Tóm tắt chương 2

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh cho eximbank (Trang 93 - 94)

Qua phân tích về thực trạng của Eximbank trong suốt 16 năm hoạt động và kết quả của quá trình khảo sát, một lần nữa có thể khẳng định các phân tích về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Eximbank như đã đề cập ở phần trên là hoàn toàn xác đáng và có tính khả thi cao.Các thông tin phân tích ở phần trên cũng phản ánh một thực trạng là Eximbank còn nhiều hạn chế trong công tác xác định sứ mệnh tầm nhìn, hoạch định - thực thi và kiểm soát chiến lược kinh doanh tại Eximbank. Những hạn chế này đã gây cản trở không ít chi sự phát triển của Eximbank trong thời gian qua.

Những năm qua, do bị kiểm soát đặc biệt theo quyết định số 575/QĐ- Ttg/2000 nhằm chấn chỉnh củng cố tất cả các hoạt động kinh doanh tại Eximbank, nên công tác chiến lược phát triển Eximbank chưa được quan tâm đúng mực. Chính từ những hạn chế trong gian đoạn chấn chỉnh củng cố, Eximbank đã bị tụt lại phía sau so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác như ACB, Sacombank, EAB..vv

Tuy nhiên, trong xu thế mới, xu thế hội nhập toàn diện của ngành ngân hàng và đặc biệt là trong bối cảnh Eximbank đã trở lại hoạt động bình thuờng từ ngày 03/10/2006, không còn được hưởng các chính sách ưu đãi (hỗ trợ vốn, cho dự trữ bắt buộc bằng trái phiếu chính phủ…) của Ngân hàng Nhà nước như trong thời gian củng cố chấn chỉnh, thì việc xác lập một chiến lược mang tính dài hạn là việc cấp bách và cần làm ngay.

Việc xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn, bài bản, và mang tính quyết tâm cao là rất cần thiết nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của Eximbank.

CHƯƠNG 3. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH EXIMBANK ĐẾN NĂM 2010

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh cho eximbank (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)