Vai trò của An toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan của người chế biến tại bếp ăn các trường tiểu học quận cầu giấy, hà nội năm (Trang 20 - 23)

1.2.1. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với kinh tế và xã hội

Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế, còn có ý nghĩa chính trị, xã hội và đời sống rất quan trọng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường thương mại quốc tế. Thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản, phòng tránh sự ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên các hậu quả rất khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Các thiệt hại chính do các bệnh gây ra do thực phẩm đối với cá nhân là những thiệt hại cho chi phí khám chữa bệnh, phụ hồi sức khỏe, các chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm.

Đối với nhà máy, nơi sản xuất thực phẩm đó là những chi phí cho thu hồi lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bộ sản phẩm, những thệt hại do mất nguồn lợi nhuận do thông tin quảng cáo… Thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin ở người tiêu dùng và các thiệt hại khác do phải điều tra khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả và mất nguồn thu.

Ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế làm mất danh tiếng của thực phẩm an toàn và giảm số lượng nhập khẩu, mất nguồn sản xuất.

Theo báo cáo của WHO năm 2006, dịch cúm gia cầm H5N1 đã gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế. Tại Pháp, đã có 40 nước từ chối không nhập khẩu sản phẩm thịt gà từ nước này, gây thiệt hại 48 triệu USD/tháng. Tại Đức, thiệt hại về cúm gia cầm nên tới 140 triệu euro. Tại hai nước Ý và Mỹ, chi phí để phòng chống bệnh này lần lượt là 100 triệu euro và 3,8 tỷ USD .

Năm 2001, toàn EU chi 1 tỷ USD cho biện pháp phòng chống bệnh lở mồm long móng [59].

Tại Việt Nam, theo thống kê tại Báo cáo Giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng VSATTP giai đoạn 2004 – 2008 cho thấy chỉ riêng chi phí dùng cho điều tra NĐTP trung bình giai đoạn 2004 -2006 là 13,97 triệu đồng/tỉnh/năm, giai đoạn 2007 – 2008 là 26,1 triệu đồng/tỉnh/năm [52].

Cũng trong giai đoạn 2004 – 2008, theo báo cáo của Chính Phủ thì kinh phí đầu tư cho công tác quản lý VSATTP là 329 tỷ đồng [9].

1.2.2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe

Dân gian có câu “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất” tức là bệnh từ miệng vào và họa từ miệng ra. Đó cũng là một câu nói để chỉ vai trò của ăn uống đối với sức khỏe. Mỗi người chúng ta từ khi sinh ra đến khi mất đi trải qua một quá trình phải cung cấp dưỡng chất, thực phẩm hàng ngày để duy trì sự sống và phát triển của cơ thể. Nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm bởi các mối nguy thì đó cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm và ngộ độc thực phẩm; ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Không một thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo An toàn thực phẩm. “An toàn thực phẩm để bảo vệ cuộc sống tốt hơn” và ai cũng biết rằng sức khỏe là vốn quý nhất của cuộc sống con người.

Thức ăn chứa các chất độc hoặc bị nhiễm trùng trong toàn bộ quá trình nuôi trồng, đánh bắt, thu hoạch và chế biến, bảo quản thực phẩm sẽ là nguồn truyền mầm bệnh vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên những hậu quả cho sức khỏe với các bệnh cảnh và mức độ tổn hại khác nhau: từ tiêu chảy, ngộ độc đến các bệnh dịch truyền nhiễm liên quan đến thực phẩm và các bệnh mạn tính và cả ung thư [3]. Muốn bảo vệ sức khoẻ cho toàn dân, duy trì phát triển giống nòi phải có một thị trường thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn [13].

Tại phiên họp lần thứ 53 của Đại hội đồng Y tế thế giới vào tháng 5 năm 2000 đã thông qua Nghị quyết “WHO và các nước thành viên công nhận ATTP là một nhiệm vụ quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng”. Nghị quyết này kêu gọi WHO xây dung dựng một chiến lược toàn cầu nhằm làm giảm gánh nặng

Thang Long University Library

10

các bệnh do thực phẩm gây ra. WHO cam kết làm sao cho tất cả mọi người có được sức khoẻ tốt hơn và công nhận ATTP là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng ưu tiên trên toàn cầu [14] [64]

Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính các bệnh tiêu chảy liên quan đến thực phẩm và nước uống giết chết 2,2 triệu người mỗi năm, trong đó có 1,9 triệu trẻ em [28].

Ngay cả ở các nước phát triển vẫn có tới 30% dân số hàng năm bị mắc các bệnh truyền qua thực phẩm. Tại Mỹ hàng năm cũng có tới 9,4 triệu lượt người mắc; 55.961 người phải nằm viện và 1.351 ca tử vong. Hàng năm Hà Lan có 4,5 triệu người mắc bệnh đường ruột; 300.000 đến 750.000 ca mắc mới ngộ độc thức ăn, tử vong từ 20 - 200 người dẫn tới mất khoảng 1000 - 4000 DALYs.

Lượng mất này tương đương với mất do AIDS hoặc viêm màng não do vi khuẩn.

Một kết quả khác tương tự cho thấy dị ứng gây ra do thực phẩm nhiễm chất hóa học cũng gây mất khoảng 1000 DALYs [58].

Năm 2008, tại Trung Quốc xảy ra an toàn thực phẩm về sữa, trong đó sữa và sữa bột trẻ em đã bị lẫn hóa chất melamine. Vụ bê bối này đã ảnh hưởng đến nhiều nước khác bởi các sản phẩm chứa sữa nhiễm bẩn nhập từ Trung Quốc.

Đến ngày 22 tháng 9, người ta đã thống kê được gần 53.000 trẻ em đã bị bệnh, hơn 12.800 trẻ phải nằm viện, và 4 trẻ bị chết, với nguyên nhân là sỏi thận và suy thận [35]. Chất hóa học đã được trộn vào sữa để làm cho sữa có vẻ có độ đạm cao hơn. Trong một vụ khác, sữa chất lượng kém đã gây ra cái chết do suy dinh dưỡng của 13 trẻ sơ sinh tại Trung Quốc năm 2004 [62]

Tháng 7/2015,một số người tiêu dùng ở bang Minnesota và Wisconsin của Mỹ đã bị ngộ độc sau khi ăn phải thịt gà từ Hãng Barber Foods. Ngay lập tức, công ty thực phẩm của Ba Lan Barber Foods đã phải gấp rút thu hồi hơn

770 tấn thịt gà do có nguy cơ bị nhiễm độc khuẩn salmonella. Những sản phẩm bị thu hồi gồm thịt gà sống, thịt gà đông lạnh và cả những thực phẩm từ thịt gà đã được chế biến sẵn. Nhiễm salmonella có thể gây rối loạn tiêu hóa, sốt, người có khả năng miễn dịch yếu có thể gặp tình trạng nặng hơn và có thể tử vong [39].

Theo Báo cáo công bố tại Geneva của WHO năm 2015, gần một phần ba (30%) tất cả các ca tử vong do các bệnh từ ngộ độc thực phẩm nằm ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ước tính đầu tiên về gánh nặng trên toàn cầu của các bệnh do thực phẩm cho thấy mỗi năm cứ 10 người thì có 1 người bị bệnh từ ăn thực phẩm bị ô nhiễm và dẫn đến 420 000 người chết, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ đặc biệt cao với 125.000 trẻ em chết vì các bệnh do thực phẩm mỗi năm. Các khu vực châu Phi và Đông Nam Á là các khu vực có gánh nặng cao nhất với các bệnh do thực phẩm. Báo cáo ước tính gánh nặng của các bệnh do thực phẩm gây ra bởi

31 tác nhân - vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các độc tố, hóa chất và chỉ ra rằng mỗi năm có đến 600 triệu người, tương đương gần 1 trong 10 người trên thế giới, bị bệnh sau khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm [65].

Ở các nước đang phát triển, gánh nặng bệnh tật do bệnh truyền qua thực phẩm còn trầm trọng hơn nhiều. Tuy nhiên, thường ở các nước nghèo các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu về lĩnh vực này thường không đầy đủ [64],[66].

Thực phẩm không những tác động trực tiếp, thường xuyên đối với sức khỏe con người mà còn tác động đến quá trình điều hòa gen, ảnh hưởng đến giống nòi dân tộc. Nhật Bản là quốc gia đã rất thành công trong việc “Cải tạo giống nòi” thông qua chương trình kiểm soát ATTP. Trong 20 năm từ 1957 đến 1977 nhờ áp dụng chương trình kiểm soát này mà chiều cao của người Nhật trưởng thành đã tăng 4,3cm ở nam và 2,7 cm ở nữ trong khi quy luật chung chỉ là 2cm [12].

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan của người chế biến tại bếp ăn các trường tiểu học quận cầu giấy, hà nội năm (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w