CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.3. Qui trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu
- Điều tra viên: Được tuyển từ y tế thôn trên địa bàn xã An Phú, huyện Mỹ Đức, mỗi thôn 01 cán bộ. Việc tuyển điều tra viên do chủ nhiệm đề tài thực hiện với sự hỗ trợ của cán bộ phụ trách chương trình MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường của trạm y tế xã An Phú, Trung tâm y tế huyện Mỹ Đức. Các điều tra viên sau khi được lựa chọn sẽ được tập huấn tại trạm y tế xã An Phú, huyện Mỹ Đức.
- Tiếp cận đối tượng phỏng vấn: Chủ nhiệm đề tài sẽ thông qua Trạm trưởng Trạm Y tế xã trình bày nội dung hoạt động triển khai cụ thể với lãnh đạo
lịch phỏng vấn đại diện hộ gia đình và quan sát, đánh giá hiện trạng NT của hộ gia đình đã được lựa chọn dựa trên khung mẫu là sổ quản lý nhân khẩu của địa phương (yêu cầu Trạm trưởng không trao đổi trước với các đại diện hộ gia đình đã được lựa chọn về vấn đề phỏng vấn để kết quả phỏng vấn thu được khách quan, trung thực), giám sát quá trình thu thập thông tin nhằm đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng các thông tin thu thập.
- Lưu ý: Bộ câu hỏi phỏng vấn, bảng kiểm quan sát trước khi phỏng vấn và quan sát đánh giá phải được thử nghiệm (20 hộ trên địa bàn), rút kinh nghiệm và củng cố lại cho phù hợp.
Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu Nhà tiêu của hộ gia
đình
Khảo sát thực trạng nhà tiêu của hộ gia đình
Khảo sát thông tin cá nhân, các yếu tố liên quan đến thực trạng nhà tiêu của hộ gia đình
Nhómnhà tiêu của hộ gia đình hợp vệ sinh
Nhóm nhà tiêu của hộ gia đình không hợp vệ sinh
Phân tích yếu tố liên quan đến thực trạng trạng nhà tiêu của hộ gia đình
- Trước khi nhập số liệu cần kiểm tra lại các phiếu phỏng vấn đại diện hộ gia đình và bảng kiểm quan sát nhà tiêu nhằm hạn chế bỏ sót các thông tin cần thu thập.
- Số liệu định lượng được nhập bằng phần mềm Epi Data, làm sạch số liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Khoảng tin cậy được lựa chọn là 95%.
Số phiếu cần được nhập lại 15% nhằm kiểm tra sai số trong quá trình nhập số liệu. Nếu 10% trong 15% số phiếu có sai sót thì hủy kết quả nhập liệu và tiến hành nhập liệu lại toàn bộ số phiếu.
- Sử dụng các thuật toán thống kê mô tả để mô tả thực trạng sử dụng NTHVS của hộ gia đình theo nhóm yếu tố về thông tin chủ hộ. Kiểm định khi bình phương được dùng để xem xét mối liên quan giữa các nhóm yếu tố về thông tin chủ hộ, kiến thức, thái độ của chủ hộ, với tình trạng sử dụng NT HVS
2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số.
2.6.1. Sai số
Thông tin thu thập các thông tin hồi cứu, rất dễ mắc sai số nhớ lại. Điều tra viên khắc phục bằng cách giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu mục đích nghiên cứu, thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn tập trung vào thông tin cần thu thập, bộ câu hỏi sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ địa phương, có hướng dẫn trả lời chi tiết.
2.6.2. Biện pháp khắc phục.
Để khắc phục sai số trong quá trình phỏng vấn với các thông tin cần thu thập. Học viên tiến hành tập huấn cho điều tra viên, thử nghiệm và chỉnh sửa bộ công cụ trước khi tiến hành thu thập số liệu thực địa chính thức.
2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu này đã được sự đồng ý, ủng hộ của chính quyền địa phương, lãnh đạo Phòng Y tế, Trạm y tế xã An Phú, Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức.
- Nghiên cứu được Hội đồng thông qua đề cương của Trường Đại học Thăng Long phê duyệt.
hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu. Trước khi trả lời đối tượng nghiên cứu đã được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu và có sự chấp thuận tham gia, trường hợp nếu thấy không thích hợp, đối tượng nghiên cứu có thể từ chối không tham gia.
- Các số liệu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được đề xuất nhằm nâng cao sức khoẻ nhân dân không phục vụ cho mục đích khác.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở đưa ra các khuyến nghị có tính khả thi trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung và đặc biệt là khuyến nghị cho công tác vệ sinh môi trường tại địa bàn xã An Phú, huyện Mỹ Đức.
2.8. Hạn chế của đề tài.
- Nghiên cứu có những hạn chế của một nghiên cứu mô tả cắt ngang là sai số nhớ lại.
- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên chủ hộ nên những khía cạnh liên quan đến các thành viên trong gia đình đuợc các chủ hộ trả lời theo hướng chủ quan theo suy nghĩ của đối tuợng, tác giả không kiểm tra chéo thông tin này với các thành viên trong gia đình.
- Quy mô nghiên cứu nhỏ so với dân số học, chưa đánh giá kỹ các đặc điểm riêng về văn hóa - xã hội tại địa bàn nghiên cứu. Cần nghiên cứu định tính để làm rõ các đặc điểm này.
- Nếu có điều kiện nguồn lực và thời gian cần kết hợp nghiên cứu định tính, tiến hành phỏng vấn sâu thêm hệ thống chính quyền, các ban ngành đoàn thể các cấp, cán bộ Y tế trong hệ thống sẽ có những đánh giá khách quan hơn và đánh giá được đày đủ các yếu tố dẫn đến thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn.
- Thời gian và nguồn lực hạn chế, vì vậy chỉ tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã An Phú. Kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu, chỉ là số liệu tham khảo, không cho phép suy rộng ra cho địa phuơng khác.