CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở B ÌNH ĐỊNH
3.2. Giải pháp phát tri ển du lịch lễ hội truyền thống Bình Định
3.2.9. Giải pháp bảo tồn và phát huy l ễ hội truyền thống của tỉnh Bình Định
Thời nào cũng vậy, các làng xã cũng đều quan tâm xây dựng cho mình nh ng thiết chế văn hóa cộng đồng (đình, đền, chùa) và hàng năm theo mùa vụ “xuân thu nhị kỳ” đã diễn ra các sinh hoạt lễ hội truyền thống. Song mỗi làng xã, có lịch sử tồn tại và phát triển riêng, nên có nh ng tục lệ riêng và hoạt động lễ hội mang màu sắc riêng.
Vì vậy, trong dân gian có câu: “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ” là phản ánh sắc mầu riêng của văn hóa lễ hội của tỉnh.
Bình Định có nhiều lễ hội truyền thống rất lâu đời và bền v ng, do vậy cần có giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống hơn n a, mặc dù được biết các nhà làm quản lý bảo tồn của tỉnh đã có nh ng giải pháp bảo tồn loại hình nay từ lâu, nhưng bảo tồn mà lại không phát huy nh ng mặt giá trị của lễ hội, vì lễ hội của tỉnh rất có tiềm năng cũng như về mặt giá trị.
Trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng, vấn đề bảo tồn và phát huy nh ng giá trị tốt đẹp, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu là nội dung quan trọng. Nhiều lễ hội truyền thống của Bình Định đã được phục hồi và duy trì. Việc tổ chức lễ hội đã được chính quyền các cấp thực hiện nghiêm túc theo Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ VH, TT&DL) ban hành và sự hướng dẫn của Sở VH, TT&DL. Các hiện tượng
tiêu cực, mê tín dị đoan, thương mại hóa trong một số lễ hội đã kịp thời được ngăn chặn và đẩy lùi. Các địa phương tổ chức tốt lễ hội truyền thống góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nhìn chung, các hoạt động lễ hội ở Bình Định cơ bản là lành mạnh, gi gìn và phát huy nh ng giá trị tốt đẹp truyền thống của vùng đất võ trời văn.
Trước yêu cầu hiện tại, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp và đề nghị các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội: hướng dẫn, kiểm tra từ khâu chuẩn bị đến việc tổ chức lễ hội. Các lễ hội phải thành lập Ban tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban tổ chức, đồng thời chuẩn bị tốt nội dung và các điều kiện bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, tài sản, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và biện pháp phòng chống cháy nổ…
Các lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn, lễ hội Võ cổ truyền Bình Định, lễ hội chợ Gò, lễ hội Đèo Nhông, lễ hội Đổ Giàn… phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo trực tiếp. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu trình các cơ quan chức năng nghiên cứu phục dựng nh ng lễ hội tiêu biểu đặc sắc, trong đó chú ý: đơn vị tổ chức lễ hội không can thiệp quá sâu vào nội dung, kịch bản lễ hội truyền thống; nghiên cứu bổ sung yếu tố đương đại vào lễ hội truyền thống nhưng không làm phá vỡ kết cấu, mô thức lễ hội truyền thống; đặc biệt quan tâm tới vấn đề khách du lịch trong lễ hội truyền thống; khắc phục việc tổ chức lễ hội tràn lan và thương mại hóa đơn thuần.
Thực hiện xã hội hóa đi đôi với việc kiểm tra, uốn nắn để quản lý tốt lễ hội, vì lễ hội được tổ chức ở không gian rộng, đông người; chính quyền (theo phân cấp quản lý) phải trực tiếp chỉ đạo quản lý lễ hội, không đùn đẩy, né tránh việc quản lý lễ hội.
Những giải pháp trên nhằm góp phần thiết thực bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống của tỉnh Bình Định, xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Tiểu kết Chương 3:
Qua chương 3 về Định hướng và giải pháp phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở Bình Định cho thấy ở chương này ngoài định hướng của tỉnh ra thì tôi cũng mạnh dạng đề xuất và đưa vào các giải pháp để phát triển du lịch lễ hội truyền thống của tỉnh thông qua việc khai thác các giá trị lễ hội truyền thống để phục vụ phát triển du lịch về các công tác quảng bá, xúc tiến, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, bồi dưỡng nguồn nhân lực, gi gìn an ninh trật và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình kinh doanh và phát triển du lịch lễ hội của tỉnh.
Bình Định có nhiều lễ hội truyền thống rất lâu đời và bền v ng, do vậy cần có
giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống hơn n a, mặc dù được biết các nhà làm quản lý bảo tồn của tỉnh đã có nh ng giải pháp bảo tồn loại hình nay từ lâu, nhưng bảo tồn mà lại không phát huy nh ng mặt giá trị của lễ hội, vì lễ hội của tỉnh rất có tiềm năng cũng như về mặt giá trị nên cần có định hướng lâu dài để khai thác các giá trị của lễ hội.