CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.2. Thực trạng khai thác các giá trị lễ hội truyền thống trong hoạt động du lịch ở tỉnh Bình Định
2.2.4. Công tác quảng bá xúc tiến tham quan lễ hội
Công tác quảng bá xúc tiến tham quan lễ hội ở Bình Định đã và đang quảng bá ở nhiều mặt, nhiều kênh như tạp chí, báo chí, mạng xã hội, hội chợ thị trường trong và ngoài nước, tích cực hỗ trợ thông tin cho du khách tham quan lễ hội... Năm 2018, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch tỉnh (Sở Du lịch) đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước đến Quy Nhơn - Bình Ðịnh nhiều hơn.
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Chương trình hành động số 06- Ctr/TU, ngày 20.10.2016 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Ðại hội XII của Ðảng và Nghị quyết Ðại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, cùng với kế hoạch công tác của Sở du lịch, trong năm 2018, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch (TTXTDL) tỉnh đã tổ chức tốt nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch Bình Định trong đó có hoạt động quảng bá du lịch lễ hội.
Trung tâm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu hình ảnh du lịch lễ hội Bình Định trên các phương tiện thông tin đại chúng, nội dung được tập trung vào thế mạnh du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, đặc trưng văn hóa - lịch sử và dịch
vụ để từng bước nâng cao thương hiệu du lịch Bình Định. Xây dựng mới và tái bản các ấn phẩm giới thiệu du lịch – du lịch lễ hội, cung cấp thông tin, hướng dẫn du khách;
xuất bản ấn phẩm Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch – du lịch lễ hội, tổ chức cho các doanh nghiệp trong tỉnh cùng tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ - triển lãm.
Nét mới là bên cạnh việc tham gia quảng bá hình ảnh du lịch lễ hội Bình Định tại Ngày Hội người Bình Định ở TP Hồ Chí Minh như các năm trước, năm nay Trung tâm còn vận động các doanh nghiệp l hành Bình Định cùng tham gia nhiều hoạt động chuyên ngành du lịch lễ hội ở nhiều địa phương trong nước. Cụ thể, tham gia Lễ hội Hoa Ban năm 2017 và Ngày hội VH-TT-DL tỉnh Điện Biên; Liên hoan ẩm thực
“Hương vị đồng bằng” nhân Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng; Ngày hội VH-TT-DL tỉnh Lai Châu; Tham dự các trò chơi dân gian truyền thống với các địa phương khác như: Đua thuyền, Đánh cờ người, võ cổ truyền, hoặc xây dựng các sản phẩm DL trải nghiệm học võ cổ truyền Bình Định cho du khách…, đã được hiện thực hóa với sự tham gia tổ chức tour của nhiều doanh nghiệp l hành trên địa bàn tỉnh.
Theo đánh giá của Hiệp hội DL Bình Định và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh, hoạt động của Trung tâm TTXTDL tỉnh ngày càng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả quảng bá, giới thiệu hình ảnh, dịch vụ, sản phẩm du lịch lễ hội Bình Định, thu hút khách đến nhiều hơn.
Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tham quan lễ hội được xác định là “mắt xích” quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch lễ hội của tỉnh. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành Du lịch Bình Định luôn quan tâm đẩy mạnh công tác này với nhiều nội dung đổi mới, có chiều sâu, hiệu quả, góp phần vượt qua nh ng khó khăn, thử thách, tạo “đòn bẫy” phát triển du lịch lễ hội trong thời gian tới.
Hiện nay, công tác xúc tiến quảng bá về lễ hội của Bịnh Định cũng được quan tâm hơn. Đặc biệt, các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tham quan lễ hội ngày càng có quy mô, được đầu tư về nội dung, chiều sâu và chuyên biệt hóa cho từng phân khúc thị trường, mang lại hiệu quả cao. Hoạt động giới thiệu quảng bá du lịch lễ hội Bình Định trên các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục được đẩy mạnh, tập trung vào du lịch tham quan lễ hội, từng bước hình thành thương hiệu du lịch Bình Định.
Cùng với đó, Sở Du lịch đã tổ chức và tham gia các sự kiện văn hoá, lễ hội như: Lễ Hội – Đống Đa Tây Sơn, Festival võ cổ truyền Bình Định, Lễ hội Đèo Nhông,…
Mặt khác, thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, nhận thức của xã hội sẽ được nâng cao trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các tài nguyên, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh. Các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch lễ hội sẽ trở nên năng động, sáng tạo hơn trong kinh doanh, phát triển du lịch lễ hội theo hướng chuyên nghiệp và bền v ng...”.
Tiểu kết Chương 2:
Qua chương 2 về Thực trạng khai thác các giá trị lễ hội trong hoạt động du lịch ở tỉnh Bình Định cho thấy thực trạng khai thác các giá trị lễ hội của các công ty du lịch ở Bình Định còn chưa mạnh cũng như chưa chú trọng đưa vào chương trình thiết kế tuor du lịch lễ hội truyền thống cho khách du lịch mặc dù tiềm năng các lễ hội ở Bình Định là rất lớn, điều đó được thể hiện qua các bảng biểu đồ về số lượng khách đến tham quan lễ hội ở Bình Định tăng và giảm qua các năm thất thường kéo theo thất thường về doanh số và doanh thu. Đồng thời cũng nói lên công tác quảng bá và xúc tiến của sở văn hóa du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch chưa mạnh cũng như chưa hiệu quả cần phải tích cực hơn n a trong thời gian đến.
Thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, nhận thức của xã hội sẽ được nâng cao trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các tài nguyên, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh. Các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch lễ hội sẽ trở nên năng động, sáng tạo hơn trong kinh doanh, phát triển du lịch lễ hội theo hướng chuyên nghiệp và bền v ng để tăng lượng khách tham quan du lịch lễ hội trong tương lai.
CHƯƠNG 3