Danh lục các loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Tân Lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở rừng tràm tân lập, huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 34 - 49)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở rừng tràm Tân Lập

3.1.4. Danh lục các loài lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Tân Lập

ANURA - BỘ KHÔNG ĐUÔI BUFONIDAE GRAY, 1825 - HỌ CÓC

Duttaphrynus Frost, Grant, Faivovich, Bain, Haas, Haddad, De Sá, Channing, Wilkinson, Donnellan, Raxworthy, Campell, Blotto, Moler, Drewes,

Nussbaum, Lynch, Green & Wheeler, 2006 - Giống Cóc 1. Loài Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799)

Tên Việt Nam: Cóc nhà Tên địa phương: Cóc Địa điểm typus: Ấn Độ Kí hiệu mẫu: P001

Mô tả: Phần lưng màu nâu vàng, màu sắc nhạt dần về phía bụng. Trên bề mặt da có nhiều mụn trắng kích thước to nhỏ khác nhau, đằng sau ổ mắt là 2 mụn lớn. Có gờ kéo dài từ mũi đến phía sau ổ mắt. Màng nhĩ hiện rõ. Chi trước có 4 ngón, chi sau 5 ngón. Chi sau có màng da 1/2. Hàm trên không có răng, lưỡi bầu.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: làm thức ăn Tình trạng bảo tồn: chưa được đánh giá

MICROHYLIDAE GĩNTHER, 1858 - HỌ NHÁI BẦU Kaloula Gray, 1831 - Giống Ễnh ương

2. Loài Kaloula pulchra Gray, 1831 Tên Việt Nam: Ễnh ương thường Tên địa phương: Ễnh ương Địa điểm typus: Trung Quốc Kí hiệu mẫu: P036

Mô tả: Thân có màu nâu, phần da bụng màu sắc sáng hơn. Có hai vệt màu nâu sáng chạy dọc hai bên cơ thể, kéo dài từ mút mõm đến hậu môn. Trên bề mặt da có các nốt sần nhỏ. Màng nhĩ ẩn. Chi trước 4 ngón, đầu các ngón của chi trước phình ra.

Chi sau 5 ngón, ngón số 4 dài hơn các ngón còn lại. Lưỡi bầu.

Tình trạng bảo tồn: Chưa được đánh giá Ý nghĩa khoa học, kinh tế: làm thức ăn

Microhyla Tschudi, 1838 - Giống Nhái bầu 3. Loài Microhyla heymonsi Vogt, 1911

Tên Việt Nam: Nhái bầu hay-mon Tên địa phương: nhái bầu

Đại điểm typus: Trung Quốc Kí hiệu mẫu: P034

Mô tả: Thân màu xám nâu, có các đốm đen xuất hiện nhiều ở chi trước và chi sau. Vùng da trên sống lưng có 1 đường nhỏ màu nâu sáng, ở giữa có 1 chấm đen.

Hai bên thân có vệt màu nâu sẫm kéo dài từ mút mõm đến ống chân. Màng nhĩ ẩn.

Chi trước có 3 ngón, ngón thứ 2 dài hơn các ngón còn lại. Chi sau 5 ngón. Các ngón của chi trước và chi sau đều không có màng da. Hàm trên không có răng, lưỡi tròn ở phía sau.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: chưa được đánh giá Tình trạng bảo tồn: ít lo ngại (IUCN)

DICROGLOSSIDAE ANDERSON, 1871 - HỌ ẾCH NHÁI THỰC Fejervarya Bolkay, 1915 - Giống Ngóe

4. Loài Fejervarya cancrivora (Gravenhorst, 1829) Tên Việt Nam: Ếch cua

Tên địa phương: Nhái mặn

Địa điểm typus: Ja-va, In-đô-nê-si-a Kí hiệu mẫu: P009

Mô tả: Thân màu nâu vàng, màu sắc nhạt dần về phía bụng. Trên lưng có nhiều đốm sẫm màu. Các đốm này có màu sắc nhạt hơn ở các chi. Phần mặt dưới của cơ thể màu trắng, không có đốm. Từ phía sau ổ mắt đến lỗ huyệt có các nếp da song song nhưng không liên tục. Chi trước 4 ngón, giữa các ngón không có màng da. Chi sau 5 ngón, màng da 3/4 giữa các ngón. Lưỡi xẻ, răng lá mía chạm bờ trước lỗ mũi trong.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: làm thức ăn Tình trạng bảo tồn: ít lo ngại (IUCN)

5. Loài Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829) Tên Việt Nam: Ngóe, nhái

Tên địa phương: Nhái, Bù tọt

Địa điểm typus: Ja-va, In-đô-nê-si-a Kí hiệu mẫu: P008

Mô tả: Thân màu nâu nhạt, trên lưng và các chi có nhiều hoa văn màu tối. Phần da bụng có màu sắc sáng hơn. Giữa sống lưng có một vệt màu vàng hoặc nâu sáng, kéo dài từ mút mõm đến khe huyệt. Màng nhĩ lớn gần bằng đường kính mắt và lộ rõ.

Trên lưng có nhiều nếp da gián đoạn. Chi trước có 4 ngón, giữa các ngón không có màng da. Chi sau có màng da 1/2. Có răng hàm trên và răng lá mía. Lưỡi xẻ sâu.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: làm thức ăn Tình trạng bảo tồn: ít lo ngại (IUCN)

Hoplobatrachus Peters, 1863 - Giống Ếch đồng 6. Loài Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834)

Tên Việt Nam: Ếch đồng Tên địa phương: Ếch

Địa điểm typus: Hồng-kông Kí hiệu mẫu: P028

Mô tả: Thân màu nâu sẫm, có nhiều đốm hoa văn màu đen ở phía lưng, các chi và hàm dưới. Trên lưng có nhiều gờ nổi lên, kích thước to nhỏ khác nhau. Màng nhĩ

hiện rõ, rộng bằng 2/3 đường kính ổ mắt. Chi trước 4 ngón, các ngón tự do. Chi sau 5 ngón, có màng da hoàn toàn. Có răng lá mía và răng hàm trên, lưỡi bầu tròn, xẻ phía sau.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: làm thức ăn Tình trạng bảo tồn: ít lo ngại (IUCN)

Occidozyga Kuhl & Van Hasselt, 1822 - Giống Cóc nước 7. Loài Occidozyga lima (Gravenhorst, 1829)

Tên Việt Nam: Cóc nước sần Tên địa phương: Nhái, Nhái bầu Địa điểm typus: Ja-va, In-đô-nê-si-a Kí hiệu mẫu: P007

Mô tả: Thân màu xám đen, nhạt dần về phía bụng, có một vệt màu sáng kéo dài từ mũi đến khe huyệt chạy dọc theo sống lưng. Da sần sùi, có các đốm nhỏ li ti màu đen nằm khắp phần đầu, lưng và các chi. Chi trước 4 ngón, các ngón tự do. Chi sau 5 ngón, có màng da hoàn toàn. Không có răng lá mía, lưỡi nhọn.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: làm thức ăn Tình trạng bảo tồn: ít lo ngại (IUCN)

RANIDAE RAFINESQUE, 1814 - HỌ ẾCH NHÁI Hylarana Tschudi, 1838 - Giống Ếch chính thức 8. Loài Hylarana erythraea (Schlegel, 1837)

Tên Việt Nam: Chàng xanh Tên địa phương: Nhái xanh

Địa điểm typus: Ja-va, In-đô-nê-si-a Kí hiệu mẫu: P010

Mô tả: Đầu và giữa sống lưng có màu vàng, có 2 vệt màu sáng viền ngoài màu nâu, kéo dài từ sau ổ mắt đến gốc đùi. Phần bụng màu trắng. Màng nhĩ hiện rõ, kích thước tương đương đường kính mắt. Chi trước 4 ngón, các ngón tự do. Chi sau 5 ngón, có màng da 3/4 giữa các ngón. Lưỡi bầu tròn, xẻ.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: làm thức ăn Tình trạng bảo tồn: ít lo ngại (IUCN)

RHACOPHORIDAE HOFFMAN, 1932 - HỌ ẾCH CÂY Polypedates Tschudi, 1838 - Giống Chẫu chàng 9. Loài Polypedates leucomystax (Gravenhorst, 1829)

Tên Việt Nam: Ếch cây mép trắng Tên địa phương: Chàm quạp, chàng hiu Địa điểm typus: Ja-va, In-đô-nê-si-a Kí hiệu mẫu: P032

Mô tả: Thân màu nâu, vùng da hàm trên gần mắt có vệt màu sáng. Trên lưng và các chi có các hoa văn sẫm màu. Phần bụng màu trắng đục. Da trơn nhẵn. Màng nhĩ hiện rõ, kích thước bằng 2/3 đường kính mắt. Chi trước có 4 ngón, các ngón không có màng da. Chi sau có 5 ngón, màng da 3/4. Phần đầu ngón các chi phình ra thành hình tròn. Có răng lá mía, lưỡi xẻ.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: làm thức ăn Tình trạng bảo tồn: ít lo ngại (IUCN)

REPTILIA - LỚP BÒ SÁT

SQUAMATA Oppel, 1811 - BỘ CÓ VẢY SAURIA Macartney, 1803 - PHÂN BỘ THẰN LẰN

AGAMIDAE GRAY, 1827 - HỌ NHÔNG Calotes Rafinesque, 1815 - Giống Nhông 10. Loài Calotes versicolor (Daudin, 1802)

Tên Việt Nam: Nhông xanh

Tên địa phương: Kì nhông, Cắc ké.

Địa điểm typus: Ấn Độ Kí hiệu mẫu: P014, P015

Mô tả: Thân màu xám, có các đốm đen nằm rải rác cơ thể. Các vảy dọc sống lưng có màu sắc đậm hơn vùng xung quanh. Lỗ mắt bầu dục, nằm ngang. Màng nhĩ hiện rõ. Có 1 hàng gai nhọn ở trên sống lưng. Tấm mép trên: 11, tấm mép dưới: 11, vảy trên mi mắt: 12, vảy thân: 28 - 29, số bản mỏng dưới ngón tay I: 11, số bản mỏng dưới ngón chân IV: 23 - 25. Số lỗ đùi: 0. Lưỡi dày, đầu lưỡi bầu tròn, không xẻ.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: chưa được đánh giá

Tình trạng bảo tồn: chưa được đánh giá

LACERTIDAE GRAY, 1825 - HỌ THẰN LẰN THỰC Takydromus Daudin, 1802 - Giống Liu điu

11. Loài Takydromus sexlineatus Daudin, 1802 Tên Việt Nam: Liu điu chỉ

Tên địa phương: thằn lằn đuôi dài, thuồng luồng Địa điểm typus: chưa được xác định rõ ràng Kí hiệu mẫu: P033

Mô tả: Thân có màu nâu, nhạt dần sang hai bên bụng. Lỗ mắt tròn. Màng nhĩ hiện rõ. Tấm mép trên: 8, tấm mép dưới: 7, vảy trên mi mắt: 3, vảy thân: 46, số bản mỏng dưới ngón tay I: 9, số bản mỏng dưới ngón chân IV: 18. Số lỗ đùi: 1, vảy dưới đuôi: 189.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: chưa được đánh giá Tình trạng bảo tồn: ít lo ngại (IUCN)

GEKKONIDAE GRAY, 1825 - HỌ TẮC KÈ Gehyra Gray, 1834 - Giống Thạch sùng 12. Loài Gehyra mutilata (Wiegmann 1834)

Tên Việt Nam: Thạch sùng cụt

Tên địa phương: Thạch sùng, thằn lằn Địa điểm typus: Man-ni-la, Phi-lip-pin Kí hiệu mẫu: P027

Mô tả: Thân màu xám nhạt, có các đốm sáng nằm rải rác trên cơ thể. Đuôi dẹp.

Lỗ mắt tròn, to, con ngươi hình elip thẳng đứng. Màng nhĩ hiện rõ. Tấm mép trên: 7, tấm mép dưới: 6, vảy trên mi mắt: 19, vảy thân: 92, số bản mỏng dưới ngón tay I: 6, số bản mỏng dưới ngón chân IV: 7, số lỗ đùi: 0. Đầu các ngón của chi trước và chi sau phình to ra.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: chưa được đánh giá Tình trạng bảo tồn: chưa được đánh giá

Hemidactylus Oken, 1817 - Giống Thạch sùng 13. Loài Hemidactylus frenatus Scheleger, 1836

Tên Việt Nam: Thạch sùng đuôi sần Tên địa phương: thạch sùng, thằn lằn Địa điểm typus: Ja-va, In-đô-nê-si-a Kí hiệu mẫu: P012, P013

Mô tả: Thân màu xám hoặc vàng nâu. Trên thân, đuôi và tứ chi có các vệt hoa văn sẫm màu. Bụng màu trắng. Có dãy các nốt sần chạy dọc 2 bên cơ thể, tại vị trí tiếp giáp giữa lưng và bụng. Đuôi tròn, quanh đuôi có 6 dãy nốt sần. Lỗ mắt tròn, con ngươi hình elip thẳng đứng. Màng nhĩ hiện rõ. Tấm mép trên: 10, tấm mép dưới:

7 - 9, số bản mỏng dưới ngón tay I: 6, số bản mỏng dưới ngón chân IV: 8. Số lỗ đùi:

9 - 11. Đầu các ngón của chi trước và chi sau phình to ra.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: chưa được đánh giá Tình trạng bảo tồn: iít lo ngại (IUCN)

14. Loài Hemidactylus platyurus (Schneider, 1792) Tên Việt Nam: Thạch sùng đuôi dẹp

Tên đại phương: thạch sùng, thằn lằn

Địa điểm typus: chưa được xác định rõ ràng Kí hiệu mẫu: P011

Mô tả: Thân màu xám, trên mặt lưng có các đốm đen. Bụng màu trắng, bên thân có nếp da lớn tạo thành rèm. Đuôi dẹp theo chiều trên dưới, viền ngoài hình răng cưa.

Lỗ mắt tròn, màng nhĩ ẩn. Tấm mép trên: 10, tấm mép dưới: 9, số bản mỏng dưới ngón tay I: 5, số bản mỏng dưới ngón chân IV: 8. Số lỗ đùi: 0. Đầu các ngón của chi trước và chi sau phình to ra.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: chưa được đánh giá Tình trạng bảo tồn: chưa được đánh giá

SCINCIDAE OPELL, 1811 - HỌ THẰN LẰN BÓNG Eutropis Fitzinger, 1843 - Giống Thằn lằn bóng 15. Loài Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820)

Tên Việt Nam: Thằn lằn bóng hoa Tên địa phương: Rắn mối

Địa điểm typus: Ja-va, In-đô-nê-si-a

Kí hiệu mẫu: P002

Mô tả: Thân màu nâu, sáng bóng, dọc 2 bên thân có hàng vảy màu sẫm hơn.

Phần bụng có màu vàng nhạt. Đuôi tròn, thuôn dài, phần mút đuôi hơi dẹp. Lỗ mắt hình elip dọc. Lỗ tai hiện rõ, tròn và sâu. Tấm mép trên: 7, tấm mép dưới: 7, vảy trên mi mắt: 4, vảy thân: 19, số bản mỏng dưới ngón tay I: 5, số bản mỏng dưới ngón chân IV: 17. Số lỗ đùi: 0. Lưỡi mỏng, đầu lưỡi nhọn, xẻ nông.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: làm thức ăn Tình trạng bảo tồn: ít lo ngại (IUCN)

Lygosoma Hardwicke & Gray, 1827 - Giống Thằn lằn chân ngắn 16. Loài Lygosoma siamensis Siler, Heitz, Davis, Freitas, Aowphol,

Termprayoon, & Grismer, 2018 Tên Việt Nam: Thằn lằn chân ngắn xiêm Tên địa phương: rắn mối

Địa điểm typus: Pat-ta-ni, Thái Lan Kí hiệu mẫu: P031

Mô tả: Thân có các hàng vảy đen và nâu xen kẽ nhau, lớp vảy bóng, cơ thể tròn, thuôn dài. Chân nhỏ, ngắn. Lỗ mắt hình elip theo chiều ngang, màng nhĩ hiện rõ. Tấm mép trên: 8, tấm mép dưới: 9, vảy trên mi mắt: 5, vảy thân: 27, số bản mỏng dưới ngón tay I: 4, số bản mỏng dưới ngón chân IV: 6. Số lỗ đùi: 0.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: loài mới được mô tả gần đây Tình trạng bảo tồn: ít lo ngại (IUCN)

SERPENTES - PHÂN BỘ RẮN

CYLINDROPHIIDAE FITZINGER, 1843 - HỌ RẮN HAI ĐẦU Cylindrophis Wagler, 1828 - Giống Rắn hai đầu

17. Loài Cylindrophis jodiae Amarasinghe, Ineich, Campbell & Hallermann, 2015

Tên Việt Nam: Rắn trun, Rắn hai đầu đỏ Tên địa phương: Rắn hai đầu

Địa điểm typus: miền trung Việt Nam Kí hiệu mẫu: P017

Mô tả: Thân màu đen, có các sọc ngang màu trắng hoặc vàng nâu quanh cơ thể.

Phần đầu không phân biệt với cổ. Đuôi có hoa văn màu cam, có khả năng cử động như cái đầu thứ hai. Tấm mép trên: 6, tấm mép dưới: 7, tấm cằm trước: 3, tấm cằm sau: 2, vảy trước thái dương: 1, vảy giữa thái dương: 2, vảy sau thái dương: 3. Số lượng vảy thân ở cổ, giữa thân và khe trước huyệt lần lượt là 20, 22, 18, vảy dưới đuôi: 8. Tấm hậu môn chia. Lỗ mắt tròn.Ý nghĩa khoa học, kinh tế: làm thức ăn, loài mới được mô tả gần đây.

Tình trạng bảo tồn: chưa được đánh giá

XENOPELTIDAE BONAPARTE, 1845 - HỌ RẮN MỐNG Xenopeltis Reinwardt, 1827 - Giống Rắn mống

18. Loài Xenopeltis unicolor Reinwardt, 1827 Tên Việt Nam: Rắn mống

Tên địa phương: Rắn hổ hành Địa điểm typus: Ja-va, In-đô-nê-si-a Kí hiệu mẫu: P021

Mô tả: Thân màu nâu đen, vảy ngũ sắc óng ánh khi được chiếu ánh sáng. Phần bụng màu trắng với các tấm vảy bụng lớn. Phần đầu không phân biệt với phần cổ, đuôi thuôn dài, chóp đuôi nhọn. Tấm mép trên: 8, tấm mép dưới: 7, tấm cằm trước:

1, tấm cằm sau: 2, vảy trước thái dương: 2, vảy giữa thái dương: 2. Số lượng vảy thân ở cổ, giữa thân và khe trước huyệt lần lượt là 15, 15, 15, vảy bụng: 183, vảy dưới đuôi: 26. Tấm hậu môn chia. Lỗ mắt tròn.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: làm thức ăn Tình trạng bảo tồn: ít lo ngại (IUCN)

COLUBRIDAE OPPEL, 1811 - HỌ RẮN NƯỚC Ahaetulla Link, 1807 - Giống Rắn roi 19. Loài Ahaetulla nasuta (Lacépède, 1789)

Tên Việt Nam: Rắn roi mõm nhọn Tên địa phương: Rắn mũi tên Địa điểm typus: Sri Lan-ka Kí hiệu mẫu: P035

Mô tả: Thân màu xanh lá, có 2 vệt màu vàng chạy dọc 2 bên thân, kéo dài từ đầu đến đuôi. Nửa trên cơ thể có các vảy trắng đen xen kẽ. Phần bụng màu trắng. Đầu phân biệt rõ với cổ. Tấm mép trên: 8, tấm mép dưới: 10, tấm cằm trước: 1, tấm cằm sau: 2, vảy trước thái dương: 2, vảy giữa thái dương: 2. Số lượng vảy thân ở cổ, giữa thân và khe trước huyệt lần lượt là 15, 15, 13, vảy bụng: 192, vảy dưới đuôi: 155.

Tấm hậu môn chia. Lỗ mắt hình bầu dục nằm ngang, dọc theo chiều dài cơ thể.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: chưa được đánh giá Tình trạng bảo tồn: chưa được đánh giá

Boiga Fitzinger, 1826 - Giống Rắn rào 20. Loài Boiga multomaculata (Boie, 1827)

Tên Việt Nam: Rắn rào đốm Tên địa phương: rắn hổ bướm Địa điểm typus: Ja-va, In-đô-nê-si-a Kí hiệu mẫu: P024

Mô tả: Thân màu xám với các đốm hoa văn màu nâu. Các đốm hoa văn phân bố dọc theo chiều dài cơ thể, nhỏ dần về phía đuôi. Phần đầu có 2 đốm hoa văn lớn hình tam giác và 1 đốm hình tròn. Đầu tam giác, phân biệt rõ với cổ. Có 1 gờ nổi lên ở giữa lưng, kéo dài từ cổ đến đuôi. Tấm mép trên: 9, tấm mép dưới: 10, tấm cằm trước:

1, tấm cằm sau: 2, vảy trước thái dương: 2, vảy giữa thái dương: 2. Số lượng vảy thân ở cổ, giữa thân và khe trước huyệt lần lượt là 17, 19, 15, vảy bụng: 227, vảy dưới đuôi: 96. Tấm hậu môn nguyên. Lỗ mắt hình tròn, con ngươi hình elip dựng đứng.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: chưa được đánh giá Tình trạng bảo tồn: chưa được đánh giá

Chrysopelea Schlegel, 1826 - Giống Rắn cườm 21. Loài Chrysopelea ornata (Shaw, 1802)

Tên Việt Nam: Rắn cườm Tên địa phương: rắn lục cườm

Địa điểm typus: Chưa xác định rõ ràng Kí hiệu mẫu: P005

Mô tả: Thân có màu xanh lục đậm xen kẽ màu vàng nhạt. Trên lưng có các họa tiết như hình bông hoa được tao nên từ một cụm gồm 6 vảy màu vàng. Các họa tiết trải dài từ cổ đến đuôi. Phần đầu có các sọc ngang màu vàng nhạt. Tấm mép trên: 9, tấm mép dưới: 10, tấm cằm trước: 1, tấm cằm sau: 2, vảy trước thái dương: 2, vảy giữa thái dương: 2, vảy sau thái dương: 2. Số lượng vảy thân ở cổ, giữa thân và khe trước huyệt lần lượt là 13, 13, 13, vảy bụng: 225, vảy dưới đuôi: 114. Tấm hậu môn chia. Lỗ mắt tròn.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: chưa được đánh giá Tình trạng bảo tồn: chưa được đánh giá

Coelognathus Fitzinger, 1843 - Giống rắn sọc 22. Loài Coelognathus radiatus (Boie, 1827)

Tên Việt Nam: Rắn sọc dưa Tên địa phương: Rắn hổ ngựa Địa điểm typus: Ja-va, In-đô-nê-si-a Kí hiệu mẫu: P016

Mô tả: Thân màu nâu vàng, có nhiều sọc màu đen và nâu sẫm chạy dọc theo chiều dài cơ thể, bắt nguồn từ vị trí cách đầu khoảng 70 - 75mm. Các sọc màu đen nhỏ dần về phía bụng. Từ mắt có 3 tia màu đen và 1 vệt màu đen vắt ngang. Tấm mép trên: 8, tấm mép dưới: 11, tấm cằm trước: 1, tấm cằm sau: 2, vảy trước thái dương:

2, vảy giữa thái dương: 2, vảy sau thái dương: 3. Số lượng vảy thân ở cổ, giữa thân và khe trước huyệt lần lượt là 21, 19, 17, vảy bụng: 239, vảy dưới đuôi: 90. Tấm hậu môn nguyên. Lỗ mắt tròn.

Ý nghĩa khoa học, kinh tế: làm thức ăn

Tình trạng bảo tồn: sẽ nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam), ít lo ngại (IUCN) Fowlea Theobald, 1868 - Giống Rắn nước

23. Loài Fowlea flavipunctatus (Hallowell, 1860) Tên Việt Nam: Rắn nước

Tên địa phương: Rắn nước Địa điểm typus: Ấn Độ Kí hiệu mẫu: P022, P026

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở rừng tràm tân lập, huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 34 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)