1.2 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.2.2 Một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân tại Việt Nam
Nghiên cứu của tác giả Hồ Ngọc Điệp vào năm 2001 cho thấy nữ vị thành niên trẻ tuổi, độc thân, có chí hướng học tập, có nghề nghiệp, có cơ hội thăng tiến mà có thai ngoài ý muốn sẽ chọn biện pháp phá thai. Một nghiên cứu có kết quả tương tự tại Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát học sinh cấp 3 cho thấy 48,3% học sinh đồng ý với quan điểm nếu lỡ có thai ngoài ý muốn thì sẽ phá thai, các vị thành niên dường như xem phá thai là một biện pháp tránh thai ở lứa tuổi mình [2]; Cùng quan điểm đó, năm 2004 nghiên cứu của Huỳnh Nguyễn Khánh Trang chỉ ra rằng giải pháp mà chính bản thân các em học sinh và gia đình chọn lựa khi biết có thai là phá thai. Các lý do đưa ra là: thứ nhất các em còn quá trẻ, còn lệ thuộc kinh tế gia đình chưa có khả năng nuôi con;
thứ hai thường sau khi biết các em có thai bạn tình của các em thường không có ý định tiến đến hôn nhân và yếu tố pháp luật cũng không tán thành những cuộc hôn nhân ở tuổi vị thành niên [14].
Còn theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Luân và Trương Phi Hùng năm 2010 cho thấy nam, nữ đã có QHTD thì kiến thức đúng về STDs là 8,22%, 21,43%. Trường hợp của nữ và của nam có thai ngoài ý muốn là 26,19%, 28,77%. 11,90% nữ và 24,66% nam mắc STDs. Có sự liên quan giữa hoàn cảnh sống và kiến thức đúng về STDs với nhóm đối tượng đã QHTD [9].
Kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu “Kiến thức về sức khỏe sinh sản của phụ nữ 15 - 24 tuổi tại Thành Phố Hồ Chí Minh” năm 2010 cho thấy có 93,2% phụ nữ 15 – 24 tuổi có kiến thức đúng về các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Kiến thức đúng về thai sản có sự khác biệt rõ giữa các nội dung (chiếm tỉ lệ từ 14,3% đến 82,1%). Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy có 88,6% đối tượng có nhu cầu tiếp nhận thêm thông tin về sức khỏe sinh sản [6].
Nghiên cứu năm 2012 trên 402 học sinh được chọn ngẫu nhiên phân tầng tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Hiền - Quận 11 – Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng là 51%. Đa số học sinh có thái độ phù hợp, thái độ chung về STIs phù hợp (94%), thái độ chung về biện pháp tránh thai phù hợp (71%), tuy nhiên tỉ lệ học sinh đồng tình với quan hệ tình dục trước hôn nhân chiếm tỉ lệ cao (47%). Trong số học sinh có thực hành quan hệ tình dục thì tỉ lệ học sinh có thực hành đúng về sử dụng biện pháp phòng ngừa STIs và biện pháp tránh thai không cao, tỉ lệ tương ứng là 35% và 43%.
Đa số học sinh mong muốn tiếp nhận thông tin về STIs và biện pháp tránh thai (82%) [4].
Ngoài ra còn có các yếu tố liên quan khác như: nghiên cứu của Nguyễn Thị Lê Thảo và cs năm 2008 cho thấy một số yếu tố dẫn đến hành vi QHTD trước hôn nhân ở nữ công nhân quận Bình Tân, Hồ Chí Minh như: có kiến thức thấp về SKSS, chưa tiếp cận được các dịch vụ SKSS, đặc biệt là thái độ xem chuyện QHTD trước hôn nhân là bình thường; yếu tố khách quan như sống
chung trước hôn nhân, chỉ có hai người nơi vắng vẻ, hoàn cảnh xa gia đình nên ít được sự quan tâm và chia sẻ từ người thân, thái độ phản đối gay gắt của người xung quanh dẫn đến việc che dấu hành vi tình dục, tự đưa ra quyết định thiếu chín chắn...[10].
Nghiên cứu ở một trường Đại học của tỉnh Hải Dương bằng thiết kế mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính, phỏng vấn tự điền 471 sinh viên, phỏng vấn sâu 12 sinh viên và cán bộ nhà trường. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên ủng hộ việc bạn gái và bạn trai không nên QHTD trước hôn nhân khá cao với tỷ lệ lần lượt là 63,3% và 55,4%. Tuy nhiên, vẫn có đến 65,1% sinh viên chấp nhận QHTD trước hôn nhân nếu hai người đã ăn hỏi hoặc đính hôn; 58,6%
sinh viên chấp nhận QHTD trước hôn nhân nếu cả hai đều muốn. Có hai quan điểm khác nhau của sinh viên về vấn đề QHTD là quan điểm truyền thống, coi trọng giá trị trinh tiết, không ủng hộ QHTD trước hôn nhân và quan điểm hiện đại, không quá coi trọng giá trị trinh tiết. Nhiều sinh viên cho rằng việc QHTD trước hôn nhân là vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân và việc quyết định có QHTD hay không là tùy quan điểm của mỗi người. Đáng lưu ý là còn nhiều sinh viên chưa có quan điểm tích cực về tình dục an toàn [11]; Liên quan đến nhận thức của sinh viên về thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân năm 2011
Địa điểm sinh viên quan hệ tình dục trước hôn nhân chiếm tỉ lệ cao nhất là nhà nghỉ, khách sạn (82,1%). Ngoài ra, còn có những địa điểm khác như: nơi ở của bạn bè, nơi ở của người bạn trai, bạn gái, quán cà phê, vũ trường mà nhất là đối với SV ở trọ được xem là dễ xảy ra vấn đề QHTD mà nhất là QHTD không an toàn.
Biểu hiện nhu cầu của quan hệ tình dục trước hôn nhân thì 65,2% sinh viên cho rằng để thoả mãn như cầu giới tính của con người. Như vậy, sinh viên cho rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân do nhu cầu sinh lí. Hoàn cảnh dẫn
đến việc sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân chủ yếu do người yếu đòi hỏi (71,5%) [3]; Một nghiên cứu năm 2015 nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân và các yếu tố liên quan đã được thực hiện trên 405 sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, sinh viên có quan điểm cởi mở về QHTD trước hôn nhân, đã từng xem phim khiêu dâm, có sử dụng rượu bia hoặc chất gây nghiện, từng vui chơi tại các quán bar hoặc hộp đêm, có bạn bè có QHTD trước hôn nhân có khả năng QHTD THN cao hơn. Những sinh viên có bố mẹ sống cùng nhau, có bố mẹ thường xuyên chia sẻ với con cái về vấn đề tình yêu, giới tính, sức khỏe sinh sản có khả năng QHTD THN thấp hơn [12]; Một kết quả từ nghiên cứu khác năm 2010 có 39,4% thanh thiếu niên chưa từng nghe qua thuật ngữ "sức khỏe sinh sản", 65,8% thanh thiếu niên có nhu cầu được tư vấn về Giới tính và sức khỏe sinh sản. Hơn 1/2 thanh thiếu niên mong muốn được giáo dục giới tính trong nhà trường (56,2%) [7].
Năm 2019, bối cảnh với xu hướng gia tăng tình dục ở thanh niên Việt Nam trong những năm gần đây, những lo ngại đã được đặt ra về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân và hậu quả sức khỏe tiềm ẩn của nó. Để ngăn ngừa hậu quả như vậy và tăng cường sức khỏe hơn nữa, sự hiểu biết sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ có giá trị. Mục tiêu tạo ra một lý thuyết có căn cứ giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục trước hôn nhân ở thanh niên Việt Nam. Đối tượng người Việt Nam từ 18 - 24 tuổi đã tự nguyện quan hệ tình dục trước hôn nhân (n = 18). Phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp lý thuyết có căn cứ của Glaser. Lấy mẫu có chủ đích và lý thuyết đã được sử dụng. Mười cuộc phỏng vấn sâu và ba cuộc thảo luận nhóm tập trung bổ sung đã được thực hiện. Các cuộc phỏng vấn được ghi âm và ghi lại nguyên văn. Phân tích dữ liệu liên quan bằng cách sử dụng phương pháp so sánh không đổi và mã hóa mở và lý thuyết. Lấy mẫu, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu
xảy ra đồng thời cho đến khi đạt được độ bão hòa lý thuyết. Kết quả lý thuyết có căn cứ được xây dựng xoay quanh sáu chủ đề mới nổi: (a) mong muốn là
"nguyên nhân trực tiếp"; (b) người hướng dẫn; (c) thay đổi xã hội; (d) phương tiện truyền thông; (e) ngang hàng và (f) vắng mặt gia đình. Bốn chủ đề sau là
"nguyên nhân gián tiếp" ảnh hưởng thông qua mong muốn và người hướng dẫn. Kết luận Nghiên cứu đã đóng góp một lý thuyết có căn cứ xác định các yếu tố và mô tả các mối quan hệ của chúng một cách toàn diện. Nó gợi ý cần một nguồn thông tin đáng tin cậy để được thiết kế phù hợp với giới trẻ. Ngoài ra, sự kỳ thị khi nói về tình dục cần phải được giảm bớt để cho phép các cuộc thảo luận cởi mở hơn về tình dục và sức khỏe tình dục [32].
* Như vậy, qua việc tổng kết các nghiên cứu đã cho thấy: Sinh viên hiện nay có xu hướng QHTD trước hôn nhân sớm hơn trước đây trong khi kiến thức của học sinh – sinh viên về QHTD nói riêng cũng như SKSS nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Sinh viên có thái độ tích cực hơn trong việc QHTD trước hôn nhân an toàn. Tuy nhiên, kiến thức của SV thường tốt hơn thực hành của họ.
Tỷ lệ sinh viên sử dụng các biện pháp tránh thai khi QHTD chưa cao, vẫn còn nhiều em sinh viên không sử dụng bao cao su khi QHTD [4], [7], [20].
Việt Nam thực hiện chương trình “đổi mới” và thành tựu khi nền kinh tế phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa ảnh hưởng đến nhiều góc độ khác nhau của cuộc sống trong đó quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đây là một vấn đề mà các bạn trẻ ngày nay để ý đến và thấy hầu hết các bạn cùng trang lứa với mình đều có bạn gái, bạn trai và họ đều có quan hệ trước hôn nhân hay là sống thử.
Qua các nghiên cứu ta thấy được QHTD trước hôn nhân dựa trên các yếu tố liên quan là có kiến thức thấp về SKSS, thông tin về tình dục vị thành niên và thanh niên hầu như không có và việc thảo luận về tình dục thường bị cấm kỵ.
Nhiều người lớn còn nghĩ việc đưa giáo dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu
niên vào chương trình học sẽ khiến lớp trẻ có quan hệ tình dục sớm hơn và nhiều hơn. Tuy nhiên, hàng loạt nghiên cứu cho thấy “thanh thiếu niên đã có quan hệ tình dục chấp nhận thực hiện những hành vi tình dục an toàn hơn, cũng như lớp trẻ đã bắt đầu quan hệ tình dục muộn hơn hoặc giảm bớt hoạt động tình dục nói chung” [1]; xem chuyện QHTD trước hôn nhân là bình thường, còn nhiều sinh viên chưa có quan điểm tích cực về tình dục an toàn, xem phim khiêu dâm và uống rượu bia. Do đó, cần chấp nhận các quan điểm khác nhau của sinh viên về QHTD trước hôn nhân và tăng cường hiểu biết cho sinh viên, trang bị kiến thức về quan hệ tình dục nói riêng cũng như sức khỏe sinh sản nói chung, điều chỉnh hành vi để SV có kiến thức và thực hành đúng về QHTD an toàn hỗ trợ cho sinh viên khi họ quyết định có QHTD trước hôn nhân [8], [10], [12].