Đặc điểm huyện Quế Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 23 - 37)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

2.1. Đặc điểm huyện Quế Sơn

2.1.1. Vị trí địa lý, không gian, qui hoạch phân vùng

Quế Sơn nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam cách thành phố Tam Kỳ 30km, cách Đà Nẵng 40km về phía Tây Nam, cách Hội An 20km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên 251,17 km2, dân số trung bình năm 2014 là 83.134 người, bao gồm 13 xã và 01 thị trấn được chia thành 2 vùng:

+ Vùng đồng bằng: 04 xã: Hương An, Quế Phú, Quế Xuân 1, Quế Xuân 2.

+ Vùng trung du: gồm thị trấn Đông Phú và 08 xã: Quế Cường, Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Châu, Quế Hiệp, Quế Minh, Quế An, Quế Long.

+ Vùng miền núi: xã Quế Phong.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Quế Sơn

Quế Sơn nằm trên Hành lang phát triển Trung Quảng Nam và là điểm kết nối Cụm Trung Tây (bao gồm 3 huyện Hiệp Đức - Nông Sơn - Phước

Sơn) với Cụm động lực số 2 (Duy Xuyên - Thăng Bình - Quế Sơn). Với tiềm năng và lợi thế từ vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu và lực lượng lao động, Quế Sơn hiện nay vừa là khu vực phát triển công nghiệp quan trọng.

Đồng thời đóng vai trò là một trong những huyện hậu cần công nghiệp của tỉnh Quảng Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp trên địa bàn huyện, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ và nhân dân trong huyện, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, đầu tư của Trung ương, của Tỉnh, trong những năm qua, huyện Quế Sơn đã phát huy cao truyền thống anh hùng cách mạng, ý chí tự lực tự cường, đoàn kết thống nhất, cần cù sáng tạo, đã không ngừng nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, vượt qua bao khó khăn, thách thức, đưa sự nghiệp xây dựng, đổi mới huyện nhà đạt những thành tựu quan trọng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chưa cao nhưng khá vững chắc, cơ cấu kinh tế khá hợp lý. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đạt mức tăng trưởng khá cao, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Mạng lưới cụm công nghiệp hoạt động khá hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đầu tư, hoạt động ổn định và hiệu quả đã góp phần đưa huyện Quế Sơn nhanh chóng trở thành một trong những địa phương có tiềm năng phát triển công nghiệp của Tỉnh.

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đạt kết quả bước đầu khả quan. Từng bước phá thế thuần nông, độc canh, đưa nông nghiệp tiến dần lên sản xuất hàng hoá, hình thành được các vùng tập trung chuyên canh cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp, sản xuất lương thực, thực phẩm, vấn đề đầu ra sản phẩm ngày càng được cải thiện.

Hình 2.3: Cơ cấu kinh tế năm 2017

Hệ thống đô thị, trung tâm xã và các điểm thương mại, dịch vụ nông thôn đồng đều trên khắp địa bàn huyện, có vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thuận lợi để trở thành hạt nhân phát triển cho khu vực... Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, bưu chính-viễn thông và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục, y tế, VHTT - TDTT, truyền thanh, truyền hình từng bước được đầu tư đã góp phần làm thay đổi diện mạo và tạo thêm nhiều động lực phát triển mới cho Quế Sơn.

Quế Sơn, trong từng bước phát triển đã chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo. Đời sống nông dân và diện mạo nông thôn đã và đang có những

NL - TS CN - XD TM - DV

thay đổi căn bản. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn, phát huy tốt vai trò và hiệu quả hoạt động.

Những thành tựu đạt được đã đưa Quế Sơn trở thành một huyện trung du phát triển tương đối năng động, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của Tỉnh. Những thành tựu này không chỉ thể hiện sự đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng, sự đầu tư có hiệu quả của Trung ương, của Tỉnh, mà còn khẳng định năng lực nội sinh rất lớn của huyện Quế Sơn.

Tuy nhiên, so với xu thế chung, tình hình phát triển KT-XH của huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: Quy mô nền kinh tế nhỏ, nguồn tài chính còn yếu, khả năng thu hút đầu tư phát triển kinh tế chưa mạnh, tiềm lực trong dân còn nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, chưa có điều kiện tích lũy để tái sản xuất mở rộng; các nguồn đầu tư còn hạn chế nên chưa khai thác, phát huy mạnh các tiềm năng, lợi thế của huyện; kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn nhỏ lẻ; các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hoá-xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu.

So với việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất có điểm giống nhau là được áp dụng những chính sách thu hút đầu tư, áp dụng những ưu đãi để thu hút đầu tư, các thủ tục thuế khóa được giảm nhẹ.

Tuy nhiên, trên một địa bàn huyện mang tính chất một địa phương, nhưng có nội dung hoạt động kinh tế rộng, đa dạng, các lĩnh vực cần thu hút đầu tư hơn: CN-TTCN, du lịch, thương mại – dịch vụ, nông lâm – thủy sản, khu dân cư đô thị,….

- Phát triển sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh và ngoài tỉnh.

- Quảng bá các danh lam thắng cảnh của địa phương thu hút khách du lịch.

- Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế, dịch vụ để thúc đẩy phát triển KTXH địa phương nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực miền Trung với các vùng khác trên cả nước.

Dựa vào sự khác biệt về địa hình và hệ sinh thái tự nhiên, Quế Sơn có thể chia thành 3 tiểu vùng phát triển:

- Tiểu vùng 1 (xã Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương An và Quế Cường);

- Tiểu vùng 2 (xã Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Châu và thị trấn Đông Phú);

- Tiểu vùng 3 (xã Quế Hiệp, Quế Long, Quế Phong, Quế An và Quế Minh).

Hình 2.4: Bản đồ quy hoạch phân vùng phát triển

* Tiểu vùng 1:

- Phạm vi: các xã Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Hương An và Quế Cường.

+ Diện tích tự nhiên: 64,4 km2 , chiếm 25,64% diện tích toàn huyện.

+ Dân số: 33.139 người, chiếm 39,89%, mật độ 515 người/km2.

+ Là tiểu vùng nằm trong “Cụm động lực số 2” theo Quy hoạch Vùng Đông tỉnh Quảng Nam bao gồm Duy Xuyên - Quế Sơn - Thăng Bình với định hướng phát triển chủ yếu là công nghiệp - dịch vụ du lịch biển và nằm trên Hành lang phát triển Trung Quảng Nam có ưu thế lớn trong việc thu hút các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản, khoáng sản; là vùng phát triển theo chuỗi dọc tuyến quốc lộ 1A và kết nối liên vùng và phụ cận; có lợi thế tạo động lực và đô thị hóa tiểu vùng trên cơ sở khu công nghiệp

Đông Quế Sơn, khu thương mại dịch vụ Hương An và sức loan tỏa từ đô thị Hà Lam và Nam Phước.

+ Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi có trục giao thông đối ngoại quan trọng Quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đi ngang qua, kết nối thành phố Đà Nẵng và Khu kinh tế mở Chu Lai. Ngoài ra, còn có đường ĐT 611 và các trục đường ĐX, ĐH phân bố đều trong khu vực. Cơ sở vật chất như điện, đường, trường, trạm, công trình thủy lợi, thông tin liên lạc đã được đầu tư tương đối. Hiện nay, đời sống nhân dân vùng này khá ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng theo từng năm.

+ Khu công nghiệp Đông Quế Sơn và Cụm công nghiệp Quế Cường đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản giai đoạn 1, thu hút được nhiều nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp.

+ Mạng lưới thương mại - dịch vụ của vùng này phát triển mạnh với nhiều loại hình kinh doanh đa dạng, phong phú. Đặc biệt, hệ thống chợ được phân bố tương đối đồng đều về quy mô, bán kính phục vụ và hoạt động kinh doanh hiệu quả như Hương An, Mộc Bài và chợ đầu mối Bà Rén.

+ Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của khu vực này tương đối tốt để phát triển vùng nông nghiệp chuyên canh lúa giống, lúa chất lượng cao và vùng chuyên cây rau sạch phục vụ cho tiểu vùng và các khu vực lân cận

- Cơ cấu kinh tế: “Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ”.

- Định hướng phát triển:

+ Tập trung phát triển hạ tầng khung tạo kết nối nội vùng với các tiểu vùng còn lại và khu vực các huyện phụ cận (Thăng Bình, Duy Xuyên); phát triển vùng chuyên canh hàng hóa cây thực phẩm đáp ứng yêu cầu cung cấp

nguồn hàng tiêu dùng cho thị trường vùng phụ cận và các đô thị (Hội An, Điện Bàn, Tam Kỳ)

+ Xây dựng hoàn chỉnh khu trung tâm hành chính xã Hương An theo quy hoạch và tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị loại V. Hoàn chỉnh thủ tục trình cấp có thẩm quyền thành lập thị trấn Hương An.

+ Tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, kêu gọi đầu tư các dự án có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tạo ra giá trị gia tăng cao như: chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ gia dụng, phân bón, thủy tinh, điện tử, cơ khí, dệt may, hàng xuất khẩu;... Khu vực này đóng vai trò hạt nhân, động lực phát triển cho vùng Đông huyện Quế Sơn và góp phần rất quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp.

+ Đầu tư xây dựng xã Quế Phú, Quế Xuân1, Quế Xuân 2 trở thành khu vực phát triển mạnh về nông nghiệp, dịch vụ trên cơ sở các cánh đồng sản xuất lúa giống chất lượng cao, các vùng sản xuất rau an toàn chuyên canh, chợ đầu mối nông sản Bà Rén, chợ Mộc Bài và các khu vực phát triển khác trên địa bàn.

+ Đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường khu vực nông thôn theo các tiêu chí nông thôn mới.

+ Phát triển Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, các khu trung tâm xã Hương An, Mộc Bài, Quế Xuân 1 và các khu dân cư phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường như hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, các khoảng cách ly cây xanh, phòng cháy chữa cháy…

* Tiểu vùng 2:

- Phạm vi: các xã Phú Thọ, Quế Thuận, Quế Châu và thị trấn Đông Phú.

+ Diện tích tự nhiên: 70,13 km2 , chiếm 27,92% diện tích toàn huyện

+ Dân số: 27.287 người, chiếm 32,85%, mật độ 389 người/km2

+ Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng khu vực này ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Có khu trung tâm hành chính huyện đã được đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối tốt với sự hình thành các khu dân cư, thương mại, dịch vụ và các cụm công nghiệp Đông Phú 1, 2. Đây là khu vực đóng vai trò là hạt nhân phát triển của vùng.

+ Hệ thống giao thông nội vùng tương đối ít, có trục ĐT 611 đi ngang qua và kết nối các khu vực lại với nhau.

Cơ sở vật chất như điện, đường, trường, trạm, công trình thủy lợi, thông tin liên lạc đã được đầu tư tương đối. Hiện nay, đời sống nhân dân vùng này khá ổn định.

- Cơ cấu kinh tế: “Thương mại - Dịch vụ - TTCN”.

- Định hướng phát triển:

+ Phát huy lợi thế trục ĐT 611, tập trung đầu tư hạ tầng giao thông kết nối nội vùng (các trục ngang và dọc) và khu vực phụ cận (Thăng Bình, Việt An) để tăng cường giao lưu hàng hóa, sản xuất nông lâm nghiệp; Quy hoạch phát triển cây nguyên liệu rừng trồng, gắn với chế biến và một số cụm công nghiệp, làng nghề; giảm nghèo khu vực khó khăn; tập trung phát triển khu vực Đông Phú làm động lực phát triển của tiểu vùng và khu vực lân cận.

+ Khu vực thị trấn Đông Phú: Tiếp tục tập trung đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch được duyệt.

Xây dựng hoàn thiện, đồng bộ Cụm công nghiệp Đông Phú 1, hệ thống giao thông, cấp điện, cấp thoát nước... để thu hút các nhà đầu tư nhằm phát triển kinh tế địa phương đồng thời phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường bằng cách sử dụng tài nguyên hợp lý, tăng cường các mảng

xanh, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị và có biện pháp xử lý, tái sử dụng các chất thải sinh hoạt và sản xuất bằng các công nghệ thích hợp.

+ Khu vực xã Quế Thuận, Quế Thọ tập trung phát triển cây lâm nghiệp và dịch vụ sản xuất nông nghiệp trên cơ sở các vùng nguyên liệu như keo lai, sắn,… phục vụ cho các nhà máy chế biến trên địa bàn huyện.

+ Tập trung phát triển công nghệ chế biến nông lâm sản và dệt may.

+ Quy hoạch và đầu tư xây dựng thị tứ Chợ Đàng hoàn chỉnh, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ.

+ Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện mạng lưới giao thông, điện, cấp thoát nước,… của vùng.

+ Phát triển, bảo tồn các làng nghề truyền thống như Làng rèn (Quế Châu), Làng phở sắn (thị trấn Đông Phú),… Tăng cường công tác quảng bá, nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với thị trường.

+ Nâng cao chất lượng các dịch vụ viễn thông, khách sạn, nhà hàng, vận tải, giáo dục, đào tạo, y tế, dịch vụ công,... để đảm nhận vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… của huyện.

+ Đầu tư xây dựng hoàn thiện mạng lưới giao thông nội vùng, đảm bảo tính kết nối thông suốt, thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất của người dân.

* Tiểu vùng 3:

- Phạm vi: các xã Quế Hiệp, Quế Long, Quế Phong, Quế An và Quế Minh.

+ Diện tích tự nhiên: 116,64km2 , chiếm 46,44 % diện tích toàn huyện.

+ Dân số: 22.651 người, chiếm 27,27%, mật độ 194 người/km2

+ Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của khu vực này tương đối tốt để phát triển lâm nghiệp, trang trại chăn nuôi. Đây là khu vực phát triển vùng nguyên liệu chính của huyện như keo lai, sắn, cao su … phục vụ cho các nhà máy chế biến trên địa bàn huyện và tỉnh Quảng Nam

+ Khu vực này có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp phục vụ du lịch như Suối Tiên, Đèo Le, hồ nước nóng Bàn Thạch (Quế Phong)…

+ Hệ thống giao thông nội vùng gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi cao… Cơ sở vật chất như điện, đường, trường, trạm, công trình thủy lợi, thông tin liên lạc đã được đầu tư tương đối. Hiện nay, đời sống nhân dân vùng chưa ổn định, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.

- Cơ cấu kinh tế: “Nông - Lâm nghiệp - Du lịch”.

- Định hướng phát triển:

+ Quy hoạch các khu sản xuất gắn với đầu tư phát triển chế biến để nâng cao hiệu quả kinh tế nông lâm nghiệp, giảm nghèo và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động (nông lâm, du lịch). Tập trung phát triển giao thông kết nối nội vùng như ĐH 8,9,10,11,22.QS tạo sự kết nối với tiểu vùng 2, hỗ trợ nguồn nguyên liệu cho các cụm công nghiệp Đông Phú 1, 2 và các khu vực lân cận.

+ Hình thành và phát triển mạnh các vùng cây nguyên liệu, khu chăn nuôi tập trung, các trang trại, gia trại để tạo nên giá trị sản phẩm hàng hóa nông lâm sản lớn, cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến của huyện.

+ Tăng cường cải tạo đồng ruộng, áp dụng công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng.

+ Xúc tiến đầu tư xây dựng đồng bộ và quảng bá rộng rãi các khu du lịch sinh thái Suối Tiên, Đèo Le, hồ nước nóng Bàn Thạch,… gắn với các di tích lịch sử như Hòn Tàu, Hòn Chiêng, Cụm văn hóa - lịch sử trung tâm Đông Phú bao gồm Tượng đài Chiến thắng Cấm Dơi, Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ,... Nâng cao chất lượng các dịch vụ viễn thông, khách sạn, nhà hàng,... nhằm thu hút khách du lịch nghỉ qua đêm.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 23 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)