Một số yếu tố liên quan đến sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng nhà tiêu của hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, năm 2019 (Trang 51 - 87)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n=408)

Các yếu tố nhân khẩu học

Thực trạng nhà tiêu HVS OR χ2 P Đạt Không đạt

Nhóm tuổi

Từ 18 đến 25 tuổi

26 (15,3%) 40 (16,8%) 0,5 21,3 0,001

Từ 26 đến 35 tuổi

92 (54,1%) 77 (32,4%)

Từ 36 đến 49 tuổi

45 (26,5%) 101 (42,4%) 1,4

Trên 49 tuổi 7 (4,1%) 20 (8,4%) 1,8

Dân tộc

Kinh 96 (56,5%) 30 (12,6%) 9,0 84,4 0,001 Mường 74 (43,5%) 208 (87,4%)

Trình độ học vấn

Chưa đi học 5 (2,9%) 9 (3,8%) 1,5 18,6 0,001 Tiểu học 23 (13,5%) 66 (27,7%)

Trung học cơ sở 67 (39,4%) 96 (40,3%) 0,8 Phổ thông TH 53 (31,2%) 54 (22,7%) 0,5 Trung cấp trở

lên

22 (12,9%) 13 (5,5%) 0,3

Nghề

nghiệp Nông dân 103 (60,6%) 202 (84,9%) 0,5

Khác 37 (21,8%) 36 (15,1%)

Điều kiện kinh tế

Hộ nghèo 11 (6,5%) 75 (31,5%) 0,3 1,1 0,001 Cận nghèo 59 (34,7%) 137 (57,6%)

Không nghèo 100 (58,8%) 26 (10,9%) 0,04

Trong tổng số 408 đối tượng được phỏng vấn có 170 đối tượng (chiếm 41,7%) có nhà tiêu hợp vệ sinh. Có sự khác biệt về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh ở các nhóm tuổi, nhóm tuổi từ 25 đến 35 tuổi có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cao nhất (chiếm 54,1%), nhóm tuổi trên 49 tuổi có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp nhất (chiếm 4,1%). Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh ở các nhóm tuổi, nhóm tuổi từ 25 đến 35 cao gấp 1,8 lần (có ý nghĩa thống kê với χ2 = 21,3 và p<0,05).

Có sự khác biệt về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh giữa các dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cao (chiếm 56,5%) và dân tộc Mường có tỷ lệ thấp hơn (chiếm 43,5%). Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh của dân tộc Kinh cao gấp 9 lần dân tộc Mường. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với χ2 =87,4 và P<0,05.

Có sự khác biệt về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu, trong đó nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất ở đối tượng có nghề nghiệp là nông dân (chiếm 60,6%), cán bộ/viên chức có tỷ lệ thấp hơn (17,6%). Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Có sự khác biệt về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh theo điều kiện kinh tế hộ gia đình, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh ở các hộ gia đình có điều kiện kinh tế không nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 58,8%), tiếp đến là những hộ gia đình có điều kiện kinh tế cận nghèo (chiếm 34,7%), thấp nhất là những hộ gia đình có điều kiện kinh tế nghèo (chiếm 6,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với χ2 = 1,1 và P<0,05.

tiêu hợp vệ sinh và thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n = 259)

Kiến thức Thực trạng NTHVS OR χ2 P

Đạt Không đạt

Đạt 139 (81,8%) 43 (48,3%) 4,8 29,7 0,001 Không đạt 31 (12,2%) 46 (51,7%)

Có sự khác biệt về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh giữa kiến thức đạt và kiến thức không đạt. Kiến thức của đối tượng được coi là đạt khi có số điểm quy đổi kiến thức đạt 5/8 điểm trở lên. Sau khi phân tích cho kết quả tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh ở các đối tượng có kiến thức đạt cao gấp 4,8 lần so với đối tượng không có kiến thức đạt. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với χ2 = 29,7 và P < 0,05.

Bảng 3.25. Mối liên quan giữa biết lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh với thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n=408)

Lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu

Thực trạng NT HVS OR χ2 P

Đạt Không đạt

Phòng ngừa bệnh tật

Có 120 (70,6%) 104 (43,7%) 3,1 27,9 0,001 Không 50 (29,4%) 134 (56,3%)

Vệ sinh môi trường

Có 165 (97,1%) 226 (95%) 1,8 0,6 0,4 Không 5 (2,9%) 12 (5%)

Hạn chế mùi xú uế

Có 61 (35,9%) 40 (16,8%) 2,8 18,4 0,001 Không 109 (64,1%) 198 (83,2%)

Có sự khác biệt về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh giữa các đối tượng biết lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh giúp phòng ngừa bệnh tật và không biết lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh giúp phòng ngừa bệnh tật.

nhà tiêu hợp vệ sinh giúp phòng ngừa bệnh tật cao gấp 3,1 lần so với các đối tượng không biết về lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh giúp phòng ngừa bệnh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với χ2 = 27,9 và giá trị P <

0,05.

Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh giữa đối tượng biết về lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là giúp bảo vệ môi trường với đối tượng không biết về lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là giúp bảo vệ môi trường (χ2 = 0,6 và P >0,05).

Có sự khác biệt về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh giữa đối tượng biết về lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là hạn chế mùi xú uế với đối tượng không biết về lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là hạn chế mùi xú uế. Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh ở các đối tượng biết về lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là hạn chế mùi xú uế cao gấp 2,8 lần so với đối tượng không biết (χ2 = 18,4 và P < 0,05).

Bảng 3.26. Mối liên quan giữa niềm tin với thực trạng nhà tiêu (n=408)

Niềm tin Thực trạng OR χ2 P

Đạt Không đạt 5,7 51,5 0,001

Có 145 (85,3%) 120 (50,4%)

Không 25 (14,7%) 118 (49,6%)

Có sự khác biệt giữa thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh ở nhóm đối tượng có niềm tin về việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể phòng ngừa bệnh tật với nhóm đối tượng không có niềm tin về việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể phòng ngừa bệnh tật.

Thực trạng nhà tiêu đạt vệ sinh ở nhóm đối tượng có niềm tin về việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể phòng ngừa bệnh tật cao gấp 5,7 lần so

có thể phòng ngừa bệnh tật (χ2 = 51,5 và p < 0,05).

Bảng 3.27. Mối liên quan giữa các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi và thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh (n=408)

Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi

Thực trạng OR χ2 P

Đạt Không đạt

Dễ mua được vật liệu

Có 87 (51,2%) 125 (52,5%) 0,9 0,03 0,8 Không 83 (48,8%) 113 (47,5%)

Chi phí xây dựng phù hợp

Có 96 (56,5%) 30 (12,6%) 8,9 87,4 0,001 Không 74 (43,5%) 208 (87,4%)

Không có sự khác biệt về nhà tiêu hợp vệ sinh giữa nhóm đối tượng dễ mua được vật liệu xây dựng nhà tiêu với nhóm đối tượng không dễ mua được vật liệu xây dựng nhà tiêu (χ2 = 0,03 và P > 0,05).

Có sự khác biệt về nhà tiêu hợp vệ sinh giữa nhóm đối tượng có chi phí xây dựng phù hợp với nhóm đối tượng không có chi phí xây dựng phù hợp.

Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh ở các đối tượng có chi phí xây dựng phù hợp cao gấp 8,9 lần so với đối tượng không có chi phí xây dựng phù hợp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với χ2 = 87,4 và P < 0,05.

Trong 408 đối tượng nghiên cứu là những chủ hộ gia đình hoặc những người đại diện hộ gia đình đa số có độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ 41,4%

tiếp đến là lứa tuổi từ 35-49 chiếm tỷ lệ 35,8%, độ tuổi ít nhất là trên 49 tuổi chiếm tỷ lệ 16,6%.Tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu có độ chênh lệch lớn, tỷ lệ nam là 70,3% trong khi đó tỷ lệ nữ chỉ chiếm 29,7%. Chúng ta thấy rằng độ tuổi trong nghiên cứu chủ yếu là 25-49 (77,2%) lại chủ yếu là nam giới, đây là lứa tuổi đã trưởng thành phần lớn theo phong tục, tập quán địa phương đã lập gia đình và là người giữ vai trò lao động cũng như quyết định chính các vấn đề trong gia đình.

Về dân tộc trong nghiên cứu chủ yếu là dân tộc Mường chiếm tỷ lệ 69,1%, dân tộc Kinh chỉ có 30,9%. Điều này có thể cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ có nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn nghiên cứu (41,7%), do phong tục tập quán của dân tộc Mường có thói quen sử dụng nhà sàn là nơi sinh sống và thời gian đi làm nương, rẫy nhiều nên việc đi vệ sinh chưa được trú trọng.

Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu tương đối thấp chủ yếu là trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 40%, trình độ phổ thông trung học 26,2%, trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chỉ có 8,6% và đặc biệt tỷ lệ chưa được đi học vẫn còn ở mức 3,4%. Vấn đề trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu ảnh hưởng rất lớn tới kiến thức xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh. Bên cạnh đó trình độ học vấn còn ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn thông tin về nhà tiêu hợp vệ sinh, lợi ích và tác hại của việc không có hoặc sử dụng nhà tiêu chưa đúng (đảm bảo vệ sinh).

Nghề nghiệp chủ yếu là nông dân chiếm tỷ lệ 74,8%, các nghề khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ như buôn bán 3,7%, công nhân 1,5%. Điều kiện kinh tế gia đình chủ yếu là hộ cận nghèo và hộ nghèo (chiếm 69,1%). Điều kiện kinh tế gia đình là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tới việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh. Qua quá trình phỏng vấn các đối tượng không có nhà vệ sinh hoặc sử dụng những loại nhà vệ sinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế(như bắc cầu, hố đào,…) thì hầu hết là không đủ điều kiện kinh tế để xây dựng.

Hiểu biết về nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân là yếu tố hết sức quan trọng, nó khởi đầu cho những hành vi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong nghiên cứu này chủ yếu người dân biết loại nhà tiêu hợp vệ sinh nhà tiêu tự hoại (77,5%), tiếp đến là nhà tiêu thấm dội nước (40,9%), tỷ lệ người dân biết về hai loại nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu khô nổi và nhà tiêu khô chìm rất thấp, tỷ lệ lần lượt là 17,9% và 7,1%. Đặc biệt trong tổng số 408 đối tượng nghiên cứu còn có 58 đối tượng không biết loại nhà tiêu nào hợp vệ sinh (chiếm 14,2%).

Điều này cho thấy hiểu biết của người dân về các loại nhà tiêu hợp vệ sinh còn hạn chế, phải chăng việc coi loại nhà tiêu hợp vệ sinh là do cảm quan của người dân khi thấy rằng 2 loại nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội nước sạch sẽ thì coi là loại hợp vệ sinh mà không quan tâm đến các yếu tố khác? Phải chăng công tác truyền thông về các loại nhà tiêu hợp vệ sinh chưa đến được với người dân khiến cho người dân chưa có kiến thức đầy đủ về các loại nhà tiêu hợp vệ sinh.

Trong nghiên cứu này tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết nhà tiêu tự hoại là nhà tiêu hợp vệ sinh (77,5%) cao hơn so với nghiên cứu của Lê Văn Chính tại 3 huyện của 3 tỉnh Bắc Cạn, Hà Tĩnh, Phú Thọ (49,05%) [9], kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Y tế năm 2007 (54,9%) [6] và thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Hữu Toàn tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2009 (79,6%) [28]. Tỷ lệ người dân biết về nhà tiêu thấm dội nước là nhà tiêu hợp vệ sinh (40,9%) cao hơn so với các nghiên cứu khác, kết quả của Lê Văn Chính là 2,84% [9], kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Y tế năm 2007 là 20,7% và kết quả của Bùi Hữu Toàn năm 2009 là 3,7%. Đối với loại nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu khô nổi tỷ lệ người dân biết về loại này là 17,% thấp hơn rất nhiều so với kết quả của Lê Văn Chính là 45,73% [9] và kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Y tế năm 2007 là 13,6% [6] nhưng cao hơn so với kết quả của Bùi Hữu Toàn năm 2009 là 4,7% [28]. Kiến thức hiểu biết về

thấp. Kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Y tế năm 2007 là 0,3% và kết quả của Lê Văn Chính là 1,9%, của Bùi Hữu Toàn là 0,2% còn trong nghiên cứu này thì tỷ lệ người dân biết về nhà tiêm khô chìm có ống thông hơi cao hơn (4,5%).

Tỷ lệ đối tượng không biết một loại nhà tiêu nào là nhà tiêu hợp vệ sinh trong nghiên cứu này (14,2%) thấp hơn so với các nguyên cứu khác, kết quả của Lê Văn Chính là 16,7% [9], kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Y tế năm 2007 là 25,2% [6] và kết quả của Bùi Hữu Toàn năm 2009 là 15,1% [28].

Có thể nói kiến thức của người dân về các loại nhà tiêu hợp vệ sinh trong nghiên cứu này còn thấp so với các nghiên cứu khác, đa phần người dân chỉ biết nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội nước là nhà tiêu hợp vệ sinh còn hai loại nhà tiêu khô nổi và nhà tiêu khô chìm có ống thông hơi theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện hợp vệ sinh ban hành theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế thì tỷ lệ biết của người dân còn rất thấp, bên cạnh đó vẫn còn tỷ lệ cao người dân không biết một loại nhà tiêu nào là nhà tiêu hợp vệ sinh. Đặc biệt là trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta đã được cải thiện rất nhiều, các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng đang phát triển mạnh. Sự hiểu biết về loại nhà tiêu hợp vệ sinh phụ thuộc vào trình độ học vấn của người dân, vào khả năng, mức độ tiếp cận thông tin từ các kênh truyền thông của cộng đồng và số lượng hiện có của loại nhà tiêu nào đó tại địa phương. Tỷ lệ hiểu biết từng loại nhà tiêu hợp vệ sinh nêu trên khá trùng hợp với tỷ lệ hiện có từng loại nhà tiêu trên địa bàn điều tra. Phải chăng 4 loại nhà tiêu hợp vệ sinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện hợp vệ sinh ban hành theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế chưa được phổ biến rộng rãi ra trên cộng đồng nên người dân chỉ biết đến loại nhà tiêu phổ biến hiện có tại địa phương mà ít biết đến các loại nhà tiêu còn lại.

nguồn nước nhiễm phân hoặc hành vi vệ sinh không đúng. Đây là những bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng nhưng có thể phòng tránh được nếu người dân được trang bị đủ kiến thức phòng ngừa và thực hành phòng bệnh tốt.

Khi được hỏi về các bệnh lây qua đường phân miệng đa phần đối tượng biết về bệnh tiêu chảy và nhiễm giun sán, tỷ lệ lần lượt là 84,8% và 84,1%. Tỷ lệ đối tượng biết về các bệnh lây qua đường phân miệng còn lại như Tả, lỵ, thương hàn thấp (43,9%; 33,6%; 23%). Khi được hỏi về tác dụng của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đa phần đối tượng nghiên cứu cho rằng tác dụng của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là vệ sinh môi trường (95,8%) chỉ có 54,9 % cho rằng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có tác dụng phòng ngừa bệnh tật và còn lại là hạn chế mùi xú uế và một số tác dụng khác như không gây ảnh hưởng đến làng xóm.

Như vậy có thể nói người dân tại đây còn thiếu rất nhiều kiến thức về lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Chúng ta cần phải tuyên truyền rất nhiều về lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh cũng như những tác hại của việc không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể gây ra.

Về vấn đề kiến thức xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, trong nghiên cứu này trong 408 hộ gia đình chỉ có 259 hộ gia đình có loại nhà tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện hợp vệ sinh ban hành theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế. Tiến hành đánh giá kiến thức của các đối tượng đại diện cho 259 hộ gia đình cho kết quả có 70,3%

đối tượng đạt kiến thức về xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh theo loại nhà tiêu gia đình đang sử dụng và có 29,7% đối tượng không đạt về kiến thức xây dựng theo loại nhà tiêu gia đình đang sử dụng. Tỷ lệ đạt kiến thức về xây dựng khá cao có thể do trong nghiên cứu nếu đối tượng biết đến 5 trong tổng số 8 chỉ tiêu thì đã được coi là có kiến thức đạt. Bên cạnh đó chỉ có ít đối tượng trả lời được 8 tiêu chuẩn trong tổng số 8 tiêu chuẩn. Kiến thức về xây dựng loại nhà tiêu hợp vệ sinh là yếu tố quan trọng có liên quan đến thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh, vì nếu như người dân không có kiến thức xây dựng thì không thể xây dựng được một nhà tiêu hợp vệ sinh cho gia đình.

38,3% đối tượng cho rằng việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là rất cần thiết, 46,6% đối tượng cho rằng việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là cần thiết, chỉ có 2,9% đối tượng cho rằng không cần thiết phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Về thói quen sử dụng nhà tiêu có 77,5% đối tượng cho rằng người dân trong vùng có thói quen sử dụng nhà tiêu và 22,5% đối tượng cho rằng người dân trong cùng không có thói quen sử dụng nhà tiêu. Đây là những yếu tố rất thuận lợi cho việc tuyên truyền, vận động xây mới, cải tạo nhà tiêu, thay đổi hành vi sử dụng nhà tiêu trên địa bàn.

Đối với niềm tin của người dân về việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể phòng ngừa bệnh tật. Trong 408 đối tượng trả lời phỏng vấn có 265 đối tượng (65%) tin rằng việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể phòng ngừa bệnh tật và có 145 người (35%) người dân cho rằng việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh không thể phòng ngừa bệnh tật. Kết quả trên cho thấy vẫn còn tỷ lệ cao người dân (35%) tin rằng nhà tiêu hợp vệ sinh không liên quan đến vấn đề phòng ngừa bệnh tật

Trong tổng số 408 đối tượng được phỏng vấn thì có 212 đối tượng cho rằng tại địa phương mình dễ mua được vật liệu để xây dựng nhà tiêu (chiếm 52%) và có 196 đối tượng cho rằng tại địa phương mình khó mua được vật liệu để xây dựng nhà tiêu (chiếm 48%). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng nhà tiêu của người dân tại địa phương, việc không thuận tiện trong quá trình mua các vật liệu xây dựng dẫn đến việc tốn nhiều thời gian, công sức, tăng chi phí vận chuyển dẫn đến khó khăn cho việc xây dựng nhất là trong điều kiện địa lý của địa phương khó khăn, phức tạp (dân cư ở thưa thớt, địa hình đồi núi quanh co, giao thông đi lại khó khăn).

Chi phí cho việc xây dựng nhà tiêu cũng là một yếu tố rào cản, 69,1% đối tượng cho rằng chi phí để xây dựng nhà tiêu không phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Chỉ có 126 người (30,9%) cho rằng chi phí xây dựng nhà tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng nhà tiêu của hộ gia đình và một số yếu tố liên quan tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, năm 2019 (Trang 51 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)