Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis thuộc họ Theaceae.
Theo truyền thuyết, vào năm 2737 trước công nguyên, một vị Hoàng đế của Trung Quốc tên là Sheng Nung đang ngồi uống nước dưới một gốc cây thì bỗng nhiên có một lá cây bay rớt ngay vào ly nước ông đang uống. Sự có mặt của chiếc lá đó trong nước nóng đã tạo ra một vị thức uống có hương vị rất đặc trưng, khi uống khiến cho người có cảm giác minh mẫn, sảng khoái khác thường. Từ đó chè ra đời và uống chè đã được nâng lên thành nghệ thuật thưởng thức sành điệu đậm chất thơ và tôn giáo, nổi bật nhất là trà đạo Nhật Bản [3], [26].
Cây chè có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á. Đây là một loại cây công nghiệp lâu năm, cho hiệu quả kinh tế cao, đƣợc trồng ở hơn 30 quốc gia.Trà có nhiều giống khác nhau, các giống trà phổ biến hiện nay là: Thea Jiunnanica, Thea Assamica, Thea Ainensis, có nguồn gốc từ Trung Quốc và miền Bắc nước ta. Ngày nay, ở hầu hết các tỉnh có đều kiện thuận lợi đều trồng trà, song ba vùng trồng trà lớn nhất.
+ Vùng chè thƣợng du (Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Yên Bái) chiếm khoảng 25% sản lƣợng chè miền Bắc.
+ Vùng chè trung du (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên). Đây là vùng chè chủ yếu chiếm đến 75% sản lƣợng chè miền Bắc với nhiều nhà máy sản xuất lớn.
+ Vùng chè Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc Lắc) chủ yếu trồng giống chè Ấn Độ và chè shan, chè Ô Long.
1.3.2. Đặc điểm cây chè [3], [7], [26]
a. Rễ chè
Hệ rễ chè nếu trồng bằng hạt gồm rễ trụ (rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu. Rễ trụ có thể dài tới 2 m nhưng thường chỉ dài 1 m. Rễ trụ dài hay ngắn phụ thuộc vào tính chất đất, chế độ làm đất, phân bón, tuổi chè và giống. Đất tốt sâu, thoát nước thì bộ rễ ăn sâu, rộng hơn. Giống chè thuộc dạng thân gỗ có rễ trụ ăn sâu hơn dạng thân bụi. Chè trồng bằng phương pháp giâm cành thì không có loại rễ này.
Rễ bên (đối với chè cành thì loại rễ này rất phát triển) và rễ hấp thu phân bố ở tầng canh tác, ở lớp đất từ 5 - 50 cm phân bố theo chiều ngang thường gấp từ 1,2 – 2 lần tán chè. Trong điều kiện sản xuất, rễ hấp thu tập trung chủ yếu ở khoảng cách giữa hai hàng chè.
b. Thân chè
Cây chè mọc từ hạt, sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là cây đơn trục, thân thẳng, phân nhánh liên tục tạo thành hệ thống cành chồi trên cây và hình thành nên tán cây. Tùy theo chiều cao phân cành, kích thước thân chính và các cành chè mà người ta chia làm 3 loại: thân bụi, thân gỗ nhỏ và thân gỗ.
Cây chè trong điều kiện tự nhiên không đốn có dạng tán lá đều, căn cứ vào góc độ giữa thân chính và các cành cấp 1 mà người ta chia làm 3 dạng tán chè: dạng hình suốt chỉ, dạng hình cầu, nửa cầu và dạng hình mâm xôi.
Hình ảnh của cây chè và đồi chè thể hiện ở Hình 1.18.
Hình 1.18. Cây chè và đồi chè
c. Cành chè
Cành chè do mầm phát triển thành. Trên cành chia ra nhiều đốt, chiều dài đốt cành biến động từ 1- 10 cm tùy theo giống, điều kiện sinh trưởng. Đốt cành chè dài là một trong những biểu hiện của giống chè có khả năng cho năng suất cao. Theo tuổi của cành chè mà màu sắc cành chè biến đổi từ màu xanh đậm, xanh nhạt, màu đỏ, màu nâu và khi cành già có màu xám.
d. Lá chè
Lá chè mọc cách trên cành chè, mỗi đốt có 1 lá, lá chè thường thay đổi về hình dạng, màu sắc, kích thước tùy theo giống, điều kiện tự nhiên và điều kiện canh tác.
Lá chè là loại lá đơn, nguyên, có hệ gân lá rất rõ. Nhƣng gân chính của lá chè không mọc ra tận mép lá, mà nối với nhau thành mạng, rìa lá có hình dạng răng cƣa.
Lá chè mọc trên cành chè theo các thế lá khác nhau: thế lá rủ, thế lá ngang, thế lá xiên và thế lá úp. Thế lá ngang và thế lá rủ là đặc trƣng của giống chè năng suất cao. Lá chè có tuổi thọ trung bình là 1 năm.
e. Búp chè
Là giai đoạn non của một cành trà: đƣợc hình thành từ các mầm dinh dƣỡng, gồm có tôm (phần lá non trên đỉnh chƣa xòe) và 2-3 lá non. Có hai loại búp: búp bình thường và búp mù. Một năm có 4 - 5 đợt sinh trưởng búp trên một cành trà.
Búp trà được thu hái để sản xuất trà khô hoặc các loại nước trà xanh đóng chai f. Hoa, quả
Cây chè 2, 3 tuổi đã có thể ra hoa, quả. Hoa chè mọc ra từ mầm sinh thực ở nách lá chè. Hoa chè là hoa lƣỡng tính, trong hoa có 5 - 9 cánh màu trắng, có khi phớt hồng. Khi hoa nở tiết ra mật ngọt và mùi thơm để dẫn dụ côn trùng.
Quả chè thuộc loại quả nang có từ 1- 4 hạt. Quả chè có dạng hình tròn, tam giác, vuông tùy theo số hạt. Khi còn non quả chè có màu xanh, khi chín chuyển sang màu xanh đậm hoặc nâu. Khi quả chín, vỏ quả nứt ra. Hạt chè bên trong có thể dùng để gieo trồng. Hạt chè có khối lượng từ 0,6 - 2 gam, thường là từ 1- 1,6 gam.
Hoa và quả chè xanh thể hiện ở Hình 1.19.
Hình 1.19. Hoa và quả chè xanh 1.3.3. Thành phần hóa học [7], [11]
Trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tannin). Alkaloid là cafein, theophyllin, theobromin, xathin. Các vitamin C, B1, B2, B3, D, E.
1.3.4. Tác dụng dƣợc lý - Công dụng
Từ lâu, tác dụng của việc uống chè đối với sức khoẻ con người đã được làm rõ.
Chè có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần làm cho đầu não đƣợc thƣ thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm, bớt mụn nhọt và cầm tả lỵ. Do có cafein và theophyllin, chè là một chất kích thích não, tim và hô hấp. Nó tăng cường sức làm việc của trí óc và của cơ, làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hoà nhịp đập của tim. Sự có mặt của các dẫn xuất polyphenolic làm cho tác dụng của chè đỡ hại hơn và kéo dài hơn là cafein. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước chè có tác dụng tốt đối với bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh đường ruột, bệnh răng miệng và có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, tăng tuổi thọ (Mendel, 2007; Vinson và cộng sự, 1995). Bên cạnh đó, polyphenol trong chè còn đƣợc sử dụng có hiệu quả và an toàn trong công nghiệp thực phẩm để thay thế các chất chống oxy hóa tổng hợp nhƣ BHA (butylated hydroxyanisole), BHT (butylated hydroxyl toluene) dễ gây tác dụng phụ có hại (Fukai và cộng sự, 1991; Kumudavally và cộng sự, 2008) [11]
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nghiên cứu điều kiện chiết dịch lá chè xanh
- Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến dịch chiết.
- Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ lá chè xanh /nước (tỉ lệ R/L).
2.1.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng dịch chiết đến quá trình tổng hợp nano vàng.
- Ảnh hưởng giữa tỉ lệ dịch chiết lá chè xanh với dung dịch HAuCl4. - Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình tổng hợp nano vàng
2.1.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng bột tanin tách từ dịch chiết lá chè đến quá trình tổng hợp nano vàng.
- Ảnh hưởng giữa tỉ lệ lượng bột tanin tách từ lá chè với dung dịch HAuCl4. - Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình tổng hợp nano vàng từ bột tanin tách từ lá chè
2.1.4. Nghiên cứu đặc trƣng sản phẩm bột tanin chè và nano vàng - Xác định cấu trúc của bột tanin tách từ lá chè xanh bằng phổ IR.