4.1 THỰC TRẠNG TỶ LỆ VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, NĂM 2020
4.1.1 Thực trạng tỷ lệ về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020
Kết quả điều tra ở 388 SV của Khoa Y – Dược, Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn năm 2020 bằng phiếu điều tra tự điền để tìm hiểu thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ghi nhận được là 39,9 % (155 sinh viên) đã quan hệ tình dục.
Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân thay đổi khá lớn giữa các nghiên cứu tùy vào thời gian điều tra và nhất là nhiều yếu tố văn hóa – xã hội của các địa phương khác nhau. Tỷ lệ trong nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Luân và Trương Phi Hùng khảo sát hành vi tình dục từ 184 sinh viên nam và 214 sinh viên nữ năm 2009 ở Trường Đại học Mở thì tỷ lệ sinh viên đã có quan hệ tình dục lần lượt ở nam và nữ là 39,67%
và 19,62% [9].
Cuộc khảo sát ở 3 thành phố là Hà Nội, Thượng Hải và Đài Bắc năm 2004 của các nhà nghiên cứu xã hội học Thượng Hải và Đài Bắc và các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam so sánh về hành vi tình dục trước hôn nhân của thanh viên ở 3 thành phố Thượng Hải, Hà Nội và Đài Bắc.
Kết quả tỉ lệ QHTD trước hôn nhân ghi nhận có 8% thanh niên trong mẫu nghiên cứu ở Hà Nội đã từng có hành vi tình dục trong khi tỷ lệ này ở Thượng
Hải là 16% và ở Đài Bắc tỷ lệ này lên đến 34% [5]. Tỷ lệ trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả của nghiên cứu được thực hiện để xác định tỷ lệ thực hành tình dục trước hôn nhân và các yếu tố liên quan trên sinh viên khoa học sức khỏe bậc đại học của Đại học Madawalabu, Bale Goba, Đông Nam Ethiopia.
Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi tự quản lý và phân tích bằng SPSS Phiên bản 16. Hồi quy logistic từng bước với phương pháp chuyển tiếp được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan độc lập về quan hệ tình dục trước hôn nhân ở mức KTC 95% và giá trị P nhỏ hơn 0,05. Kết quả ghi nhận có 181 sinh viên (59,9%) đã có bạn trai hoặc bạn gái; khoảng 129 sinh viên (42,7%) đã từng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong số những người được hỏi có quan hệ tình dục, 85 người (66,4%) có một bạn tình, 44 người (33,6%) có hai hoặc nhiều bạn tình. Tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình là 18,4 ± 2,14 tuổi. Sáu mươi ba (20,9%) người được hỏi cho biết hút thuốc lá và 117 người (38,7%) cho biết có uống rượu. Sử dụng rượu, nội trú, tình dục, trình độ học vấn và thảo luận về tình dục là các yếu tố có liên quan đáng kể đến quan hệ tình dục trước hôn nhân [45]. Tỷ lệ quan hệ tình dục này cũng tương đương với một nghiên cứu ở thị trấn bahir Dar của Ethiopia vào năm 2014 ghi nhận tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân là 30,8% ở nữ sinh trung học chưa lập gia đình [37].
Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân theo giới ghi nhận có sự khác nhau khá rõ. Ở nam giới là 65%, cao hơn nữ giới là 31,2%. Tương tự một nghiên cứu cắt ngang phân tầng theo địa phương, trường và sinh viên được thực hiện tại 35 trường công lập của vùng Đông Bắc, Ibadan cho thấy 32,9% từng quan hệ tình dục và xu hướng hoạt động tình dục tương tự ở nam giới là 39%, cao hơn ở nữ giới là 13% [34].
Tại Malaysia, một chương trình khám sức khỏe thanh thiếu niên được thực hiện vào năm 2010 đã được phân tích. Tổng cộng có 21.438 thanh thiếu niên chưa lập gia đình đã trả lời chủ đề này bằng cách sử dụng bảng câu hỏi xác thực không ẩn danh tự quản lý có kết quả: Trong số những người tham gia, 54,5% là nam và 45,5% là nữ. Các sắc tộc bao gồm 66,2% người Mã Lai, 20,7%
người Trung Quốc, 7,2% người Ấn Độ và 5,9% các sắc tộc khác. Hầu hết những người được hỏi (97,1%) cho biết có trình độ học vấn trung học cơ sở. Tỷ lệ chung của quan hệ tình dục ở thanh thiếu niên lớn tuổi là 6,4% (8,9% ở nam và 3,6% ở nữ). Trong một mô hình hồi quy logistic đa biến, hoạt động tình dục có liên quan tích cực với việc xem phim khiêu dâm [22].Các kết quả này chứng minh rằng nam giới có xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn đáng kể so với nữ giới.
Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên năm 2 là 40,1 % tương đương với sinh viên năm 1 là 39,8 %. Tỷ lệ này phù hợp với kết quả điều tra về nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân tại hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên của tác giả Tạ Thị Hằng năm 2011, tỉ lệ sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân ở năm thứ hai là cao nhất. Năm thứ ba và thứ tư có tỉ lệ bằng nhau, thấp nhất là năm thứ nhất [3].
Phân bố theo hệ đào tạo thì tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên học liên thông là 48,4 % cao hơn nhiều so với các sinh viên chính quy là 31,8 %. Điều này có thể được giải thích là theo độ tuổi thì những sinh viên hệ liên thông cao hơn các sinh viên hệ chính quy.
Tuổi QHTD lần đầu dao động từ 15 đến 32 tuổi và trung bình QHTD là 20,9 tuổi 2,9 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu ở nam thấp nhất là 16 tuổi, cao nhất là 27 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,2 3,0; ở nữ thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,5 2,5. Điều này cho thấy sinh viên nam có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuổi QHTD lần đầu ở sinh viên có nhóm thành tích trên trung bình thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,9 2,8; ở sinh viên có nhóm thành tích dưới hoặc bằng trung bình thấp nhất là 17 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,2 3,0. Kết quả này cho ta thấy sinh viên có nhóm thành tích trên trung bình thì tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn sinh viên có nhóm thành tích dưới hoặc bằng trung bình. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >
0,05. Tuổi QHTD lần đầu ở nhóm sinh viên có uống rượu bia thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,8 2,8; ở nhóm sinh viên không uống rượu bia thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 22,2 3,3. Điều này cho thấy sinh viên có uống rượu bia có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn nhóm sinh viên không uống rượu bia. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuổi QHTD lần đầu ở sinh viên có xem phim khiêu dâm thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,5 2,8; ở sinh viên không xem phim khiêu dâm thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,9
2,9. Điều này cho thấy sinh viên có xem phim khiêu dâm có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn sinh viên không xem phim khiêu dâm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết quả này tương tự như nghiên cứu năm 2004 của Vũ Mạnh Lợi khi so sánh tuổi băt đầu quan hệ tình dục của thanh niên Hà Nội, Thượng Hải, và Đài Loan thì tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở nam là 20,15 và nữ là 20,34 tuổi [5]. Còn trong nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng nhằm tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi của quan hệ tình dục trước hôn nhân với nhóm sinh viên ở trọ được thực hiện tại Thành phố Huế vào năm 2015. Chọn mẫu theo cụm nhiều giai đoạn được sử dụng để tuyển sinh. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn của đối tượng nghiên cứu. Tổng số 730 sinh viên (nam/nữ: 44,2% / 55,8%; tuổi trung bình là 20,9 tuổi). Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân là 11,9% với tuổi quan hệ tình dục lần đầu là 19,8 2,2 tuổi [39].
Nghiên cứu được thực hiện trên 240 học sinh ở các trường trung học phổ thông ở Ibadan, Nigeria. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi tự quản lý, bán cấu trúc, đã được kiểm tra trước. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng thống kê mô tả và kiểm định Chi-bình phương ở mức ý nghĩa 5%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 16,3 ± 1,4 tuổi và 126 (52,5%) là nữ. Kết quả còn cho thấy 32,9% từng quan hệ tình dục và trong số này có đến 86,1% quan hệ tình dục lần đầu trước 15 tuổi [34].
Tỷ lệ tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình với quan hệ tình dục trước hôn nhân theo các yếu tố liên quan như: theo giới, theo nhóm rượu bia và theo xem phim có nội dung khiêu dâm đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhìn chung cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình của thanh niên có xu hướng giảm xuống [45], [20] những kiến thức
và hành vi tạo điều kiện cho quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên [21], [37], [41].