Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sữa Vinamilk

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Vinamilk của doanh nghiệp tư nhân Gia Ngân (Trang 46 - 49)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Vinamilk của DNTN Gia Ngân giai đoạn 2011-2013

2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm sữa Vinamilk của DNTN Gia Ngân

2.2.2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sữa Vinamilk

Bảng 2.7 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từ năm 2011-2013 ĐVT: Thùng

Năm

Chỉ tiêu So sánh

Kế hoạch Thực hiện Thực hiện/Kế hoạch

Sản lượng % Sản lượng % +/- %

2011 158.468 100 166.321 100 7.853 4,95

Nhóm A 1.733 1,09 1.796 1,08 63

3,64 Nhóm B 12.112 7,64 12.703 7,64 591 4,89 Nhóm C 105.531 66,59 108.451 65,21 2.920 2,77 Nhóm D 36.524 23,05 40.708 24,48 4.184 11,45

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Nhóm khác 2.568 1,62 2.663 1,6 95 3,69 2012 201.541 100 208.051 100 6.510 3,23

Nhóm A 2.142 1,06 2.213 1,06 71 3,31

Nhóm B 15.535 7,71 15.868 7,63 333 2,14 Nhóm C 132.569 65,78 135.704 65,23 3.135 2,36 Nhóm D 48.121 23,88 50.934 24,48 2.813 5,85 Nhóm khác 3.174 1,57 3.332 1,6 158 4,98 2013 238824 100 236.762 100 -2062 -0,87

Nhóm A 3.212 1,34 3130 1,32 -82 -2,56

Nhóm B 19.346 8,10 18.439 7,79 -907 -4,69 Nhóm C 146.544 61,36 148.183 62,59 1639 1,11 Nhóm D 64.778 27,12 62.338 26,33 -2440 -3,77 Nhóm khác 4.944 2,07 4.672 1,97 -272 -5,51

(Nguồn:Phòngkinhdoanh,DNTNGia Ngân) Ghi chú:

- Nhóm A: sữa bột - Nhóm B: sữa đặc - Nhóm C: sữa tươi - Nhóm D: sữa chua

- Nhóm khác: bao gồm kem và nước ép

Mỗi năm, doanh nghiệp đều tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch này do phòng bán hàng của doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập và trình cho giám đốc phê duyệt. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập căn cứ vào kết quả tiêu thụ của năm báo cáo và các đơn đặt hàng đã ký kết với khách hàng.

Qua bảng số liệu ta thấy:

Nhìn chung, năm 2011 và 2012 doanh nghiệp vượt kế hoạch tiêu thụ, trong đó năm 2011 vượt kế hoạch 7.853 thùng tương ứng 4,95%, năm 2012 vượt kế hoạch 6.510 thùng tương ứng 3,23%, năm 2013 mặc dù doanh nghiệp đã không đạt được kế hoạch đề ra 2.062 thùng tương ứng 0,87% nhưng là năm có sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong cả 3 năm. Tuy nhiên nếu so sánh lượng tiêu thụ giữa các năm ta có thể thấy, năm 2012 sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp cao hơn so với năm 2011

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

41.730 thùng tương ứng tăng 25,09%, mặc dù năm 2013 có sản lượng cao nhất nhưng so với năm 2012 chỉ tăng 28.711 thùng tương ứng tăng gần 13,8%, qua đó cho thấy tốc độ tiêu thụ của doanh nghiệp đang có xu hướng chậm lại, do thị trường đang tiến tới mức bão hòa nhưng doanh nghiệp không thể mở rộng thị trường do sức ép từ phía nhà cung cấp, đồng thời thị trường sữa ngày càng cạnh tranh khốc liệt do sự xâm nhập của các sản phẩm sữa ngoại nhập ngày càng nhiều, và đây cũng là lí do làm cho năm 2013 không đạt mức sản lượng kế hoạch đề ra.

Để thấy rõ hơn về tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, chúng ta đi vào phân tích việc thực hiện kế hoạch theo từng nhóm sản phẩm:

Về nhóm sản phẩm của DNTN Gia Ngân thì nhóm C (sữa tươi) là nhóm chủ đạo của doanh nghiệp trong cả 3 năm luôn chiếm trên 62% tỷ trọng tổng sản lượng.

Cả 3 năm 2011, 2012, 2013 doanh nghiệp đều lập kế hoạch rất cao cho nhóm sản phẩm sữa tươi 105.531 thùng, 132.569 thùng, 146.544 thùng nhưng doanh nghiệp vẫn đạt được kế hoạch đề ra với kết quả rất tốt kể cả năm khó khăn như năm 2013.

Năm 2011 vượt kế hoạch 2,77%, năm 2012 vượt 2,36%, năm 2013 vượt 1,11%.

Điều này cho thấy mức độ tiêu thụ sản phẩm này rất lớn và có tiềm năng.

Nhóm D (sữa chua) có mức tiêu thụ lớn thứ hai trong tỷ trọng tổng sản lượng chiếm trên 24%, trong 2 năm 2011 và 2012 nhóm này vượt kế hoạch đề ra cao nhất trong tất cả các nhóm, 11,45% năm 2011 và 5,85% năm 2012, tuy nhiên năm 2013 là năm khó khăn trong việc tiêu thụ, nhóm này cũng không ngoại lệ, thấp hơn kế hoạch 3,77%. Tuy nhiên, đây là nhóm sản phẩm mà doanh nghiệp đầu tư nhiều và kì vọng là sản phẩm chủ lực thứ hai của doanh nghiệp trong tương lai.

Các nhóm còn lại cũng có tình hình tương tự như nhóm D, chỉ vượt kế hoạch trong 2 năm 2011và 2012. Việc này chứng tỏ các loại sản phẩm này không biến động gì nhiều trước tình hình hiện nay, điều đó làm cho doanh nghiệp kì vọng lớn vào các nhóm sản phẩm mà không dự đoán trước được những biến động của thị trường dẫn đến năm 2013 các nhóm sản phẩm đều không hoàn thành kế hoạch đề ra, ngoại trừ sữa tươi (nhóm C).

Qua việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch ta có thể thấy nhu cầu thị trường sữa Vinamilk trong 3 năm 2011, 2012, 2013 đều tăng cao. Số lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm có những biến động khác nhau theo từng năm, các loại sản

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

phẩm chủ chốt của doanh nghiệp thì tăng mạnh trong khi các sản phẩm còn lại chỉ tăng nhẹ, điều này có thể giải thích là doanh nghiệp quá chú trọng vào các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp mình mà ít quan tâm vào các sản phẩm còn lại. Việc vượt kế hoạch có thể nói là do doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có sự đóng góp rất lớn của toàn bộ các phòng ban doanh nghiệp. Tuy nhiên việc lập kế hoạch cũng như dự báo thị trường của doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tốt vì con số tiên đoán không đúng với tình hình biến động của thị trường, điều này có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch chính xác làm mọi chỉ tiêu của doanh nghiệp được cân đối một cách đồng đều, giúp cho doanh nghiệp không bị hụt hẫng, bỡ ngỡ trước sự chênh lệch quá lớn giữa kế hoạch và thực hiện, đồng thời nó là cơ sở cho việc đáp ứng nhu cầu của nhà cung ứng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Vinamilk của doanh nghiệp tư nhân Gia Ngân (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)