THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động học tập môn sinh học 6 theo định hướng hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 32 - 37)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6

3.3.1. Quy trình thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học

Trong quá trình thực hiện đề tài, trên cơ sở quy trình của hai tác giả Đặng Thị Dạ Thủy và Phan Thị Hồng Liên [8], chúng tôi bổ sung và hoàn thiện quy trình thiết kế các HĐHT theo định hướng phát triển NLTH trong nội dung kiến thức SH 6 như sau:

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình thiết kế HĐHT định hướng phát triển năng lực tự học.

Bước 1: Phân tích nội dung, mục tiêu bài học và xác định nội dung có thể thiết kế HĐHT.

Phân tích nội dung của chủ đề nhằm xác định thành phần kiến thức, mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã biết của HS để thiết kế HĐHT sao cho phù hợp với NLTH của HS. Sau khi phân tích nội dung, GV sẽ phác họa trình tự logic nội dung phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến thức ở SGK làm cơ sở để thiết kế các hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập – vận dụng trong bài một cách thích hợp. Trên cơ sở phân tích đó, GV xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành các dạng HĐHT phát triển NLTH trong quá trình dạy học.

Bước 2: Xác định mục tiêu (kiến thức, kỹ thuật, thái độ và chỉ số hành vi của NLTH) của HĐHT.

Mục tiêu của các HĐHT cần tương đồng với mục tiêu của bài học để thông qua đó truyền tải được nội dung kiến thức. Từ đó, xác định nội dung trọng tâm của hoạt động phù hợp với đối tượng được đánh giá.

Bước 3: Sưu tầm, lựa chọn, xây dựng tư liệu phương pháp, kỹ thuật dạy học cho việc thiết kế của HĐHT.

Bước 1:

Phân tích nội dung, mục tiêu bài học và xác định nội dung có thể thiết kế HĐHT.

Bước 2:

Xác định mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ, chỉ số hành vi của NLTH) của HĐHT.

Bước 3:

Lựa chọn, sưu tầm phương tiện, tư liệu và lựa chọn PP, KT dạy học cho việc thiết kế các HĐHT

Bước 4:

Thiết kế các HĐHT theo định hướng hình thành và phát triển NLTH Bước 5:

Đánh giá và hoàn thiện hoạt động

GV cần thu thập tư liệu từ sách, báo, tạp chí giáo dục, trang web khoa học có liên quan để xây dựng kho tư liệu nhằm tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nội dung của chủ đề. Tự liệu có thể là tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ, các TN liên quan đến chủ đề. Đối chiếu với mục tiêu và nội dung chủ đề, từ nguồn tư liệu thu thập được để thiết kế các dạng HĐHT sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học. Đây chính là nguồn nguyên liệu thô để thiết kế HĐHT phát triển NLTH.

Dựa trên nội dung và mục tiêu HĐHT đã xác định ở bước 1, 2, cùng các phương tiện, tư liệu có sẵn và thu thập được để lựa chọn phương pháp, kỹ thuật phù hợp với HĐHT phát triển NLTH.

Bước 4: Thiết kế các HĐHT theo định hướng phát triển NLTH.

Từ nguồn tư liệu thô, GV cần sàng lọc, cấu trúc lại cho HS sử dụng thuận tiện, dễ hiểu, dễ vận dụng. GV lựa chọn tư liệu và mã hóa tư liệu thành HĐHT trong dạy học SH 6, bao gồm: hoạt động quan sát, phân tích kết quả TN; hoạt động thực hành TN; hoạt động thực hành xác định mẫu vật; hoạt động tìm hiểu tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, văn bản; hoạt động giải quyết tình huống trong thực tiễn, đời sống.

Bước 5: Đánh giá và hoàn thiện hoạt động.

Sau khi tổ chức HĐHT thì đưa ra các phương thức tổng kết, đánh giá, GV chấm điểm hoặc các HS, các nhóm tự chấm điểm lẫn nhau. Cuối cùng là GV tự đánh giá các HĐHT đã thiết kế và cải tiến nếu cần thiết.

3.3.2. Ví dụ minh họa

Thiết kế HĐHT cho nội dung kiến thức “Phân biệt các loại rễ” của bài 19:

Các loại rễ, các miền của rễ, SH 6.

Bước 1: Phân tích nội dung bài học xác định nội dung có thể thiết kế HĐHT.

Nội dung của bài này tìm hiểu về các cơ quan ở rễ như: Rễ là cơ quan sinh dưỡng và vai trò của rễ đối với cây; các loại rễ chính; các miền của rễ, vị trí và chức năng của từng miền.

Trong đó nội dung kiến thức về “Các loại rễ chính” là nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Đa số các em đã bắt gặp nhiều loại rễ nhưng có thể chưa tìm hiểu và chưa được học qua nên bản thân chưa phân biệt được các loại rễ đó. Nên nội dung “Các loại rễ chính” tuy gần gũi nhưng lại là kiến thức mới, đây chính là cơ sở để thiết kế HĐHT gây hứng thú với cho các em.

Bước 2: Xác định mục tiêu (kiến thức, kỹ thuật, thái độ và chỉ số hành vi hướng

đến) của HĐHT.

Sau khi thực hiện HĐHT do GV hướng dẫn, HS sẽ đạt được mục tiêu sau:

- Kiến thức:

 Trình bày được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây.

 Phân tích được các miền của rễ và chức năng của từng miền.

 Phân biệt được 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.

- Kĩ năng:

 Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, khai thác kiến thức trên tranh.

 Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.

- Thái độ:

 Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn.

 Có ý thức bảo vệ thực vật.

- Năng lực hướng đến:

 Năng lực tự học.

+ Tự tìm tòi kiến thức.

+ Biết cách hệ thống hóa kiến thức

+ Tự phát hiện và điều chỉnh những hạn chế của bản thân

+ Biết chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn .

 Năng lực hợp tác nhóm.

Bước 3: Sưu tầm phương tiện, xây dựng tư liệu, lựa chọn phương pháp, kỹ thuật cho việc thiết kế của HĐHT.

Sưu tầm mẫu vật như các cây nhỏ còn nguyên bộ phận rễ, có thể sưu tầm tranh ảnh về các loại rễ chính nếu điều kiện không thuận lợi (mưa, bão, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất lớp học, nhà trường không cho phép...).

Với mục tiêu và nội dung kiến thức phần “Các loại rễ chính” xác định ở bước 1 và 2, cùng từ nguồn tư liệu thu thập được thì tôi thiết kế dạng HĐHT sử dụng PP thảo luận nhóm và sử dụng Phiếu học tập để rèn luyện NLTH cho HS.

Bước 4: Thiết kế các HĐHT theo định hướng phát triển NLTH.

- Hoạt động 1: Kiểm tra mẫu vật.

 GV ra nhiệm vụ về nhà từ tiết học trước: Mỗi tổ chuẩn bị khoảng 10 cây có rễ đầy đủ và đã rửa sạch.

 GV sưu tầm thêm các rễ cây để tạo sự đa dạng cho mẫu vật.

 GV chia mẫu vật thành 4 phần bằng nhau, trong mỗi phần có số lượng cây rễ cọc và rễ chùm gần tương đương nhau.

- Hoạt động 2: Phân biệt các loại rễ.

Mục tiêu: Trình bày được cách quan sát, so sánh rút ra đặc điểm phân loại rễ.

 Bước 1: Giao nhiệm vụ.

 GV yêu cầu HS gấp SGK lại và hoạt động theo nhóm:

 Nhiệm vụ:

+ Kiểm tra cẩn thận các rễ cây và phân loại chúng thành 2 nhóm: nhóm A và nhóm B.

+ Chọn một cây ở nhóm A, một cây ở nhóm B. Quan sát, nhận xét, rút ra đặc điểm chung của từng nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau:

STT Nhóm A B

1 Đặc điểm chung của rễ

2 Đặt tên rễ

+ Sau khi hoàn thành, đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm.

 Bước 2: Thành lập nhóm..

 Phân nhóm: 4 tổ tương ứng 4 nhóm.

 Thời gian: 7 phút.

 Bước 3: Làm việc theo nhóm.

 HS bắt đầu làm việc theo nhóm.

 GV theo dõi tiến độ làm việc của các nhóm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc trong quá trình thảo luận.

 Bước 4: HS báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung và GV nhận xét.

 Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.

 Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc.

- Hoạt động 3: GV thu bài, tổng kết, đánh giá kết quả chuẩn hóa kiến thức.

 Đáp án phiếu học tập:

STT Nhóm A B

1 Đặc điểm chung của rễ

gồm rễ cái to, khỏe và các rễ con

gồm nhiều rễ con mọc từ gốc thân

2 Đặt tên rễ Rễ cọc Rễ chùm

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá và chuẩn hóa hoạt động.

- Kiểm tra, đánh giá trong phần củng cố kiến thức ở gần cuối tiết học bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm:

 Câu 1: Căn cứ vào hình dạng bên ngoài, người ta chia rễ làm mấy loại và đó là những loại nào?

A. Ba loại rễ là: Rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ.

B. Hai loại rễ là: Rễ cọc, rễ chùm.

C. Hai loại rễ là: Rễ mầm, rễ cọc.

D. Hai loại rễ là: Rễ chính, rễ phụ.

 Câu 2: Nhóm cây toàn rễ chùm là:

A. Cây: lúa, hành, ngô, dừa.

B. Cây: tre, lúa, dừa, cam.

C. Cây: Mía, cà chua, lạc, nhãn.

D. Cây: chanh, tỏi tây, lúa, ngô.

 Câu 3: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào toàn cây có rễ cọc?

A. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng.

B. Cây bưởi, cây cà chua, cây hành, cây cải.

C. Cây dừa, cây lúa, cây ngô.

D. Cây táo, cây mít, cây cà, cây lúa.

- Dựa vào kết quả trên để đánh giá mức độ HS thu nhận kiến thức từ HĐHT bằng cách tự học theo nhóm. Nếu kết quả kiểm tra không cao thì cải tiến hoạt động sao cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động học tập môn sinh học 6 theo định hướng hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)