CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BÌNH ĐỊNH VÀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.3. Lễ hội truyền thống tỉnh Bình Định
1.3.1. Một số lễ hội truyền thố ng tiêu biểu của tỉnh Bình Định
Là lễ hội lớn nhất nhì cả nước, hằng năm vào chiều ngày mùng 4 và ngày mùng 5 tết âm lịch người dân Bình Định và du khách cả nước lại náo nức du xuân lễ hội tết Đống Đa tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong – Tây Sơn để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Hội tết Đống Đa – Tây Sơn Bình Định là một trong nh ng lễ hội lớn nhất cả nước nh ng ngày đầu xuân. Lễ hội được tổ chức trọng thể, hoành tráng từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch. Ngoài nghi lễ truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn võ thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng…diễn lại trận đánh lịch sử với nh ng y phục, voi trận như ngày xưa vua Quang Trung ra trận…thu hút đông đảo khách nước ngoài, nhân dân cả nước và đặc biệt là người dân đất võ tham dự.
Chương trình tế lễ Đống Đa diễn ra từ chiều mồng 4 tết với nhiều nghi lễ cổ truyển đặc sắc được tổ chức tại điện Tây Sơn. Lễ tế được tổ chức tôn nghiêm, cả khu vực rộng lớn, cờ lộng, nghi trượng rợp trời, chiêng trống rền vang…Người dự lễ như cảm thấy lòng mình hòa nhập vào hồn thiên sông núi địa linh nhân kiệt.
Chương trình hội ngày mồng 5 tuy có thay đổi hàng năm nhưng các mục chính thì năm nào cũng có, đó là diễn văn ôn lại lịch sử Tây Sơn được các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân tên tuổi hàng đầu Bình Định biểu diễn các bài quyền truyền thống nổi tiếng của nhà Tây Sơn như: Lão mai độc thọ, Hùng kê quyền, các bài võ sử dụng binh khí: Lôi long đao, Song phượng kiềm, Tuyết hoa song kiềm hay các bài roi như Roi Thái Sơn, Roi Hắc đảnh ô sơn…được người xem tán thưởng nhiệt liệt.
Tiết mục nhạc võ Tây Sơn là môn nghệ thuật độc đáo của tỉnh Bình Định, người biểu diễn phải có tâm hồn nghệ sĩ, vừa là bậc võ sĩ siêu đẳng và luyện đôi tay thần diệu để tác dụng lên lòng trồng, vành trống và thân trống và cả 2 bàn tay, cổ tay, cánh tay…
Màn biểu diễn Nhạc võ Tây Sơn làm cho người xem dễ dàng cảm nhận nh ng tiếng gươm khua, tiếng binh khí, tiếng hò reo của binh sĩ, tiếng súng nổ, tiếng voi gầm, ngựa hí hòa lẫn vào tiếng súng, người xem có cảm giác như đang đứng gi a trận tuyến, không gian như vang vọng hồn thiên sông núi, và được trở về với lịch sử..
Ngày nay, đi dự lễ hội tết Đống Đa đối với người dân đất võ đã trở thành niềm tự hào và cũng là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được trong nh ng ngày đầu xuân.
Cách đây tròn 228 năm, vào ngày Mùng 5 Tết Kỷ Dậu, năm 1789, nhà Tây Sơn Tam Kiệt và các văn thần, võ tướng với khí thế thần tốc, hùng dũng đã đánh đuổi 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi đất nước ta, thu non sông về một mối. Để tưởng nhớ và tri ân công đức của Tây Sơn Tam Kiệt cùng các Văn thần, Võ tướng.
Ngày 28/12/2016 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 228 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2017).
Ngược theo dòng lịch sử năm 1788, trong bối cảnh bị đe dọa bởi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân diễn ra khắp nơi và để củng cố ngôi vị và quyền lực của mình, vua Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua nhà Thanh lúc đó là Càn Long vốn có mưu đồ sang xâm chiếm nước ta từ lâu. Được sự cầu cứu của vua nước Nam, vua Càn Long đã lập tức cử Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân chia làm 4 mũi ồ ạt tiến vào thành Thăng Long xâm lược nước ta. Quân Thanh tiến vào kinh thành Thăng Long không gặp phải sự kháng cự lớn nào từ quân dân nước Việt, Tôn Sĩ Nghị đã ngạo mạn tuyên bố: Đến ngày mùng 6 Tết sẽ kéo quân vào thẳng sào huyệt Tây Sơn.
Nhận được tin cấp báo, ngày 22/12/1788 tức ngày 25/11 âm lịch, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã xưng vua, lấy tên hiệu là Quang Trung thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc chống trả quân Thanh xâm lược. Đêm mùng 4, rạng mùng 5 tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789) đại quân Tây Sơn đã bất ngờ tiến về Hà Nội đánh tan đồn trại giặc Khương Thượng khiến tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử ở núi Ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ. Trận đánh đã mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào Thăng Long.
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Bình Định, là dịp để nhân dân trong tỉnh và khách phương xa ôn lại truyền thống quật khởi của phong trào nông dân Tây Sơn và tinh thần bách chiến bách thắng của Hoàng đế Quang Trung, góp phần động viên giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời dấy lên phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 31/01 (nhằm mùng 4, mùng 5 Tết hàng năm) tại Bảo tàng Quang Trung, Đài Kính Thiên và Đền thờ song thân Tây Sơn Tam kiệt tại Di tích Gò Lăng (huyện Tây Sơn). Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn là lễ hội được đánh giá lớn nhất Việt Nam trong nh ng ngày đầu năm mới, mang ý nghĩa lịch sử rất quan trọng.
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn cho đến nay vẫn bảo toàn được các nghi thức truyền thống.
Chính các nghi lễ này đã góp phần chuyển tải giá trị lịch sử đến với tất cả nh ng người tham gia lễ hội.
Trong khuôn khổ Lễ hội sẽ diễn ra 2 phần: Phần lễ và Phần hội
1. Phần lễ:
- Lễ dâng hương tại Đài Kính Thiên + Thời gian: Lúc 14h30, mùng 4 tết
- Lễ dâng hương tại Đền thờ song thân Tây Sơn Tam Kiệt tại Di tích Gò Lăng +Thời gian: lúc 15h30, mùng 4 tết
- Lễ dâng hoa – dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung + Thời gian: lúc 16h00, mùng 4 tết
2. Phần hội:
- Chương trình nghệ thuật tổng hợp và võ thuật chào mừng kỷ niệm 228 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa
Ngày 31/01/2017 (nhằm mùng 4 tết, biểu diễn sau chương trình Lễ dâng hoa, dâng hương) tại sân khấu trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung.
- Tổ chức Hội đánh Bài chòi cổ dân gian
Diễn ra trong 03 ngày ( từ 30, 31/01 và ngày 01/02/2017 (từ mùng 3 đến chiều mùng 5 tết) trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung.
- Chương trình biểu diễn của Đoàn Ca kịch Bài Chòi Bình Định
Từ 19h00 ngày 31/01/2017 (nhằm mùng 4 tết) tại sân khấu trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung.
- Chương trình biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Tuồng Đào Tấn
Từ 19h00 ngày 01/02/2017 (nhằm mùng 5 tết) tại sân khấu trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung.
- Hoạt động của các Đoàn trò chơi dân gian
Từ ngày 30/01 đến ngày 01/02/2017 (từ mùng 3 đến mùng 5 tết) tại khu C (góc Đông – Nam) và bên trong Bảo tàng Quang Trung
- Các hoạt động văn hóa, thể thao khác
Từ sáng ngày 01/02 (mùng 5 tết) tại khu vực Nhà Rông trong Bảo tàng Quang Trung; tổ chức các môn thi thể thao truyền thống (kéo co, đẩy gậy, múa Lân-Sư- Rồng…).
- Các hoạt động tại Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê
- Một số hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra trên địa bàn huyện Tây Sơn.
Ngày nay, đi dự hội Đống Đa – Tây Sơn đối với người Bình Định cũng như khách du xuân đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong nh ng ngày đầu xuân. Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn chính là một nét văn hóa tinh thần đặc biệt nuôi dưỡng tình yêu với quê hương đất nước trong tâm hồn nh ng người dân nước Việt.
1.3.1.2. Lễ hội Đổ Giàn An Thái, thị xã An Nhơn
Ngày rằm tháng 7 (âm lịch), nhân dân ở nhiều vùng nô nức rủ nhau về An Thái (An Nhơn, Bình Định) xem hội đổ giàn. Một chú heo quay để ở gi a đài cao, nhóm võ sĩ làng nào giật được coi như làng đó thắng cuộc. Đổ giàn là một lễ hội văn hóa đặc sắc của miền đất võ Bình Định. Sau gần 60 năm “tuyệt tích gian hồ”, từ năm 2005, cùng với chủ trương bảo tồn văn hóa dân tộc, Bình Định cho khôi phục lại hội đổ giàn.
An Thái thuộc xã Nhơn Phúc, An Nhơn là mảnh đất ven sông Côn, từng nổi tiếng là một trong nh ng cái nôi võ Bình Định. Từ bờ bên này, là đã qua bên An Vinh (thuộc huyện Tây Sơn) – một địa danh cũng từng lừng lẫy về võ thuật. Ngày đó, nh ng người Hoa “phản Thanh phục Minh”, trôi dạt đến vùng đất ven sông này sinh sống đan xen với cộng đồng người Việt đã làm cho đời sống văn hóa trong đó có võ thuật ở đây thêm phong phú.
Hội đổ giàn được khởi xướng từ một số dòng họ người Hoa, Chùa Ngũ Bang Hội Quán là nơi diễn ra lễ hội đổ giàn, từ ngày rằm đến 16 và 17 tháng 7 âm lịch, cứ 4 năm tổ chức một lần. Giàn là một cái đàn cúng cao khoảng mười mét, bằng tre, gỗ.
Trên đó đặt đàn cúng thần gồm, hương, hoa, trà, quả và một chú heo quay, khi nghi lễ chuẩn bị kết thúc, nh ng toán võ sĩ và nh ng người khỏe mạnh đại diện cho các làng tiến vào , sẵn sàng trong tư thế lao lên, vác heo quay rồi…phóng chạy “xô giàn” – khi vị chủ tế hô lên,cuộc tranh tài bắt đầu, các võ sĩ tài nghệ cao, phi thân lên giàn tìm cách cướp lấy chú heo quay. Sau đó phải luồn lấy, lao ra khỏi đám đông, mang chú heo quay chạy về địa điểm an toàn đã định. Để giật được chú heo, các toán tranh tài cũng đã có sự phân công người trước, người sau, người bảo vệ, người “ cản địa” để ngăn nh ng đối thủ lợi hại khác có thể giật lại ngay trên tay.
Theo tục lệ, chú heo quay chiến lợi phẩm sẽ được đem xẻ ra để khao chung cho tất cả nh ng võ sĩ cùng có mặt trong cuộc tranh tài. Nh ng võ sĩ, hay làng võ có người giành được phần thắng được mọi người hoan nghênh và nở trọng và họ tin rằng năm ấy họ sẽ gặp hên vì được “lộc của thần”. Thường thì nh ng lò võ ở An Thái và An Vinh hay giảm được chiến thắng. Vì vậy mới có câu:
Tiếng đồn An Thái, Bình Khê Nhiều tay, võ sĩ có nghề tranh heo.
Hội đổ giàn không chỉ là một cuộc tranh tài lý thú và hấp dẫn, mà còn là nét văn hóa đặc sắc của một vùng quê giàu tinh thần thượng võ.Trong nh ng ngày diễn ra hội đổ giàn còn có nhiều hoạt động phong phú khác. Theo các cụ cao niên ở An Thái, hội đổ giàn lần nào cũng kèm theo hát bội, phóng sanh, múa lân..Nh ng ngày đó, nhà nào ở An Thái cũng treo đèn kết hoa, trống giọng cờ mở rộn rã suốt ngày đêm. Ở Bình Định vẫn còn lưu truyền câu ca mô tả về hội đổ giàn:
Đồn rằng An Thái, chùa Bà Làm chay, hát bội đông đà quá đông
Đàn bà cho chí đàn ông Xem xong ba Ngọ, lại trong đổ giàn
Giờ đây, lễ hội này đã được khôi phục theo định kì, cứ 5 năm tổ chức một lần.
Đó là một tin vui đối với nh ng ai yêu mến miền đất võ Bình Định, để đến rằm tháng 7 lại “ trông đổ giàn”.
1.3.1.3. Lễ hội Xuân chợ Gò
Hội Xuân chợ Gò nhóm họp mỗi năm một lần vào sang mồng một tết tại chợ Gò thuộc thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, Bình Định. Trong tâm thức của người dân Tuy Phước nói riêng và người Bình Định nói chung, hội xuân Chợ Gò là nơi vui chơi, cầu lộc trong ngày đâu năm mới.
Trời rạng sáng, chợ bắt đầu nhóm họp. Người dân từ các vùng phụ cận mang đến nh ng sản vật từ địa phương của mình. Nhưng nhiều nhất vẫn là trầu cau, việc mua – bán không nặng tính kinh doanh . Bên cạnh việc mua bán cầu lộc, người đến chợ còn được thưởng thức các món đặc sản ẩm thực địa phương như chả cá, nem chua, bánh ít lá gai…Và tham gia các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của đất và người Bình Định như: hô bài chòi, lô tô, đánh cờ người, múa lân…
Sản vật trầu cau lấy lộc đầu năm tại chợ Gò: Theo các bậc cao niên thì Hội xuân chợ Gò xuất phát từ thời Tây Sơn. Quân Tây Sơn khi ấy đóng quân án ng khu này, ngày Tết sợ quân lính buồn, nhớ nhà nên vua cho mở hội chợ Gò để nhân dân và quân sĩ vui chơi..
Trải qua gần 300 năm tồn tại, đến nay Lễ hội Chợ Gò cơ bản vẫn gi được nét truyền thống vốn có và có chiều hướng phát triển phong phú hơn, bên cạnh các hàng quán ăn uống phục vụ cho người trải hội, nhân dân địa phương vẫn duy trì việc đem bán các loại hàng hóa, tạp phẩm,và thực phẩm tươi sống hải sản các loại để phục vụ cúng kính, ăn uống trong ba ngày tết. Du khách về dự hội chợ Gò có dịp mua nhiều món quà mang ý nghĩa trao nhau chút lộc đầu xuân, mong trong năm được may mắn.
Cùng chúc phúc cho mọi người, mọi nhà năm mới an khang, thịnh vượng.
Người ta quen gọi là Chợ Gò, nhưng thực tế là không thấy sự tấp nập của một ngôi chợ bình thường mà thay vào đó là nh ng trò chơi dân gian, hàng hóa được buôn bán với mục đích chúc phúc, cầu nhiều tài lộc. Không một túp lều, chợ chỉ là một bãi đất bằng phẳng, cao ráo, rộng chừng hai mẫu tây, thời Minh Mạng thuộc thôn Phong Ðăng tổng Tuy Hà, huyện Tuy Phước phủ An Nhơn tỉnh Bình Ðịnh, nay là thôn Phong Thạnh thuộc thị trấn Tuy Phước. Nơi đây, địa thế hiểm yếu, phong cảnh lại h u tình;
phía đông và nam có núi Trường Úc ôm choàng, phía tây giáp quốc lộ 1 cũ, phía bắc
có nhánh sông Tọc, thuộc nguồn Hà Thanh, chảy qua với bờ cao dốc, có hàng cây san sát lòa xòa soi bóng.
Tương tuyền thời Tây Sơn, nơi đây dùng làm chỗ tập trận của quân đội. Bộ binh đóng đồn trên núi Trường Úc, thủy quân từ đầm Thị Nại vào cửa Làng Sông rồi ngược dòng sông Tọc đổ bộ lên Trường Úc, hai bên thủy bộ giáp chiến. Ðể khuây khỏa nỗi nhớ nhà trong dịp tết, các tướng Tây Sơn tổ chức cuộc vui ngay trên bãi thao trường vào sáng mồng 1 và mồng 2 tết, nhưng khi trời vừa xế bóng thân nhân phải ra về để binh sĩ chuẩn bị canh phòng nghiêm nhặt về đêm. Vì vậy, hàng năm các gia đình binh sĩ theo lệ đến nơi đây thăm chồng con. Dân địa phương mang hoa quả, thức ăn, nước uống ra bán, lâu năm thành lệ. Khi quân Tây Sơn tan rã, nơi đây trở thành Hội Tết Chợ Gò, mỗi năm chỉ hội hai ngày mồng 1 và mồng 2 tháng giêng và cũng quen lệ tan chợ vào lúc xế trưa. Chợ Gò có tính cách hội vui xuân dân gian hơn là phiên chợ. Từ người bán đến khách hàng đều mặc quần áo mới, nói cười vui vẻ, mặt tươi như hoa, các bà các cô phấn son trang sức lộng lẫy như dự lễ cưới.
Người đi hội chợ mua bán lấy may không mặc cả, không cò kè bớt một thêm hai như chợ hàng hoá ta thường thấy. Trong khi hầu hết các chợ Tết quê nơi khác nay đã vắng bóng hình ảnh ông đồ già viết, bán câu đối trên giấy đỏ thắm thì ở chợ Gò tục viết, bán câu đối Tết vẫn còn nguyên vẹn. Năm 1990, báo Bình Ðịnh phát động cuộc thi câu đối về chủ đề Bác Hồ, chỉ trong 30 ngày đã có 136 vế đối của 72 tác giả thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội tham gia. Cả nh ng cụ cao niên 79 tuổi đến nh ng em thiếu nhi 11 tuổi cũng có nh ng vế đối rất hay. Nh ng chiếc chiếu hoa được trải ra lối cổng chợ cùng các cụ già râu tóc bạc phơ quần thâm, khăn xếp, thảo nh ng nét ch kỳ tài diệu bút trên giấy đỏ. Người xem, người mua đều trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của nét ch , ý hay thâm thuý của câu đối. Ở đây, nghệ thuật chơi ch và viết ch đủ cả bốn lối: Triện (vuông), lệ (nghiêng), chân (rõ ràng), thảo (viết thoắng) là sở trường của nh ng nhà nho, ông đồ văn hay ch tốt. Nhưng lối viết câu đối thảo vẫn được nhiều người ưa thích nhất. Mỗi một vế đối như một bức tranh nghệ thuật độc đáo.
Nếu ở Bắc Bộ, hội cờ xuân thường diễn ra ở sân đình thì ở đây hội cờ lại diễn ra ngay tại chợ. Các tay cờ hoàn toàn mang tính giải trí thuần tuý. Song như thế không có nghĩa là nước cờ thấp. Họ lên xe, xuống pháo như thần kém gì các tay cờ gạo cội trong làng cờ người Việt. Nếu bạn có dịp chơi hội chợ Gò mời bạn hãy thử chơi một ván, người dân ở đây rất nồng nhiệt đón tiếp. Hội Chợ Gò diễn ra tuy ngắn ngủi nhưng ý nghĩa rất lớn, vì nó tạo ra không khí vui tươi thoải mái sau một năm miệt mài lao động vất vả và đi vào ký ức người dân nơi đây như một mảng tâm hồn tươi sáng và tìm về với bản sắc dân tộc, tìm về với cội nguồn.