Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan của người chế biến tại bếp ăn các trường tiểu học quận cầu giấy, hà nội năm (Trang 88 - 92)

Nghiên cứu tìm được một số yếu tố liên quan đến kiến thức về ATTP của người chế biến thực phẩm bao gồm giới, trình độ chuyên môn, năm làm nghề, được tập huấn về ATTP. Kết quả cụ thể như sau:

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm người chế biến thực phẩm là nữ giới có khả năng có kiến thức về ATTP chưa đạt gấp 2,98 lần so với nhóm nam giới (OR=2,98; p<0,01). Kết quả này khác so với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Trang [48]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Trang không tìm được được mối liên quan trên. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Trang lại tìm được mối liên quan giữa nhóm tuổi với kiến thức về ATTP của người chế biến, nhóm dưới 40 tuổi có kiến thức đúng cao hơn nhóm từ 40 trở lên (p<0,05). Trong khi, nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm không được đào tạo chuyên môn về nấu ăn có khả năng có kiến thức không đạt cao gấp 3,17 lần so với nhóm được đào tạo (OR=3,17; p<0,05). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hải, nhóm được đào tạo về chuyên môn nấu ăn có kiến thức cao gấp 3,49 lần (95%CI: 1,59-7,69) so với nhóm không được đào tạo, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [19]

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những nhân viên chế biến có kinh nghiệm từ

10 năm trở xuống thì có khả năng có kiến thức không đạt cao gấp 15,76 lần so với nhóm có thâm niên trên 10 năm (OR=15,76; p<0,01). Mối liên quan giữa tuổi nghề và kiến thức chung về ATTP của người chế biến cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Huỳnh Công Bình [1]. Nghiên cứu của Huỳnh Công Bình chỉ ra có mối liên quan giữa tuổi nghề với kiến thức chung về VSATTP (p=0,02;

OR=5,3; 95%CI: 1,3-22,4) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Nhân viên nhà

Thang Long University Library

bếp có tuổi nghề (>5 năm – 10 năm) có kiến thức chung đúng về VSATTP gấp 5,3 lần so với NVNB có tuổi nghề (<1 năm).

Nhóm đối tượng được tập huấn kiến thức ATTP dưới 2 lần có khả năng có kiến thức không đạt bằng 0,51 lần so với nhóm tập huấn từ 2 lần trở lên (OR=0,51, p<0,05). Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình [2].

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình cũng tìm được mối liên quan giữa tham gia tập huấn với kiến thức về ATTP, tuy nhiên nhóm đối tượng được tập huấn kiến thức ATTP dưới 2 lần có khả năng có kiến thức không đạt gấp 3,5 lần so với nhóm tập huấn từ 2 lần trở lên (OR=3,5, p<0,05).

Nghiên cứu cũng chưa tìm được mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức về ATTP của ĐTNC (p>0,05). Tuy nhiên, nghiên cứu của Trần Thị Hải

[19] đã chỉ ra được mối liên quan trên, kiến thức đạt ở đối tượng có trình độ học vấn trên THPT cao gấp 3,50 lần (95%CI: 1,06-13,34) so với đối tượng dưới THPT.

Một số yếu tố liên quan đến thực hành ATTP của ĐTNC được tìm thấy trong nghiên cứu bao gồm: giới, trình độ chuyên môn nấu ăn, tập huấn kiến thức ATTP. Cụ thể:

Nhóm nữ giới có thực hành về ATTP không đạt gấp 2,39 lần so với nhóm nam giới (OR=2,39, p<0,05). Một số nghiên cứu trước đây chưa tìm được mối liên quan này như Trần Thị Hải [19], Đinh Trung Kiên [31]

Nhóm không được đào tạo về chuyên môn nấu ăn có khả năng có thực hành không đạt cao gấp 7,81 lần so với nhóm được đào tạo (OR=7,81, p<0,05). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hải, thực hành về an toàn thực phẩm đạt ở đối tượng được đào tạo chuyên môn về nấu ăn cao gấp 4,27 lần (95%CI: 1,74-10,66) so với nhóm có không được đào tạo [19]

Nhóm đối tượng được tập huấn kiến thức ATTP dưới 2 lần có khả năng có thực hành không đạt bằng 0,23 lần so với nhóm tập huấn từ 2 lần trở lên (OR=0,23, p<0,05). Nghiên cứu của Đinh Trung Kiên cho thấy mức độ thực hành đạt của người chế biến thực phẩm có liên quan đến số lần tham gia tập huấn của người ấy, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [31].

65

Nghiên cứu chưa tìm được mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành về ATTP của người chế biến. Tuy nhiên, mối liên quan này được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình. Trong nghiên cứu của Nguyễn thanh Bình, nhóm có trình độ THCS trở xuống có thực hành không đạt gấp 6,5 lần so với nhóm có trình độ THPT trở lên (OR=6,5; 95%CI: 1,6-26,5,p<0,05) [2]. Nghiên cứu của Đinh Trung Kiên cũng cho kết quả tương tự, nhóm có trình độ học vấn THPT trở lên có khả năng thực hành đạt cao hơn nhóm có trình độ THCS trở xuống 5,9 lần (OR=5,9, p<0,05) [31].

Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa thâm niên công tác với thực hành chung của ĐTNC, tuy nhiên nghiên cứu của Huỳnh Công Bình cho kết quả có mối liên quan giữa tuổi nghề với thực hành chung về VSATTP (p=0,01; OR=3,3; 95% CI: 1,2-8,9), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Những nhân viên nhà bếp có tuổi nghề (>5 năm – 10 năm) có thực hành chung đúng cao gấp 3,3 lần so với NVNB có tuổi nghề (<1 năm) [1]

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối tượng có kiến thức về TP an toàn không đạt có khả năng thực hành không đạt gấp 12,05 lần so với nhóm có kiến thức đạt (OR=12,05; p<0,01); nhóm có kiến thức về lựa chọn TP an toàn không đạt có khả năng thực hành không đạt gấp 33,69 lần so với nhóm có kiến thức đạt (OR=33,69; p<0,01); nhóm có kiến thức về chế biến TP an toàn không đạt có khả năng thực hành không đạt gấp 24,73 lần so với nhóm có kiến thức đạt (OR=24,73; p<0,01); nhóm có kiến thức về ngộ độc thực phẩm không đạt có khả năng thực hành không đạt gấp 41,28 lần so với nhóm có kiến thức đạt (OR=41,28; p<0,01); nhóm có kiến thức chung về ANTP không đạt có khả năng thực hành không đạt gấp 41,65 lần so với nhóm có kiến thức đạt (OR=41,65;

p<0,01). So với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Trang và Tô Gia Kiên [49]

(có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức vệ sinh cơ sở; vệ sinh nhân viên; ngộ độc thực phẩm; kiến thức chung với thực hành ATTP của ĐTNC (p<0,05)), thì nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự. So với nghiên cứu của Đỗ Thị Tân [43], nghiên cứu của chúng tôi tương đồng khi Đỗ Thị Tân tìm được mối liên quan giữa kiến thức về NĐTP (OR = 1,7, p < 0,05)

Thang Long University Library

và kiến thức chung về ATTP (OR = 1,7; p<0,05). Tuy nhiên nghiên cứu của Đỗ Thị Tân chưa tìm được mối liên quan giữa kiến thức về chế biến thực phẩm còn nghiên cứu của chúng tôi thì có.

67

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan của người chế biến tại bếp ăn các trường tiểu học quận cầu giấy, hà nội năm (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w