Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 139 - 146)

Chương 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

3.1. Thực nghiệm sư phạm

3.1.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

* Đánh giá định tính:

Tổng hợp kết quả thu được qua dự giờ ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng; Trao đổi với GV dạy thực nghiệm và lắng nghe ý kiến, quan sát biểu hiện của HS, có thể đưa ra một số nhận định sau:

+ Giờ dạy ở lớp đối chứng có chuẩn bị đầy đủ phương tiên hỗ trợ nhưng hoạt động học tập của HS chưa chủ động, các năng lực học tập chưa được phát huy đầy đủ, sản phẩm HS tạo ra chưa có chất lượng như ở lớp thực nghiệm, đặc biệt tính hợp tác, linh hoạt trong giải quyết vấn đề và sáng tạo chưa cao. HS ở lớp thực nghiệm tỏ ra chủ động, tự giác, tích cực hơn trong việc thảo luận, hào hứng trong việc hoạt động, thực hành, trải nghiệm, làm việc nhóm, trình bày và đánh giá sản phẩm.

+ Về phía HS các em thích thú khi được tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm, thực hành, làm việc cả về thể chất và trí tuệ cả thật và ảo với những tình huống vấn đề gắn với cuộc sống, cũng như làm những sản phẩm có liên quan đến thực tiễn. Các em có môi trường để sáng tạo và phát triển theo ý của bản thân. Chủ động phát hiện vấn đề;

Tìm kiếm thông tin có ích để xử lý, phân loại và sử dụng; Đề xuất và lựa chọn phương án hợp lý để giải quyết vấn đề; Chủ động lập kế hoạch và thực hiện theo đúng kế hoạch, đưa ra giải pháp, nhận định được sản phẩm và phân tích và tạo ra sản phẩm.

+ Về kết quả thu được từ sản phẩm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm: Về cơ bản sản phẩm của hai lớp đều tốt nhưng tần suất điểm 9 và 10 ở lớp thực nghiệm cao hơn vì hiệu quả hoạt động cá nhân và nhóm cũng như sản phẩm làm ra chính xác có tính sáng tạo hơn lớp đối chứng.

* Đánh giá định lượng:

Kết quả điểm từ sản phẩm của HS qua tiến hành thực nghiệm sư phạm được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học trên công cụ Excel cụ thể như sau:

+ Bước 1: Lập bảng phân phối tần số, tần suất, vẽ biểu đồ phân phối tần suất bảng 3.2.

Bảng 3.2 Bảng phân phối tần số và tần suất kết quả thực nghiệm sư phạm

x n f

TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC

Bài 8 Bài 10 Bài 8 Bài 10

1 0 0 0 0 0 0 0 0

2 0 0 0 0 0 0 0 0

3 0 0 0 0 0 0 0 0

4 0 0 0 0 0 0 0 0

5 5 9 0 3 0,04 0,07 0 0,02

6 7 21 12 26 0,06 0,17 0,09 0,21

7 35 49 24 46 0,28 0,39 0,19 0,37

8 46 37 43 33 0,37 0,30 0,35 0,27

9 20 4 31 10 0,16 0,03 0,25 0,08

10 11 3 14 5 0,09 0,02 0,11 0,04

Trong đó: x – Giá trị điểm số; n: Tần số; f: Tần suất;

Biểu đồ 3. 1 Kết quả thực nghiệm bài

Đồ thị kết quả bài 8 CN 11

0.4 5 0.

4 0.3 5

0.

3 0.2 5

0.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Biểu đồ 3.2 Kết quả thực nghiệm bài 10

Đồ thị kết quả bài 10 CN12

0.4

0.3 5

0.

3

0.2 5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Từ đồ thị tần suất có thể thấy: Đồ thị biểu thị giá trị tần suất của lớp thực nghiệm dịch sang phải hơn so với lớp đối chứng. Chứng tỏ kết quả điểm số thu được ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

+ Bước 2: Xác định đặc trưng mẫu bảng 3.3.

Bảng 3.3 Giá trị đặc trưng mẫu thực nghiệm và đối chứng của bài 8, bài 10 Bài

8 Bài 10

TN ĐC TN ĐC

Giá trị trung bình (Mean) 7,82 7,12 8,09 7,29

Sai số mẫu (Standard Error) 0,10 0,10 0,10 0,10

Trung vị (Median) 8 7 8 7

Mode 8 7 8 7

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) 1,17 1,05 1,13 1,09 Phương sai mẫu (Sample Variance) 1,37 1,11 1,28 1,19

Độ nhọn của đỉnh (Kurtosis) 0,11 0,38 -0,64 0,06

Độ nghiêng (Skewness) -0,14 0,05 -0,11 0,43

Khoảng biến thiên (Range) 5 5 4 5

Tối thiểu (Minimum) 5 5 6 5

Tối đa (Maximum) 10 10 10 10

Tổng (Sum) 970 876 1003 897

Số lượng mẫu (Count) 124 123 124 123

Độ chính xác - Confidence 0,21 0,19 0,20 0,19

Level(95,0%)

Từ bảng giá trị mẫu đặc trưng thực nghiệm và đối chứng cho thấy: Các thông số cơ bản như: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và độ chính xác của lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. Sai số mẫu của hai lớp là như nhau.

- Bước 3: Kiểm nghiệm giả thuyết

Giả thuyết đưa ra là: H0: Giá trị trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn giá trị trung bình của lớp đối chứng là ngẫu nghiên. H1: Giá trị trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn giá trị trung bình của lớp đối chứng là có ý nghĩa thống kê. Xử lý dữ liệu Excel bằng T – Test với phương sai biết trước tương ứng thực nghiệm bài 8

ở ba lớp thực nghiệm là 1,37, đối chứng là: 1,11; Bài 10 phương sai biết trước lớp đối chứng là 1,28 lớp thực nghiệm là 1,19. Mức ý nghĩa α= 0,05. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4:

Bảng 3.4 Kiểm định giả thuyết – so sánh hai trung bình với phương sai đã biết hay mẫu lớn bằng T - Test

Bài 8 Bài 10

TN ĐC TN ĐC

Trung bình mẫu (Mean) 7,82 7,12 8,09 7,29

Phương sai mẫu đã biết (Known 1,37 1,11 1,28 1,19 Variance)

Cỡ mẫu (Observations) 124 123 124 123

Hypothesized Mean Difference 0 0

Tiêu chuẩn kiểm định (z) 4,95 5,63

Xác xuất một phía (P(Z<=z) one-tail) 3,80 9,06E-

E-07 09

Phân vị một phía (z Critical one-tail) 1,64 1,64 Xác xuất hai phía (P(Z<=z) two-tail) 7,61E 1,81E-

-07 08

Phân vị hai phía (z Critical two-tail) 1,96 1,96

Từ bảng kiểm nghiệm giả thuyết cho thấy: Phân vị hai phía (z Critical two- tail) lớn hơn 1,96 thì giả thuyết H0 bị bác bỏ.

Tương tự nếu kiểm nghiệm giả thuyết bằng Anova trên excel ở bảng 3.5 cho thấy: Ở bài 8: F (24,49) > F crip (3,88); Bài 10: F (31,59) > F crip (3,88). Vậy bác bỏ H0, chấp nhận H1.

Bảng 3.5 Kiểm nghiệm giả thuyết bằng ANOVA

Nguồn sai Tổng Bậc Bình Giá F

số (Source of bình tự do phương trị P- crit Variation) phương (d)f trung thống value

(SS) bình kê (F)

(MS)

Yếu tố 30,31 1 30,31 24,49 1,39E- 3,88

Bài 8 (Between 06

Groups)

Sai số 303,27 245 1,24

(Within Groups)

Tổng (Total) 333,58 246

Yếu tố 39,13 1 39,13 31,59 5,17E- 3,88

Bài 10 (Between 08

Groups)

Sai số 303,49 245 1,24

(Within Groups)

Tổng (Total) 342,6153 246 846

b. Kết quả đánh giá một số năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề của HS.

Để tiến hành đánh giá năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề của HS, chúng tôi tiến hành đánh giá ở cả lớp TN và lớp ĐC. Người đánh giá là GV trực tiếp giảng dạy và các GV dự giờ dựa trên các bảng kiểm tra quan sát.

Trên thực tế, việc đánh giá năng lực của HS rất khó khăn và cần một quá trình không ngắn để hình thành ở người học những năng lực trên. Do vậy, chúng tôi chỉ tập trung vào quan sát những biểu hiện là những dấu hiệu tích cực cho thấy việc học tập tương tác trong môi trường học bằng làm trước hết tạo cho HS một môi trường học tập tích cực, tự nhiên, năng động để các em có cơ hội bộc lộ những nhu cầu trong giao tiếp, tương tác và hợp tác, những tình huống cần vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề, bên cạnh đó tạo cơ hội và thách thức những ý tưởng sáng tạo của HS. Trong tiết thực nghiệm, chúng tôi quan sát kĩ các nhóm HS, ghi chép các tình huống có vấn đề mà các em gặp phải và cách thức các em giải

quyết vấn đề, sự phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung, sự chia sẻ các giải pháp ở các nhóm khác nhau làm căn cứ và cơ sở đánh giá khách quan công bằng.

Bảng 3.6 Bảng tổng hợp các tham số đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

ĐC-TN Số lượng TB ( ĐLC (SD) Sai số chuẩn (SE)

Câu 1 ĐC 123 1,81 0,701 0,086

TN 124 2,62 0,544 0,065

Câu 2 ĐC 123 1,82 0,650 0,079

TN 124 2,21 0,476 0,056

Câu 3 ĐC 123 1,81 0,657 0,080

TN 124 2,44 0,579 0,069

Câu 4 ĐC 123 1,63 0,624 0,076

TN 124 2,32 0,555 0,066

Câu 5 ĐC 123 1,79 0,565 0,069

TN 124 2,35 0,537 0,064

Câu 6 ĐC 123 1,61 0,627 0,077

TN 124 2,30 0,571 0,068

TB ĐC 123 1,7438 0,52491 0,06413

TN 124 2,3732 0,41448 0,04919

Dựa trên kết quả đánh giá từ bảng kiểm quan sát năng lực sáng tạo tổng hợp và phân tích kết quả như phụ lục 15.

Bảng 3.7 Bảng tổng hợp các tham số đánh giá năng lực sáng tạo

Câu ĐC-TN Số lượng TB( ) ĐLC (SD)

Câu 1 ĐC 123 1,70 0,652

130

Câu 2 ĐC 123 1,82 0,673

TN 124 2,63 2,398

Câu 3 ĐC 123 1,49 0,533

TN 124 2,34 0,608

Câu 4 ĐC 123 1,49 0,533

TN 124 2,30 0,595

TB ĐC 123 1,6269 0,5247

TN 124 2,4718 0,7116

Dựa trên kết quả đánh giá từ bảng kiểm quan sát năng lực hợp tác tổng hợp và phân tích kết quả như phụ lục 15.

Bảng 3.8 Bảng tổng hợp các tham số đánh giá năng lực hợp tác

ĐC-TN Số lượng TB( ) ĐLC (SD) Sai số chuẩn (SE)

Câu 1 ĐC 123 2,04 0,787 0,096

TN 124 2,80 0,401 0,048

Câu 2 ĐC 123 2,19 0,680 0,083

TN 124 2,54 0,502 0,060

Câu 3 ĐC 123 2,03 0,797 0,097

TN 124 2,66 0,506 0,060

Câu 4 ĐC 123 2,00 0,718 0,088

TN 124 2,66 0,506 0,060

Câu 5 ĐC 123 1,91 0,690 0,084

TN 124 2,65 0,510 0,061

131

Câu 6 ĐC 123 1,75 0,612 0,075

Câu 7 ĐC 123 1,58 0,555 0,068

TN 124 2,41 0,525 0,063

TB ĐC 123 1,9296 0,60013 0,07332

TN 124 2,6061 0,31752 0,03795

Từ kết quả xử lý số liệu thu được thông qua bảng kiểm quan sát các ba năng lực chính của HS cho thấy rằng giá trị trung bình các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo của lớp TN đều cao hơn lớp ĐC.

Một phần của tài liệu Dạy học môn công nghệ trung học phổ thông trong môi trường học bằng làm theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 139 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(203 trang)
w