Tầm quan trọng và giá trị kinh tế, khoa học của các loài lưỡng cư và bò sát ở rừng tràm Tân Lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở rừng tràm tân lập, huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 49 - 52)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Tầm quan trọng và giá trị kinh tế, khoa học của các loài lưỡng cư và bò sát ở rừng tràm Tân Lập

Tầm quan trọng và giá trị kinh tế, khoa học của các loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Tân Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An được thể hiện qua bảng 3.3.

3.2.1. Ý nghĩa kinh tế, khoa học

Các loài lưỡng cư, bò sát bắt các loài sâu bọ làm thức ăn, giúp bảo vệ mùa màng cho người nông dân, đồng thời chúng cũng là thức ăn của nhiều loài chim, thú nên đã góp phần duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái.

Trong số 31 loài ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu, có 21 loài đang được khai thác để làm thức ăn (trong đó gồm có 9 loài lưỡng cư, 12 loài bò sát). Một số loài như Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus, Rắn sọc dưa Coelognathus radiatusá

Rắn nước Fowlea flavipunctatus, Rắn ráo thường Ptyas korros… được sử dụng nhiều trong các quán ăn ở địa phương.

Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus là mẫu vật được sử dụng nhiều trong các thí nghiệm ở các cấp học, từ phổ thông cho đến đại học và các bậc học cao hơn. Cùng với giá trị cao về mặt thực phẩm, Ếch đồng đang được gây nuôi ở địa phương nhằm mục đích phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập cho người dân.

Theo Đông y, nhiều loài rắn khi được ngâm ngâm rượu sẽ là bài thuốc quý giá giúp bồi bổ sức khỏe và trị nhiều bệnh khác nhau như Cylindrophis jodiae, Ahaetulla nasuta, Xenopeltis unicolor... Trong số 22 loài bò sát ghi nhận được, có 1 loài rắn độc là Rắn lục mép trắng Trimeresurus albolabris được sử dụng để tạo ra huyết thanh điều trị rắn cắn [52].

3.2.2. Mặt hại của lưỡng cư, bò sát

Bên cạnh các lợi ích đem lại thì một số loài lưỡng cư, bò sát có thể gây hại cho con người. Ếch đồng là vật chủ trung gian truyền các bệnh về giun sán cho người. Ấu trùng sán nhái Diphyllobothrium mansoni sống trong cơ thể lưỡng cư, con trưởng thành sống kí sinh ở chó, mèo [64]. Nội tạng và da của Cóc nhà Duttaphrynus

melanostictus có thể gây ra hiện tượng dị ứng hoặc nhiễm độc cho người sử dụng nếu như không xử lí đúng cách trước khi chế biến thức ăn hoặc điều chế dược liệu [52].

Nọc độc của Rắn lục mép trắng Trimeresurus albolabris có thể gây chết người nếu như không có các biện pháp sơ cứu, xử lí, chữa trị kịp thời khi bị rắn cắn. Khi điều kiện môi trường không thuận lợi, nguồn thức ăn cạn kiệt, một số loài rắn ăn cả ếch nhái, làm gián đoạn chuỗi thức ăn trên đồng ruộng, tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp [52].

Bảng 3.5. Giá trị kinh tế của các loài lưỡng cư và bò sát ở rừng tràm Tân Lập

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Kinh tế Giá trị Nguồn

(1) (2) (3) (4)

AMPHIBIA 1 Duttaphrynus melanostictus

(Schneider, 1799) Cóc nhà Thức ăn

2 Kaloula pulchra Gray, 1831 Ễnh ương thường Thức ăn 3 Microhyla heymonsi Vogt,

1911

Nhái bầu hay-mon 4 Fejervarya cancrivora

(Gravenhorst, 1829) Ếch cua Thức ăn

5 Fejervarya limnocharis

(Gravenhorst, 1829) Ngóe, nhái Thức ăn 6 Hoplobatrachus rugulosus

(Wiegmann, 1834) Ếch đồng Thức ăn

7 Occidozyga lima

(Gravenhorst, 1829) Cóc nước sần 8 Hylarana erythraea (Schlegel,

1837) Chàng xanh Thức ăn

9 Polypedates leucomystax

(Gravenhorst, 1829) Ếch cây mép trắng Thức ăn REPTILIA

10 Calotes versicolor (Daudin,

1802) Nhông xanh

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Kinh tế Giá trị Nguồn

(1) (2) (3) (4)

11 Takydromus sexlineatus

Daudin, 1802 Liu điu chỉ

12 Gehyra mutilata (Wiegmann

1834) Thạch sùng cụt

13 Hemidactylus frenatus Scheleger, 1836

Thạch sùng đuôi sần

14 Hemidactylus platyurus (Schneider, 1792)

Thạch sùng đuôi dẹp

15 Eutropis multifasciata (Kuhl,

1820) Thằn lằn bóng hoa Thức ăn

PV (phỏng

vấn) 16 Lygosoma siamensis Siler,

Heitz, Davis, Freitas, Aowphol, Termprayoon, &

Grismer, 2018

Thằn lằn chân ngắn xiêm

17 Cylindrophis jodiae Amarasinghe, Ineich, Campbell & Hallermann, 2015

Rắn trun Thức ăn PV

18 Xenopeltis unicolor

Reinwardt, 1827 Rắn mống Thức ăn PV

19 Ahaetulla nasuta (Lacépède,

1789) Rắn roi mõm nhọn

20 Boiga multomaculata (Boie,

1827) Rắn rào đốm

21 Chrysopelea ornate (Shaw,

1802) Rắn cườm

22 Coelognathus radiatus (Boie,

1827) Rắn sọc dưa Thức ăn PV

23 Fowlea flavipunctatus

(Hallowell, 1860) Rắn nước Thức ăn PV

24 Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường Thức ăn PV 25 Enhydris enhydris (Schneider,

1799) Rắn bông súng Thức ăn PV

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Kinh tế Giá trị Nguồn

(1) (2) (3) (4)

26 Enhydris subtaeniata (Bourret, 1934)

Rắn bồng

mê-kông Thức ăn PV

27 Hypsiscopus plumbea (Boie,

1827) Rắn bồng chì Thức ăn PV

28 Erpeton tentaculatum

(Lacépède, 1800) Rắn râu Thức ăn PV

29 Homalopsis mereljcoxi

Murphy, Voris, Murthy, Traub

& Cumberbatch, 2012

Rắn ri cá Thức ăn PV

30 Trimeresurus albolabris Gray,

1842 Rắn lục mép trắng

31 Cuora amboinensis (Daudin,

1801) Rùa hộp lưng đen Thức ăn PV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở rừng tràm tân lập, huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)