Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.4. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon
2.4.2. Thực trạng về thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
Theo Điều 31 trong Điều lệ trường phổ thông có quy định về nhiệm vụ của GVCN, mà nhiệm vụ GVCN bao gồm nhiệm vụ của một GV giảng dạy bộ môn và nhiệm vụ của GVCN. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 8 đồng chí cán bộ quản lý và 49 giáo viên hiện đang làm công tác chủ nhiệm lớp, 70 cha, mẹ học sinh và 150 học sinh của 04 Trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Tổng cộng có 277 người được khảo sát lấy ý kiến. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Thực trạng về thực hiện nhiệm vụ của GVCN
Nhiệm vụ của GVCN
Mức độ
Làm rất tốt làm tốt Bình
thường không tốt
SL % SL % SL % SL %
1 32 11.6 53 19.1 47 17.0 145 52.3
2 8 2.9 66 23.8 36 13.0 167 60.3
3 17 6.1 64 23.1 10 3.6 186 67.1
4 18 6.5 71 25.6 23 8.3 165 59.6
5 27 9.7 27 9.7 190 68.6 33 11.9
6 30 10.8 44 15.9 11 4.0 192 69.3
7 20 7.2 30 10.8 200 72.2 27 9.7
8 21 7.6 59 21.3 187 67.5 10 3.6
9 29 10.5 48 17.3 25 9.0 175 63.2
10 28 10.1 44 15.9 27 9.7 178 64.3
11 163 58.8 95 34.3 9 3.2 10 3.6
12 87 31.4 172 62.1 12 4.3 6 2.2
13 24 8.7 49 17.7 4 1.4 200 72.2
14 13 4.7 56 20.2 16 5.8 192 69.3
15 20 7.2 66 23.8 35 12.6 156 56.3
16 29 10.5 62 22.4 37 13.4 149 53.8
17 8 2.9 58 20.9 193 69.7 18 6.5
18 13 4.7 56 20.2 16 5.8 192 69.3
19 14 5.1 55 19.9 16 5.8 192 69.3
20 30 10.8 44 15.9 11 4.0 192 69.3
21 17 6.1 64 23.1 10 3.6 186 67.1
Ghi chú:
Nhiệm vụ 1: Dạy học và GD theo chương trình, kế hoạch GD, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của GV
Nhiệm vụ 2: Quản lý HS trong các hoạt động GD do nhà trường tổ chức;
Nhiệm vụ 3: Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn Nhiệm vụ 4: Chịu trách nhiệm về chất lƣợng, hiệu quả GD Nhiệm vụ 5: Tham gia nghiên cứu khoa học SP ứng dụng;
Nhiệm vụ 6: Tham gia công tác phổ cập GD ở địa phương;
Nhiệm vụ 7: Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dƣỡng chuyên môn để nâng cao chất lƣợng,hiệu quả giảng dạy và GD;
Nhiệm vụ 8: Vận dụng các PP dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện PP tự học của HS;
Nhiệm vụ 9: Thực hiện Điều lệ nhà trường;
Nhiệm vụ 10: Thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp QLGD;
Nhiệm vụ 11: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước HS;
Nhiệm vụ 12: Thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với HS, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của HS;
Nhiệm vụ 13: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
Nhiệm vụ 14: Tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
Nhiệm vụ 15: Phối hợp với GVCN, các GV khác, gia đình HS, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Đội Thiếu niên Tiền phong HCM trong dạy học và giáo dục HS;
Nhiệm vụ 16: Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ 17: Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp GD bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp và từng HS;
Nhiệm vụ 18: Thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch đã xây dựng;
Nhiệm vụ 19: Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, với các GV bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, Đội Thiếu niên Tiền phong HCM, các tổ chức XH có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS lớp mình và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
Nhiệm vụ 20: Nhận xét, đánh giá và xếp loại HS cuối kỳ và cuối năm học;
Nhiệm vụ 21: Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy:
- Những nhiệm vụ có đa số GVCN thực hiện rất tốt hoặc tốt là:
Nhiệm vụ 11: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước HS có 58,8 % số GVCN thực hiện ở mức độ rất tốt, 34,3 % số GVCN thực hiện ở mức độ tốt
Nhiệm vụ 12: Thương yêu, tôn trọng HS, đối xử công bằng với HS, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của HS có 31,4 % số GVCN thực hiện ở mức độ rất tốt, 62,1 % số GVCN thực hiện ở mức độ tốt.
- Một số nhiệm vụ vẫn còn nhiều GVCN thực hiện ở mức độ bình thường hoặc không tốt nhƣ:
Nhiệm vụ 5: Tham gia nghiên cứu khoa học SP ứng dụng có 68,6 % số GVCN thực hiện ở mức độ bình thường, 11,9 % số GVCN thực hiện ở mức độ không tốt đòi hỏi phải quan tâm thúc đẩy và hướng dẫn thực hiện.
Nhiệm vụ 7: Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giảng dạy và GD còn 11,5 % số GVCN thực hiện ở mức độ bình thường và 9,7 % số GVCN thực hiện ở mức độ không tốt đòi hỏi phải quan tâm bồi dƣỡng.
Nhiệm vụ 8: Vận dụng các PP dạy học heo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện PP tự học của HS còn 67,5 % số GVCN thực hiện ở mức độ bình thường, 3,6 % số GVCN thực hiện ở mức độ không tốt đòi hỏi phải có biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện nhiệm của các GV.
Nhiệm vụ 17: Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng HS còn 69,7
% số GVCN thực hiện ở mức độ bình thường đặt ra yêu cầu đối với các nhà trường là phải chú trọng bồi dƣỡng GVCN về xây dựng kế hoạch các hoạt động GD.
Để có có cơ sở đánh giá thực trạng về thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm mang tính khách quan, chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ thực hiện công việc của GVCN. Kết quả đươc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.9. Mức độ thực hiện công việc của các GVCN
TT Nội dung công việc
Mức độ
Tốt Bình thường Không tốt
SL % SL % SL %
1 Lập kế hoạch công tác, kế hoạch
các hoạt động của HS 178 64.3 57 20.6 42 15.2 2 Hướng dẫn, bồi dưỡng cán bộ
lớp về tự quản 30 10.8 200 72.2 47 17.0
3 Tìm hiểu tất cả HS về mọi mặt
(tâm lý, hoàn cảnh gia đình…) 40 14.4 186 67.1 51 18.4 4 Tìm hiểu một số HS chậm tiến
về mọi mặt, cả môi trường XH nơi HS cƣ trú
40 14.4 176 63.5 61 22.0
5 Rèn nền nếp cho HS 187 67.5 48 17.3 42 15.2
6 Kết hợp với cha mẹ để QL, giáo
dục HS 176 63.5 58 20.9 43 15.5
7 Phối hợp với các cán bộ Đoàn
TN, các GV bộ môn 197 71.1 38 13.7 42 15.2
8 Tổ chức giờ SHL theo tinh thần
đổi mới PP giáo dục 40 14.4 176 63.5 61 22.0 9 Tổ chức các hoạt động GD
NGLL (văn nghệ, thăm hỏi,..) 35 12.6 195 70.4 47 17.0 10 Giáo dục HS chậm tiến 38 13.7 178 64.3 61 22.0 11 Tổ chức các phong trào thi đua
cho tập thể lớp 41 14.8 187 67.5 49 17.7
12 Hỗ trợ HS có khó khăn trong
học tập 30 10.8 200 72.2 47 17.0
13 Giúp đỡ các em có hoàn cảnh
khó khăn 40 14.4 186 67.1 51 18.4
14 Việc khác: 38 13.7 178 64.3 61 22.0
Qua số liệu ở bảng 2.9 cho thấy:
- Các công việc có số đông GVCN làm tốt là “Kết hợp với cha mẹ để quản lý, giáo dục HS” có 63,5 % số GVCN làm tốt; công việc “Phối hợp với các cán bộ Đoàn TN, các GV bộ môn” có 71,1 % số GVCN làm tốt; công việc “Lập kế hoạch công tác,
kế hoạch các hoạt động của HS” có 64,3 % số GVCN làm tốt; công việc “Rèn nền nếp cho HS” có 67,5 % số GVCN làm tốt.
- Các công việc còn nhiều GVCN làm ở mức độ bình thường, có GVCN làm chƣa tốt là công việc “Tổ chức giờ SHL theo tinh thần đổi mới PP giáo dục” có 63,5 % số GVCN làm bình thường, 22 % số GVCN làm chưa tốt; công việc số 9 có 70,4% số GVCN làm bình thường, 17 % số GVCN làm chưa tốt…..
Nhƣ vậy qua bảng 2.8 và 2.9, chúng tôi nhận thấy thực trạng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm chỉ thực hiện tốt ở một số nhiệm vụ, còn các nhiệm vụ còn lại thì thực hiện chƣa tốt, cũng nhƣ chất lƣợng, hiệu quả, mức độ thực hiện một số công việc là chƣa tốt
2.4.3. Thực trạng về sự phối hợp của GVCN với các lực lượng giáo dục khác 2.4.3.1. Mối quan hệ giữa GVCN lớp với học sinh và gia đình học sinh
Để đánh giá về mối quan hệ giữa GVCN lớp với học sinh và phụ huynh học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát, tìm hiểu 150 học sinh và 70 CMHS. Tổng cộng số lượng khảo sát là 220 người. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát học sinh, CMHS về mối quan hệ giữa GVCN lớp với học sinh và gia đình học sinh
Nội dung Mức độ
Thường xuyên Ít khi Không bao giờ
SL % SL % SL %
1 32 14.5 143 65.0 45 20.5
2 24 10.9 151 68.6 45 20.5
3 33 15.0 146 66.4 41 18.6
4 35 15.9 144 65.5 41 18.6
5 22 10.0 153 69.5 45 20.5
6 34 15.5 143 65.0 43 19.5
7 35 15.9 39 17.7 146 66.4
8 142 64.5 38 17.3 40 18.2
9 140 63.6 38 17.3 42 19.1
10 24 10.9 153 69.5 43 19.5
Ghi chú:
Nội dung 1: Khi gặp một số vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong học tập, HS có tâm sự với thầy cô giáo chủ nhiệm lớp và nhờ giúp đỡ không?
Nội dung 2: GVCN liên lạc với gia đình bằng điện thoại Nội dung 3: GVCN gửi giấy báo cho cha mẹ học sinh.
Nội dung 4: GVCN trực tiếp đến nhà học sinh.
Nội dung 5: GVCN mời cha mẹ học sinh đến trường.
Nội dung 6: GVCN trao đối khi cha mẹ HS chủ động gọi điện thoại đến
Nội dung 7: GVCN trao đổi khi cha mẹ HS chủ động đến trường hoặc đến nhà GVCN
Nội dung 8: GVCN trao đổi khi cha mẹ HS đi họp Nội dung 9: GVCN trao đổi bằng sổ liên lạc hàng tháng Nội dung 10: Cách khác
Qua kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy mối quan hệ giữa GVCN lớp với học sinh và gia đình học sinh vẫn còn khoảng cách. Đa số các nội dung đều ở mức độ ít khi thực hiện, chỉ có một số ít nội dung thực hiện ở mức độ thường xuyên cụ thể :
Ở nội dung 8 và nội dung 9 được đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên chiếm tỉ lệ trên 63%. Nhƣng ở 02 nội dung này việc gặp gỡ và trao đổi về vấn đề sinh hoạt, học tập của HS giữa GVCN và CMHS là rất hạn chế, điều đó nói lên vấn đề sợi dây kết nối về giáo dục cho HS giữa GVCN và CMHS là còn hạn chế chƣa tạo sự gắng kết và phát huy đƣợc. Nhƣ vậy cần phải có biện pháp về công tác quản lý sự phối kết hợp giữa GVCN với CMHS để khắc phục hiện trạng trên.
Ở các nội dung còn lại đƣợc đánh giá mức độ ít khi thực hiện chiếm tỉ lệ khá cao trên 65% và có nội dung 7 (GVCN trao đổi khi cha mẹ HS chủ động đến trường hoặc đến nhà GVCN) đƣợc đánh giá ở mức độ chƣa bao giờ thực hiện chiếm 66,4%. Điều này cũng nói lên việc gặp gỡ và trao đổi về vấn đề sinh hoạt, học tập của HS giữa GVCN và CMHS là rất hạn chế. Do đó cần phải có biện pháp về công tác quản lý sự phối kết hợp giữa GVCN với CMHS để khắc phục hiện trạng trên
Do vậy, công tác tìm hiểu học sinh, phối hợp với gia đình trong công tác giáo dục học sinh cần phải đƣợc rút kinh nghiệm, trong công tác chủ nhiệm lớp của nhà trường và cấn phải có biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên hiệu quả và thiết thực hơn.
2.4.3.2. Sự phối hợp của GVCN với các lực lượng khác
Để đánh giá công tác phối hợp giữa GVCN với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh, chúng tôi tiến hành điều tra, khỏa sát 08 CBQL (04 hiệu trưởng, 04 phó hiệu trưởng) và 49 GVCN (tổng cộng 57 người) đã và đang công tác tại trường 04 THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum để lấy ý kiến về việc phối kết hợp với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác quản lý giáo dục học sinh.
Bảng 2.11. Sự phối hợp GVCN lớp với các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trường
TT Phối hợp với các lực lƣợng giáo dục
Mức độ thường xuyên Thường
xuyên Ít khi Chƣa bao giờ
SL % SL % SL %
1 Với Ban giám hiệu 30 53 20 35 7 12
2 Với Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn
TN CSHCM 31 54 19 33 7 12
3 Với giáo viên bộ môn 33 58 16 28 8 14
4 Với cán bộ phận văn phòng, thƣ viện,
thiết bị, bảo vệ,… 29 51 19 33 9 16
5 Với CMHS và ban đại diện Cha mẹ
học sinh 17 30 34 60 6 11
6 Với công an, chính quyền địa phương 0 0 7 12 50 88 7 Với các lực lƣợng giáo dục khác 1 2 3 5 53 93
Số liệu bảng 2.11 cho thấy: GVCN lớp phối hợp nhiều nhất với Ban giám hiệu và cán bộ Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn TNCSHCM, sau đó là với giáo viên bộ môn trong công tác phối hợp dạy học, tiếp theo là với CMHS để thông báo về tình hình học tập, tu dƣỡng đạo đức của học sinh. Tuy nhiên số ý kiến cho rằng phối hợp tốt với CMHS chỉ ở mức ít khi (60%), ở mức thường xuyên chỉ có 30% và vẫn còn 11% ở mức chưa bao giờ. Sự phối kết hợp với công an, chính quyền địa phương và các lực lượng GD khác ít khi được thực hiện, chỉ có dưới 12% ý kiến cho rằng ít khi phối
hợp, có trên 88% ý kiến cho rằng không bao giờ phối hợp với công an và chính quyền địa phương và 93% không bao giờ phối hợp với các lực lượng khác. Điều đó cho thấy sự phối hợp giữa GVCN với công an, chính quyền địa phương và các lực lượng khác còn lỏng lẻo, ít đƣợc chú trọng.
2.5. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường THCS ở huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum
2.5.1. Thực trạng về công tác chỉ đạo xậy dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Việc chỉ đạo xây dựng lập kế hoạch là chức năng điều kiện quan trọng của người QL. Muốn kế hoạch đó có tính khả thi cao, thì nó phải có tính khoa học, hợp lý và thực tiễn. Để tìm hiểu về mức độ chỉ đạo xây dựng và thực hiện lập kế hoạch QL công tác chủ nhiệm ở các trường THCS huyện Kon Rẫy – tỉnh Kon Tum, chúng tôi đã khảo sát 08 CBQL và 49 GVCN (tổng cộng 57 người) và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và GVCN về việc lập kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm ở trường
TT Nội dung Đối
tƣợng
Mức độ thực hiện
TB ĐLTC Thứ bậc
1
Lồng ghép trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường
CBQL 3,09 0,53 1
GVCN 3,74 0,57 1
2 Lập thành bản kế hoạch riêng
CBQL 2,81 0,75 2
GVCN 3,25 1,04 3
3 Bản kế hoạch kiểm tra CBQL 2,54 1,02 3
GVCN 3,29 0,94 2
Kết quả của bảng 2.12 cho thấy đánh giá của CBQL và GVCN việc lập kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm ở trường như sau:
Theo đánh giá chung, đa số CBQL đều có sự thống nhất trong xây dựng kế hoạch QL công tác chủ nhiệm và cho rằng việc xây dựng kế hoạch của trường mình là tốt.
Trung bình cộng 3,09 là mức khá cao (thứ bậc 1) số CBQL đều thống nhất xây dựng kế hoạch đƣợc lồng ghép, tích hợp vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung.
Ý kiến của GVCN cũng tương đồng với ý kiến của CBQL.
Trao đổi thêm, chúng tôi thấy đa số các HT đều cố gắng trong việc xây dựng bản kế hoạch riêng cho công tác chủ nhiệm lớp, nhƣng nội dung chƣa đầy đủ theo yêu cầu hoặc làm cho có lệ. Các trường thường chỉ tập trung vào bản kế hoạch chung và bản kế hoạch chuyên môn, còn những bản kế hoạch khác có chất lƣợng không đạt yêu cầu nhằm để đối phó khi có kiểm tra.
Để tìm hiểu về việc hiệu trưởng QL việc lập kế hoạch của GVCN, chúng tôi dùng câu hỏi số 6 (phụ lục 1), thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL về việc lập kế hoạch của GVCN
TT Nội dung Mức độ
TB ĐLTC Thứ bậc
1 Lập kế hoạch cho năm học 3,55 1,50 1
2 Lập kế hoạch cho từng học kỳ 3,45 1,21 2
3 Lập kế hoạch cho từng tháng 2,55 0,44 3
4 Lập kế hoạch cho từng tuần 1,18 0,33 4
Kết quả khảo sát ở bảng 2.13, chúng tôi thấy đa số HT thường xuyên chú trọng đến việc lập kế hoạch của GVCN và đạt kết quả khá, tốt. Tuy nhiên một số HT không thực hiện và thực hiện không thường xuyên về công tác QL kế hoạch tháng và tuần của GVCN. Đặc biệt là kế hoạch tuần, đây là kế hoạchcụ thể cho từng hoạt động có tính mục đích cao. Nếu không có kế hoạch tuần thì GVCN sẽ lúng túng trong việc tổ chức các giờ sinh hoạt và bị động trong các hoạt động chung của nhà trường.
Nhƣ vậy, chúng tôi có thể nhận thấy rằng HT đã khoán trắng cho GVCN trong việc lập kế hoạch QL học sinh của lớp mình. CBQL thiếu định hướng chung trong toàn trường, vì vậy các GVCN hoạt động không đồng bộ và thiếu tính thống nhất.
2.5.2. Thực trang về phân công công tác chủ nhiệm lớp
Sau khi khảo sát về việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi tìm hiểu về việc phân công GV làm công tác chủ nhiệm lớp nhƣ thế nào. Khi lựa chọn được GVCN phù hợp, điều đó sẽ giúp nhà trường trong QL và GD học sinh tốt hơn. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của CBQL của một số trường THCS huyện Kon Rẫy – tỉnh Kon Tum về các tiêu chí khi phân công GV làm công tác chủ nhiệm lớp, kết quả thu về nhƣ sau:
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL về các tiêu chí khi phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp
TT Nội dung Mức độ
TB ĐLTC Thứ
1 Tƣ cách, đạo đức của GV 4,00 0,00 1
2 Giáo viên có năng lực công tác chủ nhiệm 3,72 0,46 2 3 GV đó phải trực tiếp giảng dạy tại lớp 3,18 0,87 3 4 Giáo viên có năng lực chuyên môn tốt 2,90 0,83 4
5 Đề xuất của Tổ trưởng bộ môn 2,81 0,87 5
6 Đề xuất của Phó HT 2,54 0,52 6
7 Đăng ký của GV 2,36 0,67 7
8 Theo yêu cầu của phụ huynh 2,27 0,78 8
9 Hiệu trưởng tự phân công 2,18 0,75 9
10
GV làm công tác chủ nhiệm liên tục tại 1 lớp từ
đầu đến cuối cấp 2,09 0,83 10
11
GV chỉ làm chủ nhiệm ở một khối lớp, hết năm
học lại bàn giao cho GV khác 2,00 0,44 11
12 Theo số giờ lao động cá nhân 2,00 0,63 12
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy nếu bố trí đội ngũ GV chủ nhiệm lớp theo những nội dung nhƣ: HT tự phân công, GV làm công tác chủ nhiệm liên tục tại 1 lớp từ đầu đến cuối cấp, GV chỉ làm chủ nhiệm ở một khối lớp, hết năm học lại bàn giao cho GV khác, theo số giờ lao động cá nhân có kết quả thấp. Điều đó cho thấy HT, CBQL chƣa thực sự quan tâm đúng mức công tác chủ nhiệm lớp.
2.5.3. Thực trạng về quản lý sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với cha, mẹ học sinh các lực lượng trong và ngoài nhà trường
Để tm hiểu về việc quản lý sự phối hợp giữa GVCS với CMHS, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 13 (phụ lục 1), câu hỏi số 12 (phụ lục 2) để khảo sát lấy ý kiến và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.15.