Xuất các giải pháp triển khai chiến lược

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh cho eximbank (Trang 107 - 121)

3.7.1. Giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực

Chậm nhất là đầu năm 2007, phải xây dựng xong và đưa vào triển khai chiến lược củng cố và phát triển nguồn nhân lực Eximbank đến 2010. Song song với việc xây dựng chiến lược cần thực hiện ngay các nội dung sau:

- Thuê công ty tư vấn nguồn nhân lực đánh giá lại trình độ của đội ngũ quản trị điều hành để làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng thang bảng lương cho đội ngũ quản trị trung cao cấp nhằm trả lương theo năng lực và hiệu quả, tránh hiện tượng cào bằng, và giải quyết dứt điểm việc trả lương theo thâm niên.

- Cử ngay các cán bộ quản trị chủ chốt và cán bộ qui hoạch tham gia các lớp học về ngoại ngữ nhằm trang bị đủ kiến thức về ngoại ngữ phục vụ quá trình đàm phán với các đối tác chiến lược trong quá trình tăng vốn và trong quá trình làm việc sau này.

- Đưa ngay một số cán bộ IT giỏi của Phòng IT sang Singapore, Mỹ để học về công nghệ quản trị mạng, công nghệ phần mềm, và các công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng nhằm phục vụ việc cải cách và nâng cấp hạ tầng công nghệ Eximbank trong giai đoạn tới.

- Có kế hoạch đào tạo lại các nhân viên có trình độ dưới đại học để nâng kiến thức chung và kiến thức chuyên môn chuẩn bị cho quá trình hội nhập sắp tới.

- Xây dựng chế độ đãi ngộ thích hợp dành cho các nhân viên giỏi nhằm giữ chân các nhân viên giỏi của Eximbank, thu hút nhân tài để tăng dần số lượng cán bộ chuyên viên có thâm niên trong lĩnh vực ngân hàng.

- Quy hoạch đội ngũ các nhà quản trị trung cao cấp cho Eximbank để từ đó có kế hoạch đưa đi đào tạo ở các nước phát triển, hoặc tham gia tiếp nhận kinh nghiệm quản trị từ các đối tác chiến lược.

3.7.2. Giải pháp liên quan đến quản trị điều hành và cơ cấu tổ chức

- Đổi mới phương thức quản trị điều hành theo hướng chuyển mạnh từ suy nghĩ đến hành động. Cụ thể, về phương thức quản trị điều hành trên nguyên tắc tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho người đứng đầu là tổng giám đốc, và các phó tổng giám đốc phụ trách khối, Giám đốc các chi nhánh, trưởng các phòng, ban. Việc tăng cường trách nhiệm và quyền hạn sẽ gắn với việc đãi ngộ thích đáng về vật chất và tinh thần. Theo nguyên tắc này, ban lãnh đạo tại hội sở hay chi nhánh sẽ bỏ việc phân công theo phụ trách phòng hay một số phòng như hiện nay để chuyển sang giao việc cụ thể theo hướng tiếp cận việc bán sản phẩm ra thị trường. Do vậy, ban lãnh đạo tại hội sở hay tại các chi nhánh có quyền sử dụng toàn bộ các công cụ và bộ máy của Eximbank để thực hiện các quyết định kinh doanh của mình.

- Hoàn thiện hơn nữa các qui chế, qui trình, biểu mẫu trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ để làm cơ sở cho việc cải tiến công tác quản trị điều hành.

- Xây dựng các qui trình ra quyết định ở tất cả các cấp và phân cấp mạnh hơn cho các cấp quản trị trung gian để đẩy nhanh quá trình ra quyết định.

- Thành lập ngay phòng Marketing để triển khai các hoạt động marketing nhằm phát triển khách hàng và thị phần cho Eximbank.

- Thành lập trung tâm thẻ trên cơ sở nâng cấp phòng thẻ tín dụng để thúc đẩy sự phát triển nhanh hoạt động phát hành, thanh toán thẻ, và hệ thống ATM. Trung tâm thẻ này sẽ là đầu mối tiếp nhận và triển khai các sản phẩm thẻ mang

tính chuyên biệt được chuyển giao từ đối tác chiến lược khi Eximbank bán cổ phiếu tăng vốn.

- Thành lập trung tâm tin học trên cơ sở phòng xử lý thông tin để đẩy mạnh hơn nữa tính chủ động và độc lập trong công tác triển khai các dự án công nghệ. Trung tâm tin học sẽ là đầu mối tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các đối tác chiến lược của Eximbank.

- Thành lập phòng quản trị và phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở sáp nhập phòng tổ chức cán bộ và ban đào tạo hiện nay để thống nhất trong quản lý và qui hoạch cán bộ, đào tạo và sử dụng trong chiến lược dài hạn. Phòng quản trị và phát triển nguồn nhân lực sẽ là đầu mối trong việc phân loại và xác lập nhu cầu đào tạo của đội ngũ quản trị Eximbank để chuẩn bị cho quá trình tiếp nhận sự hỗ trợ trong công tác đào tạo từ đối tác chiến lược.

- Tăng cường hơn nữa vai trò của các kiểm tra viên, kiểm toán viên nội bộ để giám sát chặt việc tuân thủ các qui định trong kinh doanh của Eximbank trong giai đoạn tăng tốc phát triển.

- Sửa đổi lại điều lệ Eximbank theo hướng phù hợp với các qui định pháp luật hiện hành (luật doanh nghiệp 2005, luật đầu tư 2005, nghị định 49 của chính phủ..vv) nhằm làm cơ sở vững chắc cho quá trình tiếp nhận vốn từ nước ngoài và quá trình quản trị điều hành trong thời gian tới.

3.7.3. Giải pháp liên quan đến năng lực tài chính

Thành lập ngay nhóm chuyên viên giỏi nghiệp vụ, ngoại ngữ để đảm nhiệm công tác xúc tiến việc phát hành cổ phiếu cho đối tác nước ngoài, triển khai ngay kế hoạch bán cổ phiếu cho các đối tác nước ngoài để tăng vốn điều lệ, đồng thời tiếp nhận sự hỗ trợ về công nghệ, đào tạo, sản phẩm. Trước mắt, ngay trong năm 2007, sẽ đàm phán với các đối tác để bán cổ phiếu (30% vốn điều lệ

của Eximbank trên tổng số vốn điều lệ của Eximbank sau khi đã tăng thêm vốn mới).

Sử dụng phương thức chia cổ tức bằng cổ phiếu để giải quyết cổ tức năm 2006 cho cổ đông, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ tăng vốn điều lệ của Eximbank.

Sử dụng một phần lợi nhuận để lại để tăng vốn điều lệ trong năm 2007. Phát hành trái phiếu chuyển đổi có kỳ hạn 1 năm với tỷ lệ chuyển đổi 1:1 cho cổ đông hiện hữu, khách hàng thân thiết, và cán bộ nhân viên để tăng vốn điều lệ.

Tích cực thu hồi các khoản nợ xấu còn tồn đọng của Eximbank để tăng lợi nhuận, tăng nguồn vốn cho Eximbank. Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu của Eximbank ở mức dưới 0,5% trên tổng dư nợ trong giai đoạn từ nay đến 2010.

Nghiên cứu triển khai mô hình các quỹ đầu tư công cộng để thu hút vốn từ công chúng, từ đó tăng nguồn vốn hoạt động cho Eximbank.

3.7.4. Giải pháp liên quan đến công nghệ

- Triển khai ngay dự án nâng cấp hệ thống máy chủ tại Eximbank, việc nâng cấp này phải chú trọng đến phương án bảo mật hệ thống. Kế hoạch nâng cấp hệ thống máy chủ phải hoàn tất trước khi đàm phán với đối tác dự kiến là cổ đông nước ngoài của Eximbank.

- Xây dựng kế hoạch thành lập trung tâm tin học dự phòng đặt tại Hà Nội nhằm đảm bảo sự thông suốt và an toàn trong công tác xử lý nghiệp vụ và đề phòng sự cố bất khả kháng.

- Trên cơ sở nâng cấp hệ thống máy chủ và hệ thống bảo mật, đẩy mạnh việc nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ về ngân hàng điện tử như Ebanking, Homebanking, Ecommerce. Trước mắt, hoàn thiện hệ thống để có thể hỗ trợ các sản phẩm như: chuyển khoản trong cùng hệ thống ; thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại, internet ; chuyển tiền trong và ngoài hệ thống ;

chuyển đổi ngoại tệ sang tài khoản thanh toán VND trong cùng hệ thống; tra cứu thông tin: số dư, sao kê giao dịch ; thông tin tài khoản cá nhân; trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang thẻ Visa Debit ; đặt lệnh giao dịch chứng khoán, số dư chứng khoán tại ACBS, tình hình biến động giá chứng khoán.

- Có kế hoạch trang bị thêm các máy ATM và hệ thống máy đọc thẻ (Pos Terminal) thế hệ mới để tạo thêm kênh sử dụng cho chủ thẻ của Eximbank.

- Liên kết với Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia (gồm các thành viên BIDV, Agribank, Incombank, ACB, Sacombank, EAB, Saigonbank) để chia sẻ hệ thống ATM và các công nghệ liên quan đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.

- Xây dựng kế hoạch ứng dựng công nghệ chữ ký điện tử vào công tác xử lý các giao dịch hàng ngày.

- Nâng cấp dung lượng đường truyền thuê bao riêng (Lease –line) với Công Ty Viễn Thông Việt Nam (VTI) để đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu của Eximbank khi dung lượng giao dịch tăng lên.

3.7.5. Giải pháp liên quan đến sản phẩm dịch vụ

Trên cơ sở bổ sung thêm nhân lực, tăng cường công tác đào tạo cho bộ phận nghiên cứu sản phẩm, nâng cấp công nghệ như đã đề cập trên, nhanh chóng nghiên cứu khả thi và đưa vào triển khai các nhiệm vụ sau:

1) Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện hữu:

a2soát và đánh giá lại tất cả các sản phẩm dịch vụ hiện hữu của Eximbank hiện nay bao gồm các sản phẩm phục vụ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.

- Đánh giá lại vị thế của sản phẩm trong chu kỳ sống từ đó xác định khả năng phát triển hoặc loại bỏ.

- Trên cơ sở rà soát và đánh giá vị thế của sản phẩm, có biện pháp nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm có khả năng phát triển thông qua việc cải

tiến qui chế, qui trình, thái độ phục vụ…vvv; đề xuất loại bỏ các sản phẩm không có tiềm năng phát triển.

2) Phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới:

Nhanh chóng triển khai các sản phẩm dịch vụ trước đây không thể thực hiện do Eximbank bị hạn chế trong kế hoạch chấn chỉnh củng cố; việc triển khai các sản phẩm này được thực hiện ngay khi Eximbank chấm dứt chấn chỉnh củng cố và trở lại hoạt động bình thường như những ngân hàng thương mại khác.

- Bao thanh toán trong nước và quốc tế.

- Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói với đặc tính chuyên biệt và giá trị lớn dành cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài.

- Dịch vụ hỗ trợ và tư vấn về tài chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Dịch vụ giữ hộ tài sản.

- Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư.

- Tiết Kiệm Hỗn Hợp, Tiết Kiệm Tích Lũy - ....vv

Triển khai từng bước các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tính chuyên biệt cao (high tech and differenciation) để tăng lợi thế cạnh tranh cho Eximbank và chủ động đối đầu với các tập đoàn tài chính lớn trong giai đoạn hội nhập. Cụ thể các sản phẩm và lộ trình sau:

Loại sản sản - dịch vụ Kế hoạch triển khai

1. Thẻ Visa/MasterCard, ATM theo công nghệ Chip 01/01/2007

2. Thẻ kiều hối 01/01/2007

3. Thanh toán qua Internet 01/03/2007

4. Dịch vụ cung cấp tự động thông tin qua website 01/03/2007

3.7.6. Giải pháp liên quan đến Marketing

Các giải pháp liên quan đến việc cải thiện hoạt động Marketing của Eximbank bao gồm các nội dung sau :

1) Phát triển nhanh kênh phân phối sản phẩm dịch vụ cho Eximbank thông qua các hình thức:

- Mở thêm các chi nhánh và phòng giao dịch tại các quận nội thành TP HCM, Hà Nội, và các tỉnh thành lớn như Quảng Ninh, Hải Phòng, Vinh, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Đà Lạt, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh, Long An....vv. Để việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch diễn ra với tốc độ nhanh, Eximbank phải thành lập ban chỉ đạo phát triển mạng lưới với các thành viên có đủ thẩm quyền xem xét và quyết định việc mở chi nhánh, phòng giao dịch, giao quyền cụ thể cho các giám đốc chi nhánh chủ động tìm kiếm địa điểm, thực hiện mọi thủ tục cần thiết để mở mới phòng giao dịch ; xây dựng qui trình chuẩn về tìm kiếm địa điểm, xin giấy phép, tuyển dụng đào tạo, xây dựng phòng ốc... để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống nhằm tiết kiệm thời gian trong việc mở mới chi nhánh, phòng giao dịch. Việc mở rộng chi nhánh và phòng giao dịch thực hiện càng sớm càng tốt để tranh thủ thu hút và tăng cơ sở khách hàng cho Eximbank, cụ thể cố gắng nâng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của Eximbank lên 123 chi nhánh vào cuối năm 2008, năm 2009 là 175, và năm 2010 là 230 chi nhánh.

- Phát triển các kios banking, các quầy giao dịch tại các khu thương mại, trung tâm mua sắm, bệnh viện, trường học, phi trường, nhà ga để triển khai các sản phẩm dịch vụ bán lẻ và các sản phẩm công nghệ cao. Việc phát triển kênh phân phối theo mô hình kios, quầy giao dịch được thực hiện thăm dò vào năm 2007 với số lượng 10 Kios, 10 quầy giao dịch, và phát triển mạnh trong các năm 2008, 2009, và 2010 với số lượng mỗi năm khoảng 100 Kios và quầy giao dịch.

2) Đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, các chương trình chăm sóc khách hàng:

- Dành ngân sách hàng năm tối thiểu là 5% lợi nhuận sau thuế để phục vụ việc đẩy mạnh hoạt động quảng cáo thương hiệu, sản phẩm, và triển khai các chương trình khuyến mãi cho các sản phẩm thẻ, huy động, cho vay của Eximbank.

- Trên cơ sở phòng Marketing được thành lập như đã được đề cập ở phần trên, việc triển khai kế hoạch marketing cần phải được triển khai ngay. Trước mắt, thuê công ty chuyên về quảng cáo và xây dựng thương hiệu như Myshares, J Walter Thompson xây dựng kế hoạch marketing cho Eximbank trong năm 2007, trong những năm sau Eximbank sẽ tự thực hiện.

- Xây dựng và triển khai chính sách chăm sóc khách hàng trên cơ sở phân loại khách hàng thành các nhóm như:

o Phân theo loại khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân.

o Phân theo loại hình doanh nghiệp quốc doanh, TNHH, cổ phần, DNTN.

o Phân theo ngành nghề kinh doanh như dệt may, gốm sứ, sắt thép, dịch vụ, xây dựng,...vv

o Phân theo qui mô doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.

o Phân theo cá nhân có thu nhập cao, thu nhập trung bình.

o Phân theo thời gian giao dịch và mức độ trung thành với Eximbank : khách hàng tiêu chuẩn, khách hàng vàng, khách hàng bạc, khách hàng tiềm năng..vv.

o ...vvv

Từ chính sách phân loại, xây dựng chính sách về giá bán các sản phẩm dịch vụ cho từng đối tương khách hàng ; xây dựng kế hoạch phát triển các sản

tranh và chiếm lĩnh thị phần, phải thực hiện chiến lược giá hấp dẫn (dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí quản lý và công nghệ hiện đại) đối với các sản phẩm thẻ, huy động, cho vay của Eximbank.

Triển khai thường xuyên các chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Eximbank.

3.8. Các kiến nghị

Để thực hiện tốt chiến lược kinh doanh tăng tốc trong thời gian tới, các giải pháp phải thực hiện như đã nêu trên, những kiến nghị sau đây phải được gửi đến các cơ quan có chức năng.

3.8.1. Kiến nghị với Chính Phủ

- Nhìn chung ngay sau khi chấn chỉnh củng cố, năng lực tài chính của Eximbank còn yếu và cần nhiều kinh phí để đầu tư phát triển, do vậy Chính phủ cần có chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 2 đến 3 năm (từ năm 2006 đến hết năm 2008) để hỗ trợ Eximbank trong việc đào tạo nhân lực, đầu tư công nghệ, tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ...vv nhằm tăng nhanh khả năng ứng phó cho Eximbank trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Có chính sách cấp bù cho Eximbank đối với các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước như Công ty Lam Sơn, Xí nghiệp Nấm.. đã được giải thể, phá sản nhưng còn nợ Eximbank.

- Miễn nộp các loại thuế khi bán, phát mãi tài sản đối với các khoản nợ

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh cho eximbank (Trang 107 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)