Hình thức học tập và yêu cầu của dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 51 - 55)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC BẰNG LÀM THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC

1.3 Bản chất của dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm

1.3.3 Hình thức học tập và yêu cầu của dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm

* Hình thức học tập

Trong chiến lược học bằng làm có các phương thức tổ chức dạy và học tương ứng để đánh giá mức độ phát triển năng lực của người học theo thang đánh giá năng lực Bloom. Bao gồm:

a) Học bằng làm thử.

Đây là cách học tập để kiểm chứng lý thuyết học tập đã học. Thông qua hoạt động “làm thử”, cho phép lý thuyết được ứng dụng vào thực tiễn để một lần nữa người học khẳng định và khắc sâu tri thức, chuyển hóa thành kinh nghiệm mới cho bản thân.

Làm thử cũng là con đường xây dựng tri thức mới, là một phương thức thực hiện của phương pháp thử - sai; một trong những phương pháp luận nghiên cứu khoa học cơ bản để giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc trưng của thử - sai là lặp đi lặp lại

nhiều lần cho tới khi đạt được kết quả. Thử - sai ngoài tác dụng để kiểm chứng những giả thuyết đã biết, thực nghiệm kiểm chứng so sánh với giả thuyết và rút ra kết luận, còn là con đường xây dựng tri thức mới. Với các hoạt động nhận thức thông qua thực hành thì kiểu làm thử của loài người đã có từ rất lâu để phục vụ cho quá trình nhận thức. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp làm thử hay thử sai là gây tốn kém cho con người về cả vật chất và tinh thần. Với thời đại công nghệ phát triển như ngày nay, học bằng làm thử hoàn toàn thực hiện được mà không tốn kém công sức và tiền bạc, đó chính là thay thế bằng các phương tiện ảo – thử sai ảo.

Người học có thể tự do thử sai ảo đến khi tìm ra phương thức hoặc cách giải quyết hợp lý nhất mà không lo tốn kém vật chất. Đồng thời với sự hỗ trợ của công cụ thử sai ảo cũng là con đường đi tìm tri thức mới, người học dễ dàng tìm ra các phương pháp giải quyết vấn đề nhanh hơn và sáng tạo hơn, góp phần xây dựng tri thức, tích lũy kinh nghiệm mới. Như vậy, nếu dạy học học bằng làm kiểu làm thử, người dạy có thể đánh giá năng lực hiểu, vận dụng và phân tích, sáng tạo của người học trong quá trình các em thử sai trên các phương tiện ảo.

b) Học bằng làm đi làm lại.

Trong quá trình hình thành và phát triển năng lực cho người học, để rèn luyện kĩ năng cho người học thì hình thức làm đi làm lại sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức, nhuần nhuyễn kĩ thuật thực hành từ đó hình thành và phát triển năng lực thực hành.

Có rất nhiều cách triển khai hình thức học bằng làm kiểu làm đi làm lại. Khi dạy học theo kiểu truyền thống, trong quá trình thực hành (hành động thể chất) học sinh cũng đã được thực hành nhiều lần để thành thạo một kĩ năng nào đó. Tuy nhiên, việc thực hành như vậy khá tốn kém về mặt vật chất và nguy hiểm cho con người đối với các chuyên ngành như điện, điện tử hay động cơ đốt trong, chế tạo cơ khí.

Hiện nay với sự hỗ trợ của CNTT trong dạy học, các thao tác thực hành được tổ chức thuần thục nhờ các phần mềm hỗ trợ chuyên ngành. Người học sẽ thực hành các thao tác ảo trên máy tính. Khi đã thành thạo sẽ thực hành trên mô hình vật thật, giúp giảm chi phí, đảm bảo an toàn cho người học, đồng thời trong quá trình thực hành ảo trên phần mềm người học có thể dự tính trước được các tình huống và cách xử lý khi xảy ra sự cố trong thực tế khi thực hành thật, chẳng hạn như đào tạo lái xe, phi công.

Bên cạnh đó, học bằng làm đi làm lại còn là cơ sở của phương pháp lặp. Trong toán học, tin học và một số lĩnh vực khác, phương pháp lặp là một trong những phương pháp luận giải quyết vấn đề. Thông qua quá trình lặp, người học tìm kiếm phương thức giải quyết vấn đề, xây dựng tri thức mới.

c) Học bằng làm theo.

Học bằng làm theo có thể chia ra làm hai cấp độ. Đầu tiên là làm theo cái đã có sẵn, hoặc làm theo các thao tác mẫu, quan sát, ghi nhớ, bắt chước các thao tác mẫu của người hướng dẫn để làm theo. Với cấp độ này, thường được dùng cho các thao

tác thực hành đơn giản trên các mô hình, hoặc trên các phần mềm tương tác ảo.

Thao tác thực hành mang tính chất là các thao tác về mặt thể chất, giúp người học hình thành và rèn luyện kỹ năng, phát triển các năng lực thực hiện.

Cấp độ thứ hai trong học bằng làm theo là làm theo cái chưa có sẵn. Người học sẽ được nghiên cứu trên mô hình của vật thật, thực hiện các thao tác thực hành mẫu dựa trên các mô phỏng của mô hình. Căn cứ vào các hoạt động thực hiện thao tác ảo từ mô phỏng của mô hình, người học tiến hành nghiên cứu các đặc điểm, nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của mô hình, từ đó đưa ra các kết luận cụ thể về vật thật.

Với hình thức học bằng làm theo, để hướng dẫn người học thành thạo các thao tác thực hành cả về thể chất và trí tuệ, cả thao tác thực hành thật và thực hành ảo, yêu cầu người dạy phải thành thục các thao tác thực hành, làm mẫu các thao tác chuẩn để có thể “cầm việc chỉ tay”, để người học vừa hiểu kiến thức, vận dụng trong thực hành giải quyết vấn đề của thực tiễn. Học bằng làm theo còn có ý nghĩa về mặt giáo dục, trong quá trình dạy học, người dạy không những hướng dẫn kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho người học mà còn truyền cảm hứng, sự say mê, tình yêu đối với môn học cho người học nói riêng và đối với quá trình nhận thức nói chung. Đây cũng có thể được gọi là dạy bằng làm, GV vừa dạy phương pháp học vừa giáo dục nhân cách cho HS. Thông qua hình thức học bằng làm theo giáo viên có thể đánh giá năng lực học sinh ở các cấp độ hiểu, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề và nhớ các thao tác thực hiện hành động trong thực hành để người học làm theo đến khi thành thục các thao tác, hình thành năng lực cần thiết.

d) Học bằng làm ra

Làm ra ở đây được hiểu là những thành quả mới (kết quả hoặc sản phẩm mới).

Học bằng làm kiểu làm ra mang tính chất sáng tạo, đây là mức độ cao nhất của thang đánh giá năng lực của Bloom. Dựa vào sự hướng dẫn của người dạy, khả năng chủ động kiếm tìm, người học có thể sáng tạo, làm ra những sản phẩm mới chủ quan (đã có trong kho tàng của nhân loại nhưng mới so với sự hiểu biết của người học) cả về vật chất và tình thần so với những gì mà học sinh đã có hoặc đã biết. Sản phẩm của người học có thể là một sản phẩm do chính các em làm tự làm ra dựa vào kiến thức đã biết, hoặc dựa vào cái cũ nhưng có sự cải tiến về mặt kĩ thuật, thẩm mĩ, chức năng, cấu tạo. Sản phẩm cũng có thể là một bản báo cáo về những tri thức, năng lực mà người học thu nhận và xây dựng được trong quá trình hoạt động học tập của cá nhân, đặc biệt các tri thức, năng lực này giúp người học có những bước chuyển mới về nhận thức của chính bản thân mình. Bên cạnh đó, cùng với sự hỗ trợ của CNTT và sự nỗ lực của người học, các sản phẩm mới do người học cũng có thể là cái mới khách quan (mới chưa có trong kho tàng nhân loại) – đây là sáng tạo bậc cao.

* Yêu cầu của dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm.

Bằng việc tổng quan và dựa trên các khái niệm cơ bản của thiết kế môi trường học bằng làm cho thấy mục tiêu thiết kế môi trường học bằng làm là phải tạo điều kiện cho người học được học thông qua các hoạt động học tập. Môi trường học bằng làm phải đảm bảo đầy đủ những đặc điểm như đã nêu, trong đó người học được làm việc cùng nhau, tương tác, trao đổi, sử dụng các công cụ, tài nguyên học tập để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra mang tính vấn đề dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của người dạy. Chính vì vậy, khi thiết kế môi trường học bằng làm, cần tổ chức môi trường học bằng làm thành các hoạt động học tập giúp người học hình thành, thực hiện và phát triển các hoạt động học tập, đảm bảo các yêu cầu sau:

-Phải xây dựng được các trường hợp/ tình huống có vấn đề gắn với thực tiễn để người học thực hiện hoạt động học tập thực hành, hành động, trải nghiệm, thao tác cả thể chất (chân tay) và trí tuệ (trí óc) cả thực và ảo. Để quá trình học tập của người học tích cực, tự lực, thì các nhiệm vụ học tập phải đặt học sinh vào những vấn đề sát với thực tế, từ đó các em sẽ thực hiện hành động tư duy trí tuệ và thao tác thể chất để huy động kinh nghiệm, tri thức nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

-Tăng cường các hoạt động tương tác hướng vào các hoạt động học tập của người học.

Mục tiêu của thiết kế môi trường học bằng làm là tạo cơ hội cho người học xây dựng phương thức hoạt động học tập đề giải quyết vấn đề dựa trên các hướng dẫn qua đó người học chiếm lĩnh và phát triển kỹ năng. Do vậy cần tăng cường hoạt động tương tác giữa người học và nội dung bài học, tương tác giữa người học và người dạy, tương tác nội tâm người học. Hiện nay học bằng làm đã phát triển và trở thành một chiến lược siêu nhận thức. Do vậy tương tác nội tâm bản thân người học là mức tương tác cao nhất, khó chạm tới nhất của quá trình dạy học,

ở mức tương tác này, người học không những tự hình thành tri thức, kỹ năng mà còn có khả năng tự đánh giá quá trình làm việc của mình, hình thành phương thức giải quyết vấn đề và có khả năng kiểm soát các hoạt động cũng như kiểm soát tâm lý cá nhận trong quá trình làm việc của bản thân mình.

-Thiết lập các quan hệ sư phạm trong quá trình học tập mang tính hợp tác. Đây là yêu cầu cơ bản, đòi hỏi khi thiết kế môi trường học tập phải đảm bảo khuyến khích người học tích cực làm việc nhóm, hợp tác trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tri thức, cách thức giải quyết vấn đề qua đó xây dựng thành công cho tất cả các thành viên trong nhóm và tập thể. Các quan hệ có thể thiết lập khi xây dựng MTHT như: thiết lập các nhóm hợp tác (các thành viên làm việc cùng nhau); Thiết lập các nhóm làm việc tự định hướng, với sự hỗ trợ của CNTT&TT như hiện nay người học có thể tìm kiếm thông tin ở mọi nơi, mọi chỗ đa dạng và phong phú, dưới sự điều hướng của người dạy, người học có thể tự định hướng các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề đặt ra; Thiết lập các nhóm chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, kết quả, sản phẩm. Nhờ sự chia sẻ này, người học hoàn toàn có thể hướng dẫn và dạy lại cho

người học làm phong phú phương thức giải quyết vấn đề của người học, đồng thời giúp người học tự đánh giá kết quả, tự điều chỉnh hoạt động học tập.

1.3.4 Mô hình dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm Mô hình dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm được minh họa như hình 1.5. Mô hình là sự vận dụng của lý luận dạy học tương tác, sử dụng các phương tiện dạy học tương tác cùng các hình thức tổ chức dạy học tích cực, được tổ chức trong môi trường học bằng làm. Trong đó người dạy (PT, PP, KN) có vai trò thiết kế môi trường học bằng làm, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp, đánh giá các hoạt động học tập của người học. Người học (PT, PP, KN) tích cực chủ động thực hiện các hoạt động học tập cả về thể chất và trí tuệ (thực và ảo) nhằm kiến tạo tri thức, phát triển năng lực tạo lợi thế cho bản thân. Căn cứ vào mục tiêu bài học, người dạy và người học lựa chọn các nội dung học tập để được xây dựng thành các nhiệm vụ, tình huống có vấn đề, trường hợp gẵn với thực tiễn. Người học thực hiện các hoạt động học tập trong môi trường học bằng làm để kiến tạo tri thức, phát triển năng lực bao gồm [43]: (1) các HĐ tìm tòi – phát hiện tìm kiếm vấn đề, thông tin; (2) Các hoạt động biến đổi – xử lý – phát triển vấn đề; (3) Các HĐ ứng dụng – vận dụng – củng cổ; (4) Các HĐ đánh giá quá trình, kết quả và điều chỉnh.

Hình 1.5 Mô hình dạy học tương tác trong môi trường học bằng làm

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(203 trang)
w