Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HUYỆN KON RẪY TỈNH KON TUM
3.2. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum
3.2.4. Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp
3.2.4.1. Mục đích
GVCN có vai trò rất quan trọng trong quá trình GD học sinh. Vì họ vừa là nhà GD, vừa là người trực tiếp QL và tổ chức các hoạt động nhằm hoàn thiện và phát triển
nhân cách cho HS. Hoạt động của GVCN có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng GD toàn diện của nhà trường. Do đó HT cần có những biện pháp tích cực để huy động các nguồn lực giúp GVCN lớp thực hiện công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả.
3.2.4.2. Nội dung
HT phải coi trọng công tác chủ nhiệm lớp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GVCN thực hiện công tác QL học sinh nhƣ là: bồi dƣỡng nâng cao năng lực về công tác chủ nhiệm cho GVCN; tổ chức phối hợp các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trường để thực hiện hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp; tạo điều kiện về CSVC đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chủ nhiệm.
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện
*Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp
Hiệu trưởng phải xác định GVCN là người thay mặt HT quản lý toàn diện lớp học nên họ có vai trò quan trọng trong việc GD học sinh. HT cần đánh giá đúng tình hình thực trạng năng lực của đội ngũ GV. Từ đó HT xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng về công tác chủ nhiệm lớp cho GV với những nội dung cần thiết nhƣ là:
+ Tập huấn cho GV về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy HS làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực chủ động và năng lực tƣ duy sáng tạo của người học.
+ Hướng dẫn GVCN nắm tình hình lớp; đặc điểm tâm sinh lý của HS; lập kế hoạch chủ nhiệm; cố vấn cho HS bầu chọn Ban chấp hành Đoàn, Ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cho Ban chấp hành Đoàn, Ban cán sự lớp, tổ trưởng, tổ phó; xây dựng lớp thành một tập thể HS vững mạnh; tổ chức các loại hình hoạt động và giao lưu trong tập thể HS; tổ chức các hoạt động GD toàn diện; hướng dẫn GVCN tổ chức họp cha mẹ HS và lập kế hoạch học kỳ, năm học và theo từng công việc; quan tâm đến HS cá biệt; tổ chức đánh giá HS.
Bồi dƣỡng cho GVCN lớp về kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động tập thể, xây dựng tập thể tự quản, kỹ năng phát hiện và phát huy tính tích cực của HS. Trong thực tế hiện nay, GVCN cần chú trọng đến việc dạy cho HS cách giao tiếp, văn hóa giao tiếp nhằm gắn GD với thực tế cuộc sống.
Bồi dƣỡng những kiến thức cơ bản về tâm sinh lý lứa tuổi, giáo dục học; cập nhật kiến thức phổ thông, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ về những vấn đề mới của GD, phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tăng cường phương pháp tự học của HS, khai thác tốt nội dung bài học. Nếu GVCN có sự am hiểu rộng về mọi mặt đang diễn ra trong thực tế cuộc sống sẽ làm cho HS thêm phần nể phục và tin
tưởng.
Tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp với những hình thức linh hoạt, đa dạng, phong phú.
Công tác chủ nhiệm lớp là công việc khó, đòi hỏi GVCN phải có tâm huyết với nghề nghiệp, thương yêu HS, hết lòng dạy dỗ các em. Tuy vậy, chỉ tâm huyết thôi vẫn chƣa đủ. Tâm lí HS rất đa dạng, phong phú, mỗi em mỗi cá tính, mỗi khí chất, mỗi trình độ nhận thức khác nhau, hoàn cảnh sống, kinh tế gia đình cũng rất khác nhau nên đòi hỏi người GVCN phải thấu hiểu tâm lý của mỗi HS để có phương pháp giáo dục hợp lý với từng đối tượng. Để giúp GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ, người HT phải tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp với những hình thức linh hoạt, đa dạng, phong phú có hiệu quả nhƣ:
+ Tổ chức cho GVCN dự giờ, thăm lớp trên tinh thần học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp.
+ Tổ chức hội thảo các chuyên đề về công tác chủ nhiệm với nội dung đa dạng nhƣ: Chuyên đề công tác chủ nhiệm đối với việc giáo dục HS cá biệt; chuyên đề vận động HS tham gia tích cực các phong trào của Đoàn thanh niên; chuyên đề quản lý HS; chuyên đề tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả.
+ Tổ chức cho GV tham gia các lớp tập huấn bồi dƣỡng về công tác chủ nhiệm lớp do Sở GD&ĐT tổ chức.
+ Tổ chức giao lưu, trao đổi về kinh nghiệm chủ nhiệm lớp với GV các trường bạn.
+ Tổ chức cho GV, GVCN đăng ký tự bồi dƣỡng về trình độ, năng lực công tác chủ nhiệm lớp. Cách làm này hiệu quả và tận dụng đƣợc thời gian của từng cá nhân.
*Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức, thực hiện công tác chủ nhiệm lớp
Phối hợp, kết hợp giữa GVCN với các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng với việc tăng cường xã hội hóa GD nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục là thúc đẩy HS phát triển toàn diện.
Phối kết hợp giữa GVCN với GV bộ môn trong quá trình giáo dục học sinh.
Giáo viên bộ môn là lực lƣợng rất quan trọng để hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong công tác QL lớp. Đây là lực lƣợng trực tiếp truyền thụ kiến thức cho HS, đồng thời uốn nắn kịp thời thái độ, thói quen, hành vi sai lệch của HS. GV bộ môn cung cấp những nguồn thông tin nhanh, chính xác giúp GVCN nắm bắt đƣợc tình hình của lớp, của từng HS để đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp, khoa học và đánh giá xếp loại
HS một cách công bằng, khách quan.
Phối kết hợp giữa GVCN lớp với tổ chức Đoàn thanh niên tạo ra những sân chơi lành mạnh nhằm giúp cho HS rèn luyện đạo đức, tư tưởng chính trị đúng đắn, rèn luyện cho HS các kỹ năng sống cần thiết nhƣ: biết cách hoà đồng sống tập thể, kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng sinh hoạt với tập thể, cộng đồng; biết đấu tranh cho lẽ phải; phát huy quyền dân chủ, tinh thần tự phê bình và phê bình cao, từng bước chuẩn bị hành trang vào đời; phát huy đƣợc tính tự lực, tƣ duy độc lập và sáng tạo.
Phối hợp giữa GVCN lớp với Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học để giúp đỡ, tạo điều kiện cho HS nghèo hiếu học, vượt khó và tạo động lực cho HS khá, giỏi vươn cao trong học tập, đồng thời rèn luyện cho HS lòng nhân ái, vị tha, thương người, yêu quê hương, yêu đất nước.
Phối hợp giữa GVCN lớp với Công đoàn cơ sở trong công tác tổ chức hội giảng nhằm giúp GV nâng cao chất lƣợng tiết dạy; hội thi ứng dụng công nghệ thông tin, các tiết dạy thí nghiệm, thực hành sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học để HS tích cực tự giác sáng tạo trong tƣ duy, nhận thức nhằm giúp HS phát huy năng lực học tập, biết vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp.
Phối hợp giữa GVCN với Ban đại diện cha mẹ HS, gia đình và xã hội là sự hợp tác có hiệu quả để phát triển nhân cách của HS; tạo thái độ, động cơ học tập đúng đắn là sự tác dụng tương hỗ để giúp HS hoàn thiện lối sống, đạo đức; sự giáo dục gia đình và giáo dục xã hội là rất quan trọng vì thời gian mà HS ở với gia đình và hoạt động ngoài xã hội chiếm 5/6 (trong một ngày, HS thường chỉ ở trường 4 giờ); những người thân trong gia đình cùng với những tác động của môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và kết quả học tập, rèn luyện của các em.
* Tạo điều kiện để GVCN lớp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm
Để hiệu quả giáo dục có tác dụng thực sự, HT phải có biện pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm lớp.
Chỉ đạo các bộ phận văn phòng, thƣ viện, nhân viên công nghệ thông tin cung cấp đầy đủ văn phòng phẩm, các loại hồ sơ, sách báo, các văn bản liên quan đến công tác chủ nhiệm, hướng dẫn GVCN cập nhập thông tin của trường đến HS và cha mẹ HS.
Bồi dƣỡng nội dung ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, GV về QL công tác chủ nhiệm, cho GVCN ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chủ nhiệm lớp.
GVCN phải biết truy cập thông tin trên mạng toàn cầu, gửi thông tin về HS lớp chủ nhiệm bằng thƣ điện tử, sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong việc tổ chức các hoạt động tập thể.
Xây dựng cơ chế quản lý, qui chế làm việc cho GVCN đồng bộ với các hoạt động của nhà trường, dự toán kinh phí cho hoạt động chủ nhiệm.
Xây dựng qui chế phối hợp giữa GVCN với các lực lƣợng giáo dục bên trong và ngoài nhà trường để họ cùng có trách nhiệm với GVCN chăm lo công tác giáo dục HS và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm đến điều kiện làm việc, hoàn cảnh gia đình và tình hình của lớp mà GVCN đang đảm nhận để có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời.