CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
2.2. Tình hình thực hiện chính sách thu hút đầu tư vào huyện Quế Sơn 2016 – 2018
2.2.1. Nguồn vốn ngân sách
UBND huyện Quế Sơn đã đầu tư xây dựng một số kết cấu hạ tầng kỹ
thuật tại cụm công nghiệp như: thực hiện hạng mục Phá đá, san nền các lô A0 - A3 - A4 - A5, địa điểm xây dựng: xã Quế Cường, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, với tổng mức đầu tư 5,5 tỷ đồng; đường chính vào Cụm công nghiệp Quế Cường với tổng mức đầu tư 14,5 tỷ đồng; lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các Cụm Công nghiệp trên địa bàn huyện. Đối với Khu Công nghiệp Đông Quế Sơn, ngân sách đã chi 25 tỷ đồng để xây dựng nhà máy nước thải.
Ngoài ra hằng năm, huyện Quế Sơn thu hút đầu tư hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách nhà nước vào các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện để ban đầu phát triển hệ thống hạ tầng tạo tiền đề khởi đầu cho sự phát triển sâu rộng.
Ngoài nguồn thu từ ngân sách nhà nước đầu tư tập trung, các nguồn thu khác được cho phép như: nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản, nguồn thu từ quỹ đất, thu phí, lệ phí cũng đang được tập trung khai thác nhưng chưa hiệu quả.
Vì vậy, nguồn thu ngày không đáng kể nên chỉ sử dụng dể hỗ trợ ngân sách tại địa phương trong việc xây dựng các công trình hạ tầng nhỏ.
2.2.2. Về đầu tư phát triển sản xuất
Sau khi Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 24/3/2016 của Huyện ủy Quế Sơn về tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi để thu hút đầu tư vào huyện giai đoạn 2016 – 2020 toàn huyện Quế Sơn đã tập trung nguồn lực thực hiện công tác thu hút đầu tư, thành lập các cụm Công nghiệp, các khu du lịch, khu dân cư,…
Đến tháng 6/2018, trên địa bàn huyện đã hình thành 01 khu công nghiệp với hiện tích và 03 cụm công nghiệp. Cụ thể:
Khu Công nghiệp Đông Quế Sơn:
- UBND tỉnh Quảng Nam vừa qua đã ban hành Quyết định số
247/QĐ-UBND Phê duyệt quy hoạch phân khu và ban hành Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch phân khu (1/2000) Khu công nghiệp Đông Quế Sơn tại huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Theo đó, tổng diện tích quy hoạch Khu công nghiệp Đông Quế Sơn từ 211ha lên 454,19ha (211 ha thuộc huyện Quế Sơn) [23].
- Khu Công nghiệp Đông Quế Sơn do tỉnh quản lý. Nhà đầu tư thứ cấp – Công ty CP An Thịnh đã đầu tư 199,6 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các tuyến đường chính, san nền, nhà máy nước thải,… của Khu Công nghiệp Đông Quế Sơn. Tính đến nay đã có 10 dự án đang được đầu tư và hoạt động với tổng mức đầu tư hơn 2,5 nghìn tỷ: Cty TNHH TM SNK Thanh Thạnh, Công ty TNHH Golden Hatchet Internation Furniture, Công ty CP Đông Sơn, Công ty TNHH Cường Phát, Doanh nghiệp tư nhân Cường Tuấn, Công ty TNHH SX&TM Đại Phú, Nhà hàng Một Yến, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Germton, Công ty TNHH Sản xuất Germton, Công ty Đại Phú Thọ.
Cụm Công nghiệp Quế Cường:
- Cụm công nghiệp Quế Cường được thành lập vào tháng 09 năm 2014 và được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận tại Quyết định số 2760/QĐ- UBND ngày 11/9/2014.
- UBND huyện Quế Sơn đã lập và phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết (1/2000) Cụm Công nghiệp Quế Cường tại Quyết định số 444/QĐ-UBND ngày 18/4/2007. Để phù hợp với điều kiện tự nhiên và phát triển KTXH, UBND huyện Quế Sơn đã lập hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch chi tiết 1/500 với tổng diện tích 492,730.2m2. Với các ngành nghề: chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm, thức uống; công nghiệp may mặc, da giày; công nghiệp cơ khí, hóa chất; sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng và công nghiệp sạch khác [22].
- Các loại hình sản xuất của Công ty đang hoạt động tại Cụm công
nghiệp Quế Cường hầu hết không có nước thải độc hại ra môi trường. Tuy nhiên mỗi công ty có hệ thống xử lý nước thải riêng, trước khi đưa ra môi trường đảm bảo Tiêu chuẩn theo quy định.
Cụm công nghiệp Đông Phú 1:
- Cụm công nghiệp Đông Phú 1 được thành lập vào tháng 09 năm 2014 và được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận tại Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 11/9/2014.
- UBND huyện Quế Sơn đã lập đồ án Quy hoạch chi tiết (1/500) Cụm Công nghiệp Đông Phú 1 và được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 18/01/2017 với tổng diện tích 466.807,29 m2. Với các ngành nghề: các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp may mặc, da giày; công nghiệp cơ khí, hóa chất;
sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ mỹ nghệ và công nghiệp sạch khác [20].
Cụm công nghiệp Hương An:
- Cụm công nghiệp Hương An được thành lập vào tháng 10 năm 2015 và được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận tại Quyết định số 3836/QĐ- UBND ngày 16/10/2015.
- UBND huyện Quế Sơn đã lập đồ án Quy hoạch chi tiết (1/500) Cụm Công nghiệp Hương An và được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 3253/QĐ-UBND ngày 14/9/2016, với tổng diện tích 261.426,6 m2. Với các ngành nghề: ngành công nghiệp may mặc; chế biến nông, lâm sản; cơ khí; vật liệu xây dựng và công nghiệp phụ trợ khác [22].
Công tác thu hút đầu tư vào huyện Quế Sơn đã có những thay đổi tích cực trong thời gian qua. Tuy nhiên, huyện Quế Sơn cần tích cực kêu gọi các dự án có quy mô lớn, các dịch vụ phụ trợ. Trước mắt, làm tốt công tác bồi thường – giải phóng mặt bằng, tái định cư, cải cách thủ tục hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư hạ tầng KTXH - QPAN và đặc biệt là thu
hút nguồn vốn để đầu tư.
Với những cố gắng, nỗ lực trong 02 năm huyện Quế Sơn đã gặt hái được những thành quả nhất định về thu hút vốn đầu tư phát triển. Trong hai năm 2016 và 2017, bằng nhiều hình thức kêu gọi đầu tư trên tất cả các lĩnh vực, đã có 51 nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào địa bàn huyện, trong đó đã có 36 doanh nghiệp thực hiện đầu tư, cụ thể:
+ Số doanh nghiệp đăng ký vào khu, Cụm Công nghiệp là 11 doanh nghiệp (Cụm Công nghiệp Quế Cường 07 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 174,13 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 790 lao động, nhu cầu sử dụng đất 16,41 ha; Cụm Công nghiệp Đông Phú 01 nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký 207 tỷ đồng, giải quyết việc làm 200 lao động, nhu cầu sử dụng đất 5,76 ha, Cụm Công nghiệp Hương An 03 nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.220 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 2.170 lao động, nhu cầu sử dụng đất 16,1 ha). Đến nay, có 11 doanh nghiệp đã hoạt động, cũng như hoàn thành các thủ tục đầu tư, đất đai còn lại.
+ Số doanh nghiệp công nghiệp đăng ký ngoài khu, cụm công nghiệp:
03 doanh nghiệp, đến nay chưa hoàn thành thủ tục hồ sơ và các doanh nghiệp này chưa thực hiện ký quỹ đầu tư.
+ 02 doanh nghiệp đăng ký đầu tư trên lĩnh vực trồng trọt: với nhu cầu sử dụng đất 13 ha, tổng vốn đăng ký 110 tỷ đồng. Đến nay, có 01 doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư.
+ 17 Nhà đầu tư đăng ký đầu tư lĩnh vực chăn nuôi với tổng vốn đăng ký 79,95 tỷ đồng, nhu cầu đăng ký sử dụng đất 50,24 ha. Đến nay, có 15 doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư.
+ 01 Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trên lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp hiện nay đang khảo sát lập dự án đầu tư.
+ 04 Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ với tổng vốn đăng ký đầu tư 69 tỷ đồng. Đến nay, có 03 doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư.
+ 11 nhà đầu tư đăng ký đầu tư trên lĩnh vực phát triển nhà ở, đầu tư hạ tầng kỹ thuật với tổng vốn đầu tư 588,6 tỷ đồng, trong đó có 05 nhà đầu tư đã được UBND tỉnh thống nhất giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư và đang triển khai thực hiện dự án.
Hơn 02 năm qua huyện Quế Sơn đã nỗ lực xây dựng cơ chế chính sách, triển khai thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng thiết yếu, vừa thu hút vốn đầu tư để phát triển, nên những kết quả nêu trên là những kết quả to lớn của huyện Quế Sơn.
Kết quả ấy góp phần tạo ra diện mạo mới cho huyện Quế Sơn, bước đầu giải quyết được công ăn việc làm cho nhân dân, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện tiền đề và kinh nghiệm cho sự phát triển trong các giai đoạn sau.
Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển của huyện Quế Sơn thì những kết quả ấy còn nhỏ bé, chưa khẳng định được sức mạnh và lợi thế của huyện.
Do vậy, phân tích làm rõ các vấn đề tồn tại trong xây dựng và phát triển KTXH huyện Quế Sơn, nhất là trong thực hiện chính sách thu hút đầu tư, xác định rõ các nguyên nhân, tìm ra các lợi thế và hướng đi mới phù hợp với xu thế hội nhập là việc làm hết sức cần thiết vừa mang ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có tính chất chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của toàn huyện.