Quan hệ giữa QoS và QoE

Một phần của tài liệu Chất lượng trải nghiệm qoe dịch vụ MyTV ở hội an (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 2 QoS VÀ QoE TRONG IPTV

2.2.2 Quan hệ giữa QoS và QoE

QoE có liên quan nhưng lại khác QoS ở chỗ nó nỗ lực đánh giá khách quan dịch vụ của NCC. Phần lớn quá trình kiểm tra QoS không ảnh hưởng đến NSD mà nó được thể hiện trong cam kết hợp đồng. Nhà cung cấp có thể hài lòng vì đã đáp ứng được các thông số QoS như trong hợp đồng (đáp ứng QoS), nhưng NSD có thể không hài lòng khi sử dụng dịch vụ (gây ra QoE thấp).

QoS có thể coi là ngôn ngữ kỹ thuật chung của chất lượng các ứng dụng và hạ tầng mạng sử dụng. Tuy nhiên điều này không truyền tải những thông tin thiết thực cho NSD đầu cuối. Điều mà NSD quan tâm là cảm nhận theo một cách diễn giải thông thường khi sử dụng dịch vụ, như chất lượng hình ảnh của đoạn phim có tốt không, hình ảnh và tiếng nói của trong phim có khớp nhau không ...v.v.

60 Hình 2.6: QoS và QoE

Khi độ tin tưởng vào dịch vụ của NSD bị giảm, NCC dịch vụ cần quyết định một hoặc nhiều tham số QoS nào của hệ thống cần được nâng cấp để cải thiện mức độ QoE. Vì vậy việc quản lý QoE phải được thực hiện cùng với các điều kiện của mạng, tức là QoS. Thường thì QoE được thể hiện qua các tham số QoS.

Như vậy, cũng có thể nhìn nhận QoE được tổng hợp từ các tham số thuần túy mang tính kỹ thuật QoS và các yếu tố khác không mang tính kỹ thuật như các đặc tính của hệ thống thị giác và thính giác con người, sự đơn giản khi đăng ký sử dụng dịch vụ, giá cả dịch vụ, nội dung dịch vụ, tính sẵn sàng hỗ trợ từ nhà cung cấp...

QoE thường được biểu hiện bằng những đánh giá mang tính cảm nhận cá nhân như

“xuất sắc”, “tốt”, “trung bình”, “tạm chấp nhận”, “kém”.

Xem xét ví dụ về về vai trò của những yếu tố con người trong sự đánh giá chất lượng qua 2 trường hợp sau:

- Trường hợp 1:

(A) (B)

Hình 2.7: Trường hợp truyền với tỷ lệ mất gói khác nhau

61

Hình 2.7 ta có hai bức hình được chụp lại khi thu một đoạn video trong điều kiện: cùng 1 đoạn video gốc, các thông số truyền là giống nhau, chỉ khác hình (A) được chụp từ đoạn video được thu với tỷ lệ mất gói là 0% còn với hình (B) là 0,4%

Nhìn trực tiếp ta thấy hình (B) bị nhòe một phần so với hình(A) từ đó cảm nhận hình (A) có chất lượng tốt hơn hình (B).

Tức là QoS(A) > QoS(B) dẫn đến QoE(A) > QoE(B).

- Trường hợp 2

Hình 2.8: Trường hợp truyền với tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu như nhau Hình 2.8 ta có hai bức hình được tạo ra từ cùng một ảnh gốc, cả hai đều có QoS về tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu PSNR là như nhau, hình (A) bị nhiễu ở tần số cao còn (B) ở tần số thấp.

Rõ ràng trong hai bức hình ta thấy hình (A) tốt hơn (B)

Do mắt người không cảm nhận được tốt các nhiễu ở tần số cao như đối với nhiễu ở tần số thấp, nên hài lòng với hình A hơn. Mặc khác Nhiễu ở hình A xuất hiện ở phần dưới bức tranh nơi có nền có nhiều đối tượng ảnh đa dạng nên mắt thường khó nhận ra lỗi, ngược lại nhiễu trên hình (B) xuất hiện phía trên có ít đối tượng nên dễ bị thấy và chú ý.

Ở đây QoS(A) = QoS(B) nhưng QoE(A) > QoE(B).

(A) (B)

62

Các giải pháp QoS về bản chất là công cụ mà các nhà quản trị và khai thác mạng áp dụng để đem lại QoE. Tuy vậy, nếu chỉ đảm bảo đáp ứng tốt các tham số QoS chưa chắc chắn đã đem lại sự hài lòng về dịch vụ cho NSD vì như đã thảo luận ở trên, QoE còn bao hàm các nhân tố khác ngoài các tham số QoS. Cũng vì thế, đối với các nhà cung cấp dịch vụ, việc đo kiểm được QoE của người dùng và sau đó sửa đổi phù hợp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của NSD là rất quan trọng trong thời điểm cạnh tranh dịch vụ ngày càng cao hiện nay.

Một phần của tài liệu Chất lượng trải nghiệm qoe dịch vụ MyTV ở hội an (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)