CHƯƠNG 3 CHẤT LƯỢNG TRẢI NGHIỆM MYTV Ở HỘI AN
3.1.5. QoS mạng IP của VNPT (Kết nối trên mạng lõi VN2)
Dịch vụ MyTV hiện nay được triển khai trên mạng lõi VN2 kết nối đến mạng MEN của các VNPT T//TP, vì vậy việc quy định chất lượng cho MyTV tuân theo quy định về QoS cho mạng VN2 và các mạng MEN kết nối đến.
3.1.5.1. Thực hiện QoS trên mạng IP/VNPT
85
Để thực hiện QoS, VNPT chia mạng thành 2 miền: Miền tin cậy và miền không tin cậy
Miền tin cậy: là miền QoS được triển khai trên các thiết bị mạng của VNPT theo các thiết kế định sẵn, thống nhất trên toàn mạng. Miền này bao gồm miền mạng VN2, MANE, miền truy nhập, miền mạng của VASC, VDC, Vinaphone, Mobifone. Lưu lượng từ các miền mạng này thường đã được đánh dấu QoS.
Miền không tin cậy: là miền mà lưu lượng xuất phát đi vào mạng VNPT như khách hàng internet, doanh nghiệp ngoài, hoặc các thiết bị mạng của VNPT nhưng chưa được triển khai QoS.
Theo nguyên tắc triển khai QoS thì các chức năng QoS chiếm nhiều tài nguyên sẽ được thực hiện ở miền biên, càng giảm tải xử lý QoS trong lõi càng tốt.
Theo nguyên tắc này mô hình triển khai QoS trên NGN VNPT sẽ như hình 3.10:
MIỀN KHÔNG TIN
CẬY MIỀN KHÔNG
TIN CẬY MIỀN TIN CẬY
Miền truy nhập Miền khách
hàng MAN E SVC
HSI IPTV
VoIP Mobile
MAN E
PE-AGG
UPE
VN2
PE-AGG UPE
UPE DSLAM,
MSAN, OLT/ONU L2SW Modem
HGW, CPE, POTS ..
IP core
Classification
Packet Marking
Ingress Policing
MPLS EXP Marking
Egress Sharping
IP/MPLS DSCP/EXP Marking
Egress Sharping
N/A Ingress Policing
QoS model
PE
PE
PE
DSCP, ToS, CoS, protocol,
IP, MAC, port 802.1p MPLS EXP 802.1p MPLS EXP 802.1p
Hình 3.10: Mô hình triển khai QoS trên IP-NGN VNPT
Miền tin cậy trong hình trên được thiết kế đồng bộ với 7 lớp QoS theo tỷ lệ bảng 3.6, trong đó MyTV được xếp vào lớp VIDEO.
Các tham số trong bảng 3.6 sẽ được áp vào giao diện giữa 2 miền tin cậy.
Băng thông cho lớp NETWORK CONTROL và REAL-TIME SERVICES luôn luôn duy trì và đảm bảo đúng theo tỷ lệ được xác lập, băng thông thuộc 1 trong các lớp còn lại được phép sử dụng băng thông của lớp khác trong trường hợp băng thông của lớp khác không sử dụng hết.
86
STT QoS Class
Tỷ lệ băng thông trên
link (%)
DiffServ Codepoint
802.1p (CoS)
MPLS EXP
1 NETWORK CONTROL 1 CS6 6 6
2 REAL-TIME SERVICES 15 EF 5 5
3 VIDEO, VNPT OAM 30 AF41 4 4
4 VPN DATA 1 15 AF31 3 3
5 VPN DATA 2 10 AF21 2 2
6 BUSINESS HSI 14 AF11 1 1
7 RESIDENTAL HSI 15 0 0 0
Bảng 3.6: Quy định về phân chia lưu lượng trong mạng băng rộng VNPT 3.1.5.2. Triển khai QoS – IP/VNPT
Quy định thống nhất về đánh dấu mức QoS trong miền Tin cậy:
- Trong nội miền MANE và VN2 việc đánh dấu các lớp dựa vào trường EXP của MPLS hoặc DSCP của IP.
- Giữa các thiết bị truy nhập và miền MANE (UPE, PE-AGG) cũng như giữa PE-AGG/MANE và PE/VN2 phân biệt các lớp QoS dựa vào trường 802.1P (CoS) hoặc DSCP tùy từng trường hợp cụ thể
- Đối với các dịch vụ do VNPT cung cấp (MyTV, Vinaphone 3G, Mobifone 3G), việc thiết lập QoS sẽ bắt đầu từ phía đầu cuối (3G) hoặc do lớp truy nhập thiết lập (MyTV). Các giá trị DSCP của dịch vụ (nếu có) sẽ được giữ nguyên và truyền tải qua mạng IP/MPLS.
Tại miền không tin cậy thực tế đối với các khách hàng của VNPT sử dụng đa dịch vụ, các dịch vụ đã được phân tách theo VLAN hoặc VPI/VCI và được thiết lập mức độ ưu tiên trên các thiết bị lớp truy nhập.
3.1.5.3. Áp dụng các kỹ thuật QoS trong IP/VNPT
Các kỹ thuật QoS được sử dụng trong cấu hình các thiết bị mạng bao gồm:
Classification Marking Policing Shapping
INGRESS (Hướng vào)
EGRESS (Hướng ra) Policing
Hình 3.11: Sơ đồ thực hiện các kỹ thuật QoS
87
Classification: (phân loại lưu lượng)
Phân biệt các gói dữ liệu đầu vào sử dụng các tiêu chí phân lớp:
Lớp 1: cổng vật lý Lớp 2: VLAN, CoS
Lớp 3: DSCP, địa chỉ IP …
Lớp 4: Địa chỉ đích + cổng TCP, SCTP…
Ánh xạ (mapping) các gói dữ liệu này vào các lớp QoS có sẵn, thiết bị thực hiện chức năng này phải đảm bảo ánh xạ được các loại dữ liệu khác nhau sang các lớp theo quy định trong bảng 3.6
Marking: (xếp các lưu lượng vào các lớp thích hợp)
Đánh dấu lại lưu lượng cho phù hợp với chính sách QoS tại phía đầu ra
Policing: (giới hạn băng thông, xử lý các lưu lượng vi phạm băng thông) Kiểm tra sự tuân thủ của tốc độ dữ liệu vào trên các interface.
Nếu tốc độ vào vượt cam kết thì áp dụng chính sách nào với các lưu lượng vượt quá cam kết này.
Shaping: (Xử lý hàng đợi ưu tiên theo loại lưu lượng)
Chỉ sử dụng ở điểm biên miền QoS hoặc tại các điểm biên mạng có sự thay đổi về tốc độ truyền tải, hoặc cho các kênh truyền tải có nhiều loại lưu lượng có mức ưu tiên khác nhau
Giới hạn tốc độ dữ liệu ra tuân thủ cam kết
Áp chính sách thích hợp cho lưu lượng vượt quá cam kết 3.1.5.4. Mô hình QoS cho MyTV
Tại giao diện uplink của DSLAM/L2SW các biện pháp đảm bảo QoS được áp dụng trên từng S-VLAN thông qua cấu hình 802.1p đối với các S-VLAN tương ứng, cụ thể S-VLAN cho MyTV được đánh dấu Cos = 4 là lớp VIDEO.
Tại UPE, các S-VLAN khi đi vào MANE được ánh xạ QoS sang EXP để chuyển tải trong MPLS của MANE, tương ứng lúc này S-VLAN cho MyTV được đánh dấu QoS EXP = 4.
88
MEN UPE
HGW
Triple play VoIP VoD BTV
HGW
Triple play VoIP VoD BTV
C-VLAN DSLAM HSI
xDSL
FE DSLAM HGW
Triple play VoIP VoD BTV
Bắt buộc Tuỳ chọn
VN2 L2 SW
Classification: Port + VPI/VCI
Policing: CIR (Phù hợp với dữ liệu điều khiển) Marking: 802.1p = VIDEO (4)
Classification: Port + C-VLAN
Policing: CIR(Phù hợp với dữ liệu điều khiển) Marking: 802.1p = VIDEO (4)
Không cần áp QoS
Classification: Port + S-VLAN + 802.1p Marking: 802.1p -> Exp = 4
Shaping: Bảng 3.6
Classification: Exp Marking: Exp -> 802.1p 802.1p
802.1p
802.1p
Classification: Port + S-VLAN + 802.1p Marking: 802.1p -> Exp = 4
Policing: CIR Shaping: Bảng 3.6
PE-AGG PE
VoD server
SHE 802.1p
HSI
HSI
Hình 3.12: QoS cho IPTV trong mạng VNPT
Trong MANE các S-VLAN dịch vụ VoD được định tuyến đến VoD Server vùng được kết nối trực tiếp đến PE-AGG và đa số được phục vụ tại đây. Các S- VLAN MyTV khác được định tuyến lên VN2 sau khi được ánh xạ QoS EXP =4 sang QoS Cos = 4 và ngược lại khi đi vào mạng VN2. Các VoD còn lại được phục vụ tại các VoD server miền và các BTV và VAS được phục vụ từ trung tâm MyTV Hà Nội.