Chiến lược chính và chiến lược có khả năng thay thế

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh cho eximbank (Trang 101 - 104)

Từ những kết quả đạt được trong giai đoạn 2001 – 2005, vị thế cạnh tranh của Eximbank trên thị trường tài chính ngân hàng đã dần được cải thiện, nhiều sản phẩm dịch vụ mới của Eximbank đã được triển khai, các yếu tố nội lực được củng cố.

Bên cạnh đó, xu hướng tăng trưởng mạnh của ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính ngân hàng, trong thời gian tới sẽ là điểm nhấn để Eximbank tăng tốc sau khi chấm dứt chấn chỉnh củng cố.

Dựa vào kết quả phân tích của các ma trận SWOT, BCG, SPACE có thể khẳng định chiến lược kinh doanh thích hợp nhất của Eximbank trong thời gian tới là “tăng tốc” trên cơ sở phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Ngoài ra, việc tăng tốc của Eximbank trong thời gian tới có thể tận dụng các nguồn lực bên ngoài thông qua liên kết với các đối tác trong nước hoặc liên kết với các đối tác nước ngoài. Tóm lại, các chiến lược cơ bản của Eximbank trong thời gian tới là:

Chiến lược 1: có tên gọi“Tăng tốc thận trọng dựa vào nguồn lực

trong nước”. Chiến lược này có những đặc điểm chính như sau:

1) Hiện đại hóa công nghệ dựa vào khả năng tài chính và đội ngũ cán bộ IT của Eximbank.

2) Tận dụng giai đoạn trở lại hoạt động bình thường và khả năng công nghệ để phát triển các sản phẩm dịch vụ. Quan tâm đặc biệt về tính đặc thù của các sản phẩm thẻ, sản phẩm tiền gửi, sản phẩm cho vay để tăng thị phần

3) Phát triển mạnh hơn các sản phẩm phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu; triển khai các sản phẩm mới như bao thanh toán, tài trợ thương mại.

4) Mở rộng hơn các ngân hàng đại lý để hỗ trợ hoạt động tài trợ quốc tế. 5) Phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi cho các đối tác chủ yếu là đối tác trong nước nhằm tăng vốn điều lệ.

6) Mở rộng mạng lưới theo hình thức truyền thống là các chi nhánh, phòng giao dịch.

7) Xây dựng và triển khai nhanh chiến lược đào tạo, giữ chân và thu hút cán bộ giỏi, đặc biệt trong lĩnh vực IT.

8) Thúc đẩy hoạt động quảng bá, PR để xây dựng và phát triển thương hiệu.

9) Ứng dụng các mô hình quản trị mới, áp dụng các chuẩn mực như Camels, Basel 2, IAS vào quá trình kinh doanh để hạn chế rủi ro, và rút ngắn thời gian ra quyết định.

10) Hoàn thiện văn hóa Eximbank.

Chiến lược này có thể tăng tốc nhưng ở mức độ vừa phải, khả năng cải thiện các yếu tố nội tại của Eximbank chậm, yếu tố đột phá về quản trị ít.

Chiến lược 2: có tên gọi "Tăng tốc nhanh dựa vào nguồn lực

nước ngoài". Chiến lược này có những đặc điểm chính như sau:

1) Tăng vốn điều lệ thông qua việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài ở mức cao nhất theo qui định hiện hành, thông qua việc bán cổ phần để tiếp nhận sự hỗ trợ về đào tạo, công nghệ, chia sẻ sản phẩm dịch vụ.

2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua sự hỗ trợ về đào tạo của đối tác nước ngoài.

3) Xây dựng và triển khai nhanh chiến lược đào tạo, giữ chân và thu hút cán bộ giỏi, đặc biệt trong lĩnh vực IT.

4) Triển khai các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại từ đối tác.

5) Mở rộng kênh phân phối theo mô hình của các ngân hàng hiện đại như homebanking, phonebanking, kiosbanking.

6) Củng cố các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, và phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao với tính năng riêng biệt để tăng năng lực cạnh tranh.

7) Xây dựng chiến lược Marketing, triển khai với quyết tâm cao để quảng bá và tiếp cận khách hàng.

8) Chấp nhận khả năng xung đột về phương thức quản trị điều hành và văn hóa giữa đội ngũ quản trị điều hành hiện hữu và các đối tác nước ngoài mới.

9) Xây dựng và cụ thể hóa triết lý kinh doanh, hoàn thiện văn hóa tổ chức Eximbank để hạn chế sự xung đột về văn hóa trong quản trị.

10)Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng để gắn kết khách hàng cũ, khách hàng truyền thống với Eximbank, thu hút thêm khách hàng mới.

Từ những đặc tính trên, có thể thấy chiến lược tăng tốc dựa vào nguồn lực nước ngoài có khả năng thúc đẩy quá trình tăng tốc Eximbank diễn ra nhanh hơn, khả năng cạnh tranh với các đối thủ sẽ mạnh hơn.

Xét về tính khả thi, cả 2 chiến lược này đều có thể áp dụng trong thực tế và điều có những ưu nhược điểm, tuy nhiên để xác định chiến lược tối ưu nhất để triển khai, đâu là chiến lược dự phòng có khả năng thay thế, thì việc phân tích chiến lược chính, chiến lược có khả năng thay thế thông qua ma trận QSPM cần phải được tiến hành.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh cho eximbank (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)