Chương 2: QUY TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TƯƠNG TÁC MÔN CÔNG NGHỆ THPT TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC BẰNG LÀM
2.3. Minh họa nôi dung cụ thể theo quy trình dạy học tương tác môn CN THPT
2.3.3. Minh họa dạy học tương tác môn CN THPT trong môi trường các tình huống có vấn đề
Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha (SGK CN 12 trang 103) I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: HS trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha.
2. Kĩ năng: Nhận biết được cấu tạo các loại động cơ và vẽ được sơ đồ cách nối dây của động cơ không đồng bộ ba pha.
3. Thái độ: HS tích cực trong học tập, tìm hiểu kiến thức thực tiễn liên quan đến động cơ không đồng bộ ba pha, yêu thích môn học.
4. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp hợp tác, vận dụng thực hành. Phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
* Sự phù hợp khi lựa chọn dạy học tương tác nội dung động cơ không đồng bộ ba pha trong môi trường tình huống học tập. Mục tiêu của bài học yêu cầu HS trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ, phân biệt được cấu tạo 2 loại động cơ: roto lồng sóc và roto dây quấn trong thực tế. Với mục tiêu này, phần kiến thức sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc HS đã được tìm hiểu trong môn Vật lí lớp 12-đây là kiến thức khoa học, như vậy trong quá trình tổ chức dạy học, GV có thể xây dựng tình huống dạy học có vấn đề liên quan đến kiến thức thực tiễn-phương án chế tạo động cơ (kiến thức công nghệ) giúp HS biết được cấu tạo của động cơ ở thực tế
II. Tiến trình thực hiện
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH Hoạt động: Hình thành kiến thức mới - tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc động cơ không đồng bộ ba pha
AI. Cấu tạo.
1. Stato
a. lõi thép: các lá thép kĩ thuật điện được ghép lại với nhau thành hình trụ, mặt trong có rãnh đặt dây quấn.
b. dây quấn: ba cuộn dây đồng phủ sơn cách điện đặt lệch nhau góc 1200 về điện.
2. Roto
a. lõi thép: các là thép kĩ thuật điện được ghép lại với nhau thành hình trụ, mặt ngoài xẻ rãnh, ở giữa có lỗ lắp trục
b. dây quấn: - Lồng sóc - Dây quấn
III. Nguyên lí làm việc Khi cho dòng điện ba pha vào ba dây quấn, trong stato sẽ có từ trường quay, từ trường này quét qua các dây quấn của ro to làm xuất hiện sức điện đông và dòng điện cảm ứng. Lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và các dòng điện cảm ứng tạo momen quay tác động lên ro to, kéo ro to quay theo chiều của từ trường quay với tốc độ luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
-GV yêu cầu HS chia nhóm nhỏ, trình bày những kiến thức đã biết nguyên lí, cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha.
- HS thảo luận theo nhóm
-GV yêu cầu các nhóm báo cáo sản phầm: một nhóm trình bày sơ đồ và nguyên lí; một nhóm trình bày cấu tạo; các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa. GV giao nhiệm vụ tiếp theo: hãy so sánh cấu tạo của ro to lồng sóc trên lí thuyết và ro to lồng sóc trên thực tế?
Giải thích sự khác nhau đó.
-HS làm việc theo nhóm cũ đã phân công, tìm hiểu các thông tin, hình ảnh, video liên quan đến cấu tạo, nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha dùng ro to lồng sóc để tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề đặt ra. HS sẽ nhận ra mẫu thuẫn giữa kiến thức lí thuyết: các thanh nhôm của lồng sóc nằm song song với trục ro to; còn trong thực tế các thanh nhôm nằm chéo góc với trục ro to. Tìm kiếm các thông tin về nguyên lí làm việc, các kiến thức vật lí HS sẽ giải thích được lí do vì sao.
Để gợi ý HS giải quyết vấn đề này, GV có thể cho HS tham khảo các mô phỏng liên quan đến nguyên lí làm việc của động cơ lồng sóc theo lí thuyết và động cơ lồng sóc trên thực tế, đồng thời HS khắc sâu được kiến thức nguyên lí làm việc của động cơ.
-Một nhóm HS bất kì báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý, bổ sung.
-GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức đề HS thấy được ứng dụng kiến thức công nghệ của môn học trong thực tế: các thanh nhôm của ro to được đặt chéo góc với trục ro to để cắt các đường sức từ liên tục, động cơ sẽ quay với tốc độ đều, ngược lại nếu chế tạo theo lí thuyết thì các thanh nhôm sẽ không cắt các đường sức từ liên tục dẫn đến tốc độ quay của ro to không đều.
113