xin nhận nuôi con nuôi, không chỉ vậy mà còn thể hiện được rằng tư cách đạo đức của những người nhận trách nhiệm về những vấn đề này là rất tốt, đáng đƣợc ghi nhận và đề cao. Qua đó thấy rằng có rất nhiều người sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, có ý thức chung tay góp phần xây dựng và phát triển xã hội.

- Đối với nhóm các loại vi phạm về xâm hại chế độ hôn nhân gia đình:

Vì điều kiện thông tin, truyền thông, phổ biến và giáo dục pháp luật tại thành phố Hà Nội nhìn chung là tốt nên không xảy ra các trường hợp về tảo hôn. Hiện nay cũng chƣa ghi nhận hành vi vi phạm nào về tổ chức thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình. Tuy nhiên thì hành vi vi phạm quy định về xâm hại sức khỏe thành viên gia đình, kết hôn và vi phạm chế độ một vợ một chồng đang là vấn đề gây tranh cãi không ít trong xã hội.

Tình hình chung là các hành vi về “bạo lực gia đình”, “ngoại tình” vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong xã hội nhƣng không đƣợc giải quyết và xử lý triệt để. Vấn đề chủ yếu được đưa ra là do người bị hại không dám tố cáo, mức xử phạt đối với các hành vi này là quá nhẹ, quy định của pháp luật về việc xác định dấu hiệu vi phạm còn lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng dẫn đến việc bỏ lọt hành vi vi phạm, thậm chí có những hành vi công khai vi phạm nhƣng không thể giải quyết đƣợc.

Trước đây khi còn áp dụng Nghị định 87/2001/NĐ-CP [14] thì mức xử phạt và các biện pháp xử lý khác đã đƣợc cho là không theo kịp với sự phát triển của xã hội những năm gần đây nhƣng sau khi các nghị định mới đƣợc ban hành cũng không giải quyết đƣợc những vấn đề tồn đọng cũ, bên cạnh đó cũng không có bước đột phá nào cải tiến trong việc quản lý trật tự xã hội và xử lý vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay.

Hậu quả của việc này là tình hình ly hôn ngày càng gia tăng. Trên thực tế mỗi năm các TAND cấp quận tại thành phố Hà Nội phải giải quyết sấp sỉ trên dưới 1.000 vụ, việc ly hôn, các vụ kiện ly hôn ở Tòa án nhiều trường hợp người dân trình bày lý do là vì vợ, chồng mình có mối quan hệ bên ngoài, bị bạo hành (đa phần là người chồng), có một số ít trường hợp mới là bạo hành về tinh thần không phân biệt nam hay nữ và đến thời điểm ly hôn vẫn chƣa chấm dứt. Tuy nhiên khi đƣợc hỏi xuất trình tài liệu, chứng cứ về hành vi của người vợ, chồng mình thì hiếm có trường hợp nào thu thập được chứng cứ.

Có những trường hợp người dân đã trình báo ở UBND phường sở tại và tố giác tội phạm ở cơ quan Công an nhƣng đều không giải quyết đƣợc vì cùng một lý do chung đó là không đủ điều kiện để xử phạt hay khởi tố, tính chất và mức độ không đáng kể nên không cấu thành tội phạm.

Nhƣ vậy thì trên thực tế, không xử phạt đƣợc hành chính thì lấy căn cứ nào để truy tố hình sự, do vậy cũng không có yếu tố răn đe ở hậu quả pháp lý.

Cũng vì thực trạng nhƣ vậy mà hiện nay không thể thống kê đƣợc chính xác số liệu về tình trạng vi phạm hiện nay. Do vậy mà không thể xác định đƣợc mức độ nghiêm trọng của vấn đề này đang gây ra cho xã hội là nhƣ thế nào.

Rất nhiều trường hợp vợ hoặc chồng biết nhưng im lặng và buộc phải chấp nhận cho qua hoặc lo sợ không dám khai báo với chính quyền vì bị đe dọa, đánh đập.

Có thể chỉ ra đƣợc vụ việc thực tế mới đƣợc phát hiện gần đây vào tháng 8 năm 2019 là hành vi đánh vợ của một võ sƣ tại nhà riêng trên địa bàn phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội. Đối tượng hành hung là người chồng tên Nguyễn Xuân Vinh, sinh năm 1987 đã có những hành vi bạo lực về thể chất như dùng tay chân đấm đá vào mặt và người vợ đang bế con nhỏ của mình trước sự chứng kiến của một đứa con lớn hơn. Nguyên nhân được xác định là do mâu thuẫn trong sinh hoạt, trong trường hợp này do đã có camera lắp trong nhà nên hành vi vi phạm đƣợc ghi hình lại. Nếu nhƣ sự việc không được lưu lại làm chứng cứ thì rất có thể vi phạm đã bị bỏ qua.

Hành vi nêu trên vi phạm vào Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP [18], tuy nhiên trong văn bản lại k quy định rõ hành vi đánh đập gây thương tích cụ thể nhƣ thế nào thì bị xử phạt. Bởi trên thực tế những hành vi này có thể xuất phát nhỏ lẻ và không thường xuyên, thương tích gây ra không lớn và không nhìn thấy được bằng mắt thường thì câu hỏi đặt ra là căn cứ vào đâu để xác định mức độ và tiến hành xử phạt.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)