PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở rừng tràm tân lập, huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 21 - 26)

2.1.1. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 6/2019 - 8/2020. Nghiên cứu được thực hiện thành bốn đợt thu mẫu lưỡng cư, bò sát và sau đó tiến hành phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.

- Đợt 1: từ 03/6/2019 đến 06/6/2019 - Đợt 2: từ 09/12/2019 đến 11/12/2019 - Đợt 3: từ 02/3/2020 đến 05/3/2020 - Đợt 4: từ 07/8/2020 đến 09/3/2020 2.1.2. Địa điểm thu mẫu

Thu mẫu lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Tân Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An sau đó tiến hành nghiên cứu phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm trường Đại học Sài Gòn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa a. Điều tra theo tuyến

Các tuyến điều tra được thiết lập dựa trên các sinh cảnh đại diện ở khu vực nghiên cứu, đồng thời tham khảo các tài liệu liên quan đến điều kiện sinh thái và phân bố của lớp lưỡng cư, bò sát [50], [51], [52].

Hình 2.1. Bản đồ địa điểm thu mẫu lưỡng cư và bò sát ở rừng tràm Tân Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An

b. Thu mẫu ngoài thực địa

Chuẩn bị các dụng cụ nghiên cứu như: bản đồ, GPS, túi vải, túi nilon, cồn, kim tiêm, xi lanh, nhãn, bút kim, khay, dụng cụ bắt LCBS (vợt, gậy có móc), lọ nhựa đựng mẫu vật, sổ ghi nhật ký, máy ảnh, đèn pin, phiếu điều tra, compa, thước kẹp và thước dây để đo các phần cơ thể mẫu vật.

Cách thu mẫu như sau: (1) thu mẫu tất cả các loài bắt gặp với số lượng nhiều, đủ các dạng cá thể, từ cá thể non đến trưởng thành; (2) chọn thời gian thu mẫu vào các mùa khác nhau trong năm và vào các thời điểm khác nhau trong ngày, với lưỡng cư là từ 16 giờ tới 23 giờ, đặc biệt là sau khi trời mưa, với bò sát thì bắt cả ban ngày và ban đêm.

Đối với lưỡng cư, thằn lằn, rắn nhỏ không độc chủ yếu thu thập bằng tay, bằng vợt. Đối với rắn lớn, rắn độc, thu bằng gậy chuyên dụng, thu mua trong vùng nghiên cứu hoặc đặt thợ săn thu mẫu.

c. Chụp ảnh sinh cảnh nơi sống của các mẫu thu được ngoài thực địa

Sử dụng máy ảnh Canon EOS 2000D và ống kính Canon EF-S 35mm để chụp hình mẫu vật và sinh cảnh môi trường sống của các loài lưỡng cư và bò sát ghi nhận được.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm a. Xử lí và bảo quản mẫu

Các mẫu vật sau khi thu được lưu giữ trong các túi nilon (ếch nhái), túi vải (rắn và thằn lằn). Do hầu hết các loài rùa là loài quí hiếm nên chỉ chụp ảnh, định danh và thả lại tự nhiên.

Sau khi chụp ảnh, đo đếm các chỉ tiêu hình thái để định loại, các mẫu vật được giữ lại làm tiêu bản. Tiến hành gây mê bằng miếng bông thấm ete trong lọ kín. Mẫu sau khi làm chết được đeo nhãn ký hiệu vào, với thằn lằn và ếch nhái thì buộc vào chân trái và với rắn thì dùng kim xuyên qua cổ để buộc.

Mẫu vật được sắp xếp theo hình dạng mong muốn để cố định mẫu. Sau đó phủ vải màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80 - 90% trong vòng 4 - 10 tiếng tùy theo kích cỡ con vật. Đối với mẫu LC, BS cỡ lớn cần tiêm cồn 90% vào bụng và cơ của con vật để tránh thối, hỏng mẫu.

Để bảo quản lâu dài, sau khi cố định thì chuyển sang ngâm cồn 70% và đựng trong lọ có nắp kín tránh bay hơi cồn.

b. Mô tả và xác định tên khoa học Ếch nhái

* Đo kích thước các phần của cơ thể (đơn vị tính bằng mm).

- Dài thân (L): từ mút mõm đến khe huyệt.

- Dài đầu (L.c.): từ mút mõm đến chẩm.

- Rộng đầu (Lt. c.): bề rộng phần lớn nhất của đầu (thường là khoảng cách 2 góc mép).

- Dài mõm (L. r.): khoảng cách từ mút mõm đến bờ trước của mắt.

- Gian mũi (I. n.): khoảng cách bờ trong của 2 lỗ mũi - Đường kính mắt (D. o.): bề dài lớn nhất của ổ mắt.

- Rộng mi mắt trên (L. p.): bề rộng lớn nhất của mi mắt trên.

- Gian mi mắt (Sp. p.): khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 bờ trong của mi mắt trên.

- Dài màng nhĩ (L. tym.): bề dài lớn nhất của màng nhĩ (đo theo chiều dọc cơ thể con vật).

- Dài đùi (F.): từ khe huyệt đến khớp gối.

- Dài ống chân (T.): từ đầu khớp gối đến cuối khớp ống cổ - Rộng ống chân (L. T.): bề rộng lớn nhất của ống chân.

- Dài cổ chân (L. ta.): từ khớp ống cổ đến khớp cổ bàn.

- Dài củ bàn trong (C. int.): bề dài củ bàn trong (đo ở gốc).

- Dài ngón chân thứ nhất (L. or.I.): từ bờ ngoài của bàn trong đến mút ngón I.

- Dài bàn chân (L. meta.): từ bờ trong củ bàn trong đến mút ngón dài nhất (ngón IV) [15].

* Cân trọng lượng (P) của cơ thể. Đơn vị tính bằng gam (g).

Thằn lằn

* Đo kích thước các phần của cơ thể (đơn vị tính bằng mm).

- Dài thân (L.): từ mút mõm đến khe huyệt.

- Dài đuôi (L. cd.): từ khe huyệt đến mút đuôi (không đo đuôi tái sinh).

- Dài chân sau (L. t.): từ gốc đùi đến mút ngón chân dài nhất.

* Đếm các chỉ số:

- Số lỗ đùi (F. f.): số lượng lỗ đùi ở một bên (nếu có).

- Số bản mỏng dưới ngón: đếm số bản mỏng dưới ngón tay I (l. f I) và ngón chân IV (l. t IV) bên phải.

- Vẩy thân (C): số hàng vẩy quanh thân, không kể tấm bụng (nếu có).

- Tấm mép trên (Lbs.): số lượng tấm mép trên ở một bên.

- Tấm mép dưới (Lbi.): số lượng tấm mép dưới ở một bên.

- Vẩy trên mi mắt (sp. c.): số lượng vẩy trên mi mắt ở một bên [17].

* Cân trọng lượng (P) của cơ thể. Đơn vị tính bằng gam (g).

Rắn

* Đo kích thước các phần của cơ thể (đơn vị tính bằng mm).

- Dài thân (L.): từ mút mõm đến khe huyệt.

- Dài đuôi (L. cd.): từ khe huyệt đến mút đuôi.

* Đếm các chỉ số:

- Vẩy thân (C.): số lượng vẩy thân ở cổ, giữa thân và trước khe huyệt.

- Vẩy bụng (V.): số vẩy bụng từ cổ đến vẩy tiếp giáp đến vẩy tiếp giáp với vẩy hậu môn.

- Vẩy dưới đuôi (S. cd.): số lượng vẩy dưới đuôi. Vẩy có thể được xếp thành một hàng, hai hàng hay có cả 2 loại.

- Tấm hậu môn (A.): chia thành 2 tấm theo rãnh chéo hoặc không chia.

- Tấm môi trên (Lbs.): số lượng tấm môi trên ở một bên. Các tấm tiếp xúc với mắt để trong ngoặc.

- Tấm môi dưới ( Lbi.): số lượng tấm môi dưới ở một bên. Các tấm tiếp xúc với hai tấm cằm trước (MA).

- Vẩy thái dương (T.): gồm các vẩy giữa vẩy đỉnh và các tấm môi trên. Thường có từ 1- 3 hàng (trước, giữa, sau), được phân cách bằng dấu cộng (+).

- Lỗ mắt: tròn, bầu dục, thẳng đứng hay bầu dục nằm ngang. Xác định mắt nhỏ, lớn, trung bình dựa vào tỉ lệ giữa mắt và khoảng cách từ mắt đến mũi.

- Tấm cằm trước (MA).

- Tấm cằm sau (MP) [18], [19].

* Cân trọng lượng (P) của cơ thể. Đơn vị tính bằng gam (g). Riêng đối với trăn lớn hơn 1000g, được tính bằng kí lô gam (kg).

c. Tiến hành định tên khoa học các loài đã thu được mẫu

Định tên khoa học dựa vào khóa định loại lưỡng cư, bò sát của Đào Văn Tiến [15], [17], [18], [19], Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005) [53], có tham khảo thêm tài liệu của Phạm Văn Hòa (2005) [23]; Hoàng Thị Nghiệp (2012) [11]; Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Ngô Đắc Chứng (2010) [54];

A. Smith (1935) [6], A. Smith (1943) [7], H. Taylor (1963) [55], Siler và cộng sự (2018) [56], Murphy và Vorris (2015) [57], Hendrie và cộng sự (2011) [58], Taylor (1962) [59], Wang và cộng sự (2019) [60] đồng thời cập nhật tên lưỡng cư, bò sát theo tên mới hiện hành dựa trên 2 trang web Amphibian Species of the World [61]

và The Reptile Database [62].

Mỗi loài được nêu tên khoa học, tên Việt Nam, tên địa phương, địa điểm typus, ký hiệu mẫu, mô tả hình thái, ý nghĩa khoa học, kinh tế và tình trạng bảo tồn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở rừng tràm tân lập, huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)