Phương hướng bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 63 - 91)

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Phương hướng bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình phải đảm bảo nguyên tắc pháp quyền, mọi cá nhân và tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật:

Một nguyên tắc quan trọng và đƣợc khẳng định nhiều lần trong các loại văn bản pháp luật không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới nói chung đó là nguyên tắc mọi người bất kể dân tộc nào, giới tính hay tôn giáo, tín ngưỡng gì, địa vị xã hội ra sao đều được đối xử công bằng trước pháp luật. Đã VPPL thì phải chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi của mình tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng nhƣ vậy, pháp luật với vai trò là một công cụ nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức phải xử lý mọi hành vi vi phạm bất kể dù là thuộc dân tộc nào, Việt Nam là một quốc gia với nhiều dân tộc khác nhau nhƣng đã sống trong lãnh thổ nước ta thì dù phong tục, tập tục có như thế nào cũng phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam. Hiện nay địa giới hành chính thành phố Hà Nội đã mở rộng hơn với nhiều khu vực xa xôi, ít dân cƣ tập trung sinh sống cộng với việc trình độ hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế nên cần phải chú trọng đảm bảo việc áp dụng pháp luật thật tốt để ngăn chặn, giảm tải và tiến tới xóa bỏ các vi phạm nhất là về tảo hôn.

Nhà nước ta chủ trương hướng tới mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, tuy nhiên hiện nay pháp luật chỉ giới hạn về giới tính là nam và nữ chứ

chưa thực sự công nhận sự tồn tại của giới tính thứ ba hay còn gọi là người đồng tính về mặt pháp luật. Trên thực tế hiện nay số lượng người thuộc giới tính thứ ba tại nước ta không phải là ít và có cả các cặp đôi sống chung như vợ chồng nhƣng không đƣợc công nhận, mà XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình lại là một lĩnh vực liên quan đến các vấn đề về kết hôn, ly hôn .v.v. do vậy để đảm bảo đƣợc nguyên tắc này cần phải sửa đổi, bổ sung thêm quy định về giới tính.

Tôn giáo và tín ngưỡng ở nước ta hiện nay cũng đã phát triển hơn trước rất nhiều, ngoài Đạo giáo và Phật giáo truyền thống như trước đây thì đã du nhập thêm nhiều đạo khác với số lượng người theo đạo rất đông, mỗi đạo lại có một phong tục, luật lệ khác nhau mà người theo đạo tuân theo. Do đó để quản lý tốt bằng pháp luật cần phải có đường lối, chính sách cụ thể để phổ biến và tuyên truyền, giáo dục người dân luôn có ý thức tôn trọng pháp luật, để họ hiểu được rằng dù có thuộc đạo nào thì trên hết mọi người đều phải tuân thủ và bình đẳng trước pháp luật.

Từ trước đến nay địa vị xã hội vẫn là một yếu tố để con người ta khẳng định vị thế của mình trong xã hội, đây là một điều rất bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên việc sử dụng điều này để mong muốn tạo sự khác biệt của mình với những người khác trước pháp luật thì lại là một điều sai trái và nó vẫn thường xuyên xảy ra. Trên thực tế có rất nhiều người VPPL ở nhiều tình huống, lĩnh vực khác nhau vẫn cố gắng sử dụng địa vị của mình để nhằm được thoát khỏi việc chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đây là việc làm đi ngƣợc lại với tinh thần của nguyên tắc này. Do đó những nhà làm luật cần phải ban hành những điều luật thật chặt chẽ, đảm bảo tính thƣợng tôn pháp luật. Bên cạnh đó các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình dù là bất kỳ ai, hành vi vi phạm nhƣ thế nào cũng đều phải bị xử lý nghiêm, không có ngoại lệ. Có nhƣ vậy mới làm giảm bớt đƣợc hành

vi vi phạm và hướng tới trong tương lai không còn trường hợp nào vi phạm hoặc bị xử lý.

- Đẩy mạnh xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hướng tới xây dựng và bảo vệ gia đình Việt Nam; tiến tới phát triển bền vững một xã hội hạnh phúc, văn minh, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền về đời tư cá nhân:

XLVPHC là hoạt động không thể thiếu trong việc bảo đảm trật tự, trị an của xã hội, Nhà nước thay mặt xã hội sử dụng quyền lực chính trị thực hiện việc này nhằm xây dựng, duy trì và phát triển xã hội theo hoạch định chiến lược của Nhà nước. Những tác hại và hậu quả của các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là rất lớn, đây là nguyên nhân chính của việc rất nhiều gia đình ly tán, chia ly trong đau khổ hay nói ngắn gọn là khiến cho mục đích hôn nhân không đạt đƣợc, kéo theo đó là nhiều hệ lụy về sau cho các đôi vợ chồng và con cái của họ, nhìn xa hơn thì nó góp phần làm chậm tiến độ phát triển của xã hội nói chung. Do đó để xử lý triệt để đƣợc vấn nạn này cần phải có sự can thiệp mạnh mẽ hơn từ phía Nhà nước. Nhà nước phải đi đầu trong việc thúc đẩy phong trào toàn dân chung sức phòng chống và ngăn chặn các hành vi vi phạm này. Bên cạnh việc cơ quan có thẩm quyền tích cực xử lý vi phạm thì phải khích lệ, vận động người dân để dễ dàng phát hiện và kịp thời xử lý hành vi vi phạm. Hạn chế của lĩnh vực này là khó giám sát vì liên quan đến đời tƣ cá nhân vì vậy cần phải tranh thủ sự hưởng ứng từ phía người dân, động viên tinh thần của những người rơi vào hoàn cảnh đó để họ chủ động tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Từ đó mới có thể góp phần thúc đẩy hiệu quả của công tác XLVPHC trong lĩnh vực này và hoàn thành đƣợc mục tiêu bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình, tiến tới một xã hội văn minh và phát triển toàn diện.

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình phải phù hợp với điều kiện kinh tế, truyền thống văn hóa và xã hội Việt Nam:

Các nhà làm luật trên thực tế khi soạn thảo văn bản pháp luật đều phải cân nhắc yếu tố môi trường sống của nơi luật sẽ được áp dụng để sao cho khi ban hành sẽ phù hợp với các điều kiện ở nơi đó. Ở nước ta cũng vậy, khi xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cần phải xét đến các điều kiện nêu trên. Chẳng hạn ở thành phố Hà Nội:

Việc xử lý phải xem xét mức thu nhập trung bình đầu người, khi vào trường hợp cụ thể còn phải cân nhắc về hoàn cảnh sống của từng người vi phạm. Mặc dù thủ đô Hà Nội có mức sống cao nhƣng không phải là đồng đều, sự chênh lệch về thu nhập là khá lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau do vậy khi xử lý nên xem xét để có mức phạt phù hợp với từng trường hợp. Đa phần người dân sinh sống ở trong địa bàn thủ đô đều là người dân tộc Kinh với các đặc trưng văn hóa đồng nhất nên cách thức xử lý không có điều gì khác biệt. Tuy nhiên vẫn có những vùng ở ngoại ô với nhiều dân tộc khác nhau sinh sống kèm theo đó là nhiều truyền thống văn hóa khác nhau. Ta gọi đây là các xã hội thu nhỏ của một tập thể lớn hơn do vậy khi áp dụng xử lý vi phạm mà có các trường hợp nhƣ vậy thì cần phải có các cách thức khéo léo để giải quyết hợp lý, hợp tình và không làm trái quy định của pháp luật.

Việt Nam là một quốc gia với 54 dân tộc, nhiều vùng miền và văn hóa khác nhau kèm theo đó là điều kiện kinh tế không đồng đều do vậy khi áp dụng XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần phải có sự thích ứng và linh hoạt để đạt hiệu quả cao, hoàn thành đƣợc mục tiêu đẩy lùi và xóa bỏ hành vi vi phạm.

3.2. Giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

Vai trò của pháp luật đã nhiều lần đƣợc khẳng định rất rõ ràng từ xƣa đến nay, đây là công cụ thiết yếu của nhà nước để quản lý và điều chỉnh xã hội. Pháp luật không nghiêm xã hội tất loạn, vì vậy mà cần phải gấp rút hoàn thiện những lỗ hổng và thiếu xót trong các văn bản pháp luật để đạt hiệu quả cao nhất khi áp dụng. Đối với lĩnh vực XLVPHC về hôn nhân gia đình cũng vậy, để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của gia đình và xã hội hiện đại thì việc hoàn thiện pháp luật là việc cần khẩn trương thực hiện.

Lĩnh vực này đang rất cần đƣợc xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật riêng rẽ thống nhất điều chỉnh và có văn bản hướng dẫn thi hành rõ ràng.

Lý do là vì các quy định XLVPHC trong lĩnh vực này hiện chỉ đang chiếm một phần rất nhỏ trong văn bản pháp luật và quy định rất sơ sài khiến cho các chủ thể có thẩm quyền gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng.

Như đã trình bày ở chương 2 về những bất cập, hạn chế và thiếu sót trong các quy định của XLVPHC trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện đang không đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của xã hội, không gây đƣợc nhiều sự tác động vào các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực này. Cần phải có một giải pháp, sự cải tổ toàn diện gắn với thực tiễn về quy định hành vi vi phạm, thẩm quyền, quy trình thủ tục, đối tƣợng bị xử lý và hình thức xử phạt.

- Các quy định của pháp luật:

Để nâng cao hiệu quả giải quyết VPHC trên địa bàn thành phố Hà Nội cần sửa đổi, bổ sung trong Nghị định nhƣ:

Tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP [18] cần phải xác định rõ thương tật đến mức độ nào thì phải xử phạt để khi có hành vi xảy ra người

bị hại làm giám định thương tật. Từ đó mà việc xử lý vi phạm cũng được tiến hành dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Ngoài ra cần tăng mức phạt lên vì mức phạt hiện tại đang quá thấp.

Tại điểm b, c, khoản 1, Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP [21] cần xác định lại về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Dấu hiệu xác định hành vi vi phạm theo quy định hiện hành là “chung sống”

như vợ chồng giữa những người đã có gia đình hoặc người chưa có gia đình nhưng vẫn chung sống với người mà mình biết rõ là đã lập gia đình;

quy định này đã đƣợc chứng minh trên thực tiễn là không thể áp dụng đƣợc do dấu hiệu “chung sống” đƣợc quy định quá phức tạp và khó chứng minh.

Hành vi này cần phải đƣợc định nghĩa lại sao cho phù hợp với thực tiễn, xã hội hiện nay gọi những hành vi này là “ngoại tình”. Trước hết cần hiểu ngoại tình là hành vi của một người đã kết hôn có quan hệ tình cảm, tình dục với một hoặc nhiều người khác không phải là vợ, chồng mình. Như vậy khi sửa đổi để sao cho phù hợp với ngôn ngữ trong luật pháp có thể không dùng từ “ngoại tình” mà ta sẽ dùng từ “có quan hệ tình cảm, tình dục”. Đối với hành vi quy định tại điểm c của người chưa kết hôn cũng có thể dùng cách sửa đổi tương tự.

Việc sửa đổi, bổ sung này sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc xác định mức độ, dấu hiệu vi phạm so với quy định trước đây là “chung sống”.

Việc xác định có quan hệ tình cảm, tình dục cũng dễ chứng minh bằng nhiều cách, phương tiện hơn so với việc đi chứng minh rằng hai con người chung sống như vợ chồng với nhau và chỉ cần chứng minh có một trong hai mối quan hệ nêu trên là đủ điều kiện để xử phạt. Từ đó cũng phát huy hiệu lực, hiệu quả hơn trong việc áp dụng và thi hành pháp luật về XLVPHC.

- Thẩm quyền, quy trình thủ tục:

Hiện nay theo các quy định về phân cấp thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực hôn nhân gia đình có thể nói là khá rõ ràng. Tuy nhiên có hai vấn đề cần đƣợc giải quyết:

Thứ nhất đối với thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã, phường có thể phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 3.000.000 đồng nếu chiếu theo các hành vi trong mức độ này thì đang có sự bất hợp lí. Lý do có thể lấy ví dụ là hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng, đối với hành vi vi phạm có tính chất mức độ nghiêm trọng nhƣ vậy mà lại trao thẩm quyền xử lý cho UBND cấp xã, phường quá ít thì thật sự là không phù hợp với thực tiễn. Như vậy cần xác định lại vì thẩm quyền của UBND xã, phường hiện nay đang bị bó hẹp trong phạm vi rất nhỏ. Cần phải tăng thêm quyền xử lý cho cấp xã, phường theo phương cách là tăng quyền hạn như ngoài hình thức cảnh cáo và phạt tiền ra phải có thêm áp dụng hình phạt bổ sung. Nó sẽ phù hợp hơn với thực tiễn vì không chỉ vừa tăng hiệu quả xử lý vi phạm tại cấp xã, phường mà còn bổ trợ cho việc XLVPHC đạt hiệu quả tốt hơn ngoài hình thức cảnh cáo và phạt tiền.

Thứ hai, hiện nay việc quy định thẩm quyền giải quyết vi phạm theo lãnh thổ chƣa đƣợc rõ ràng và cụ thể. Thực tế cho thấy, việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có thể phát hiện và XPVPHC đƣợc nếu người vi phạm cùng thường trú tại một địa phương (chính quyền địa phương nắm rõ các mối quan hệ nhân thân của họ), nhưng đối với trường hợp một trong hai bên nam hoặc bên nữ ở địa phương khác nhau hoặc trường hợp hành vi vi phạm xảy ra ở nơi không phải địa chỉ thường trú của bên nào thì khó xác định họ có vi phạm hay không. Mặt khác, một số địa phương khi phát hiện hành vi này lại không XPHC mà lại chuyển về nơi người vi phạm thường trú để xử phạt. Cần phải xác định lại rằng nguyên tắc xử phạt là hành vi xảy ra ở đâu thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt tại địa phương đó có trách nhiệm xử lý.

Có thể nói do các yếu tố nhƣ dấu hiệu vi phạm và thẩm quyền không đƣợc rõ ràng, không có nguồn dữ liệu cơ sở để nắm bắt thông tin cụ thể về lý lịch của công dân nên tình trạng này mới xảy ra. Do đó khi sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thì cần chú trọng cả vấn đề thẩm quyền để việc XLVPHC đƣợc thuận tiện, tránh quy định chung chung dẫn tới hiểu sai về thẩm quyền.

Quy trình thủ tục khi XLVPHC trong lĩnh vực này hiện nay cũng không đƣợc quy định rõ ràng. Cần phải có sự bổ sung đầy đủ, minh bạch trong văn bản quy phạm pháp luật để cán bộ và người dân dễ tiếp cận và dễ hiểu hơn.

Bên cạnh đó, hoạt động điều tra, xác minh cũng là một phần quan trọng của quy trình thủ tục xử lý nhƣng với tình hình thực tế hiện nay thì việc này gặp rất nhiều khó khăn, tiêu tốn về mặt thời gian và công sức nhƣng kết quả không khả quan. Nên có sự kết hợp giữa việc công khai, tinh gọn về quy trình thủ tục đi cùng với áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý con người như đã đề cập tại mục 3.1 để việc giải quyết được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

- Đối tượng bị xử lý:

Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung và các hành vi vi phạm cụ thể nhƣ quy định về kết hôn, quy định về chế độ hôn nhân một vợ một chồng nói riêng chƣa từng đề cập đến một vấn đề cũng đƣợc nói là nhạy cảm trong xã hội đó là người đồng tính. Theo như luật quy định thì chỉ xác định giới tính là nam hoặc nữ thực hiện các hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo luật định. Vậy nếu có trường hợp vi phạm với người đồng giới tính thì sẽ xử lý thế nào?

Trên thực tế đã có những trường hợp sau khi kết hôn xong có những người thay đổi về tâm sinh lý và không còn tình cảm với vợ, chồng của mình nữa mà lại có xu hướng thích những người đồng giới khác. Kết quả là người vi phạm vẫn sẽ ngoại tình và hệ quả tất yếu vẫn sẽ là ly hôn, gây hậu quả to

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 63 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)