Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy, tỉnh kon tum (Trang 85 - 127)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HUYỆN KON RẪY TỈNH KON TUM

3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp đƣợc đề xuất

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các Trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, chúng tôi đƣa ra 06 biện pháp nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của GVCN. Do không đủ điều kiện về thời gian để tiến hành thực nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành kiểm chứng thông qua phương pháp phỏng vấn, lây ý kiến đối với 25 CBQL, GVCN trong 04 Trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và các GV giỏi về chuyên môn cũng nhƣ có nhiều kinh nghiệm và đang làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp

Mức độ cần thiết

Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

%

1

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lƣợng giáo dục.

24 96 1 4 0 0

2 Biện pháp 2. Thành lập tổ chủ nhiệm lớp 21 84 3 12 1 4

3

Biện pháp 3. Tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN thực hiện nhiệm vụ quản lý, GD học sinh.

20 80 2 8 3 12

4 Biện pháp 4. Huy động các nguồn lực để

thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp 23 92 1 4 1 4 5 Biện pháp 5. Đổi mới công tác chủ nhiệm. 20 80 3 12 2 8 6 Biện pháp 6. Tăng cường công tác kiểm

tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp 22 88 2 8 1 4

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy:

Các biện pháp nêu trên đều đƣợc đánh giá ở mức độ cần thiết, đạt tỷ lệ cao, chiếm trên 80%. Cụ thể:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục ở mức độ cần thiết có 24 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 96%, mức độ ít cần thiết chiếm tỉ lệ 1% và mức độ không cần thiết là 0%. Nhìn chung, CBQL, GVCN của các trường khi được hỏi về mức độ cần thiết để tiến hành biện pháp này đại đa số cho là cần thiết.

Biện pháp 2: Thành lập tổ chủ nhiệm lớp ở mức độ cần thiết có 21 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 84%, mức độ ít cần thiết chiếm tỉ lệ 12% và mức độ không cần thiết là 4%. Nhƣ vậy biện pháp này cũng đƣợc đánh giá ở mức độ cần thiết.

Biện pháp 3: Tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN thực hiện nhiệm vụ quản lý, GD học sinh ở mức độ cần thiết có 23 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 92%, mức độ ít cần

thiết chiếm tỉ lệ 8% và mức độ không cần thiết là 12%. Nhƣ vật ở biện pháp này cũng đƣợc đại đa số CBQL và GVCN đƣợc lấy ý kiến cho rằng là vần thiết.

Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở mức độ cần thiết có 23 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 92%, mức độ ít cần thiết chiếm tỉ lệ 4% và mức độ không cần thiết là 8%. Nhƣ vật ở biện pháp 4 cũng đƣợc đại đa số CBQL và GVCN đƣợc lấy ý kiến cho rằng là vần thiết chiếm tỉ lệ 92%.

Biện pháp 5: Đổi mới công tác chủ nhiệm ở mức độ cần thiết có 20 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 80%, mức độ ít cần thiết chiếm tỉ lệ 8% và mức độ không cần thiết là 12%. Nhƣ vậy biện pháp này cũng đƣợc đánh giá ở mức độ cần thiết.

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm ở mức độ cần thiết có 22 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 88%, mức độ ít cần thiết chiếm tỉ lệ 8% và mức độ không cần thiết là 4% lớp. Nhƣ vậy biện pháp này cũng đƣợc đánh giá ở mức độ cần thiết chiếm 88%.

Tóm lại qua kết quả ở bảng 3.1, chúng tôi nhận định rằng, mặc dù có những ý kiến khác nhau, nhƣng hầu hết CBQL, GVCN đều cho rằng các biện pháp mà tác giả đưa ra đều cần thiết. Trong bối cảnh hiện nay của các Trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, các biện pháp này có thể áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý công tác chủ nhiệm, thông qua đó nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trường.

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Các biện pháp

Mức độ khả thi

Khả thi Ít khả thi Không khả thi

SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

%

1

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lƣợng giáo dục.

22 88 3 12 0 0

2 Biện pháp 2. Thành lập tổ chủ nhiệm

lớp 20 80 3 12 2 8

3

Biện pháp 3. Tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN thực hiện nhiệm vụ quản lý, GD học sinh.

21 84 2 8 2 8

4

Biện pháp 4. Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp

23 92 1 4 1 4

5 Biện pháp 5. Đổi mới công tác chủ

nhiệm. 22 88 1 4 2 8

6

Biện pháp 6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp

24 96 1 4 0 0

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy:

Các biện pháp nêu trên đều đƣợc đánh giá ở mức độ khải thi, đạt tỷ lệ cao, chiếm trên 80%. Cụ thể:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục ở mức độ khải thi có 22 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 88%, mức độ ít khả thi chiếm tỉ lệ 12% và mức độ không khả thi là 0%.

Biện pháp 2: Thành lập tổ chủ nhiệm lớp ở mức độ khải thi có 20 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 88%, mức độ ít khả thi chiếm tỉ lệ 12% và mức độ không khả thi là 8%. Nhƣ vậy biện pháp này cũng đƣợc đánh giá ở mức độ khả thi khi áp dụng

Biện pháp 3: Tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN thực hiện nhiệm vụ quản lý, GD học sinh ở mức độ khải thi có 21 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 84%, mức độ ít khả thi chiếm tỉ lệ 8% và mức độ không khả thi là 8%

Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở mức độ khải thi có 23 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 92%, mức độ ít khả thi chiếm tỉ lệ 4% và mức độ không khả thi là 4%.

Biện pháp 5: Đổi mới công tác chủ nhiệm ở mức độ khải thi có 22 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 88%, mức độ ít khả thi chiếm tỉ lệ 4% và mức độ không khả thi là 8%.

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm ở mức độ khải thi có 24 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 96%, mức độ ít khả thi chiếm tỉ lệ 4% và mức độ không khả thi là 0%.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên căn cứ pháp lý và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum nhằm nâng cao chất lƣợng GD toàn diện, đáp ứng các yêu cầu đổi mới đang đặt ra. Các biện pháp QL của hiệu trưởng trường THCS góp phần nâng cao năng lực QL học sinh, năng lực tổ chức các họat động GD học sinh và ý thức trách nhiệm, sự phát triển năng lực nghề của GV đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp GV trung học.

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp cho thấy các cán bộ, GV có năng lực và có nhiều kinh nghiệm trong QL công tác chủ nhiệm ở trường THCS đều khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất. Nhƣ vậy, CBQL và hiệu trưởng các trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum có thể xem xét và vận dụng những biện pháp này để QL công tác chủ nhiệm lớp của trường mình hoặc ở những địa bàn có điều kiện tương tự. Đồng thời khi vận dụng các biện pháp QL, các trường nên xây dựng hệ thống các biện pháp, trong đó có biện pháp mang tính chủ đạo và có biện pháp mang tính bổ trợ. Mặt khác, chúng tôi cùng thấy rằng bản thân CBQL và hiệu trưởng các trường THCS cũng cần phải thường xuyên đổi mới chính mình và không ngừng nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của mình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng vô cùng cần thiết phải nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay, cả nước thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông. Chất lượng GD phổ thông được nâng lên một phần nhờ vào đội ngũ GVCN, người đóng vai trò QL trực tiếp họat động dạy và học ở lớp học;

và đội ngũ hiệu trưởng và CBQL nhà trường, người đóng vai trò QL các họat động giảng dạy và giáo dục của GV, họat động học tập của HS.

Trong quá trình đổi mới GD hiện nay, cùng với việc chuẩn hóa trong GD, những yêu cầu mới về người GV nói chung, GVCN nói riêng cũng thay đổi. Do đó Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL của các trường THCS cần có những biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp, đáp ứng yêu cầu mới của GD phổ thông.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chúng tôi xây dựng khung lí thuyết về quản lý công tác chủ nhiệm. Từ nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng tôi thấy:”Biện pháp QL công tác chủ nhiệm là cách thức điều khiển, tổ chức, tạo điều kiện của hiệu trưởng đối với đội ngũ GVCN và tổ chức hoạt động GD của GVCN nhằm phát triển nhân cách HS và nâng cao chất lượng GD toàn diện”. Các biện pháp QL của Hiệu trưởng thực hiện theo chức năng của QL: Xây dựng kế hoạch về công tác chủ nhiệm; Tổ chức việc thực hiện công tác chủ nhiệm ở các lớp để GD học sinh, mà cụ thể là các họat động GD; Chỉ đạo và giám sát thường xuyên quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn của cơ sở nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra; Kiểm tra và đánh giá kết quả đạt đƣợc, đối chiếu với mục tiêu đề ra. Ở đây, GVCN tự đánh giá kết quả công việc của mình, sự thành công ở HS lớp mình chủ nhiệm và những thất bại cho bài học kinh nghiệm. Mặt khác, hiệu trưởng và CBQL nhà trường đánh giá bên ngoài nhằm xem xét mức độ đạt đƣợc của quá trình thực hiện. Đồng thời hiệu trưởng và CBQL nhà trường cũng tự đánh giá kết quả QL của mình đối với chất lượng của công tác chủ nhiệm lớp trong toàn trường.

Kết quả khảo sát thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp của các GVCN và về họat động QL công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, CBQL nhà trường cho thấy:

- Phần đông GVCN ở các trường thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của lớp mình. Mỗi GVCN cũng có những biện pháp QL riêng sao cho công tác chủ nhiệm hoàn thành tốt. Chính vì vậy, các GVCN phải thực hiện rất nhiều các họat động GD khác nhau, có sự phối kết hợp với gia đình để GD các em HS và có những biện pháp QL và GD hữu hiệu.

- Các GVCN của các trường đều hoàn thành nhiệm vụ của GVCN. Song cũng có một số GVCN trong tình trạng quá tải công việc. Những GVCN bị quá tải là những GV nhanh nhẹn, có năng lực nên bị giao quá nhiều việc nhƣ: giảng dạy bộ môn của mình, làm công tác chủ nhiệm, làm tổ trưởng chuyên môn. Bên cạnh đó cũng có những GV không tham gia việc gì khác ngoài việc giảng dạy bộ môn của mình.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, GVCN cũng còn nhiều khó khăn nhất định nhƣ: còn hạn chế về năng lực, ít có điều kiện cập nhật thông tin, khả năng vận dụng công nghệ thông tin vào QL học sinh còn hạn chế; Điều kiện làm việc còn khó khăn vất vả. Đây là những điểm mà hiệu trưởng và CBQL nhà trường cần hết sức quan tâm đến đội ngũ GVCN và có những biện pháp bồi dƣỡng phát triển GVCN kế cận.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của QL công tác chủ nhiệm lớp, với mong muốn đề xuất các biện pháp thúc đẩy công tác quản lý, giáo dục HS ở các trường THCS nhằm nâng cao chất lƣợng GD toàn diện, đáp ứng đƣợc các yêu cầu mới đang đặt ra chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp chính trong điều kiện của các trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Các biện pháp chính này gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lƣợng giáo dục

Biện pháp 2: Thành lập tổ chủ nhiệm lớp

Biện pháp 3: Tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN thực hiện nhiệm vụ quản lý, GD học sinh

Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp

Biện pháp 5: Đổi mới công tác chủ nhiệm

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm Các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm nhằm kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp. Sau khi xử lí các số liệu thu về kết quả bước đầu cho thấy 6 biện pháp đã đề xuất được đánh giá rất cần thiết và rất khả thi cao. Nhƣ vậy, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, mục đích nghiên cứu đã đạt đƣợc, giả thuyết khoa học đã đƣợc kiểm chứng trên cơ sở sử dụng các biện pháp nghiên cứu đa dạng. Trong thực tế của các trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum có điều kiện tương đồng đều có thể vận dụng vào thực tiễn của các trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Mặt khác, các biện pháp QL công tác chủ nhiệm đƣợc vận dụng trên cơ sở vận dụng đồng bộ các

biện pháp với nhau, có tác dụng tương hỗ nhau trong quá trình thực hiện.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ GD&ĐT cần có qui định bổ sung điều chỉnh về giảm số tiết giảng dạy cho GVCN từ 4 tiết / tuần nhƣ hiện nay lên 5 tiết / tuần, cho phù hợp với thực tế công tác của GVCN

- Bộ GD&ĐT cần có qui chế và hướng dẫn về thi GVCN giỏi tương tự như thi giáo viên giỏi các cấp nhằm động viên những người làm tốt công tác chủ nhiệm.

- Bộ GD&ĐT nên thường xuyên có các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn về công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN nói chung và cho GV trẻ, đào tạo lớp GVCN kế cận. Những tài liệu này mang tính cập nhật và thiết thực với thực tế công tác chủ nhiệm lớp của từng cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) bởi mỗi cấp học có đặc thù riêng. Ngoài ra còn có những chuyên đề giành cho GV vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum

- Tổ chức tập huấn cho tất cả GVCN vào dịp trước khai giảng với thời lượng thích hợp (khoảng 5 ngày). Tất cả các GVCN đều đƣợc tham dự tập huấn và trực tiếp đƣợc bồi dƣỡng các chuyên đề cho GVCN từ các chuyên gia, chuyên viên của Sở GD&ĐT.

- Tổ chức hội nghị GVCN vào giữa học kỳ 1 hàng năm để sơ kết việc tập huấn GVCN.

2.3. Đối với các trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

- Các hiệu trưởng và CBQL nhà trường cần nâng cao nhận thức trách nhiệm và năng lực QL công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và kế hoạch QL công tác chủ nhiệm lớp đối với các GV trong trường.

- Liên tục phát triển đội ngũ GVCN về số lƣợng và chất lƣợng trên cơ sở vận dụng các biện pháp bồi dƣỡng chuyên môn QL và GD học sinh; vận dụng công nghệ thông tin trong QL học sinh… đồng thời nhà trường cần quan tâm đến điều kiện làm việc của các GVCN sao cho họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

- Nhà trường cần tổ chức các họat động khác nhau, tạo cơ hội cho các GVCN đƣợc học tập, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong các xử lý tình huống sƣ phạm nhƣ: tham gia dự giờ sinh họat lớp của nhau; tổ chức các họat động GD học sinh; cùng nhau trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với nhau qua hội thảo, xemina...

2.4. Đối với các giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp

- Cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của một GVCN đối với các em HS, thế hệ tương lai của đất nước. Do đó GVCN luôn là tấm gương sáng cho các em và nhân cách của người thầy để lại mãi mãi trong tâm trí của các em.

- GV nói chung và GVCN nói riêng không ngừng học tập, tự bồi dƣỡng và bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn QL học sinh và chủ nhiệm lớp, mạnh dạn thực hành vận dụng những điều học đƣợc từ sách/ tài liệu; học từ đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy, tỉnh kon tum (Trang 85 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)