Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. KẾT QUẢ THIẾT KẾ
Từ quy trình đã nêu trên, kết hợp phân tích chương trình Sinh hoc 6 thì tôi đã thiết kế được 7 hoạt động. Kết quả cụ thể thể hiện trong bảng sau:
Số Tên hoạt Nội dung tự Các kỹ thuật sử dụng Chỉ số hành vi
thứ tự
động học TLN 5W
1H
PHT Sơ đồ tư duy
3 4 5 7 8
1 Phân biệt các loại rễ.
Các loại rễ chính: rễ chùm và rễ cọc.
X X
X X X
2 Tìm hiểu các bộ phận của
hoa
Hoa là cơ quan sinh sản của cây, các bộ phận và cấu tạo của các bộ phận đó.
X X X X X X
3 Tìm hiểu cấu tạo tế bào thực
vât.
Cấu tạo và chức năng các bộ phận của TB TV; Khái niệm mô, kể tên các loại mô chính của TV.
X X X X X
4 Tìm hiểu một số
loại lá biến dạng.
Những loại lá biến dạng ở một số loại cây do thực hiện những chức năng khác.
X X X X X
5 Tìm hiểu cấu tạo miền hút
của rễ.
Cấu tạo miền hút, phân biệt các thành phần cấu tạo miền hút dựa vào vị trí, cấu tạo.
X X X X
Bảng 3.3: Kết quả thiết kế HĐHT định hướng hình thành và phát triển NLTH SH 6.
Dạng HĐHT sử dụng PHT để rèn luyện NLTH cho HS:
Tên hoạt động: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
Nội dung tự học: Cấu tạo miền hút của rễ, phân biệt các thành phần cấu tạo miền hút dựa vào vị trí, cấu tạo
I. Mục tiêu của hoạt động - Kiến thức
Trình bày được cấu tạo miền hút của rễ.
Phân biệt được các thành phần cấu tạo miền hút dựa vào vị trí, cấu tạo.
- Kỹ năng
o Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, khai thác kiến thức trên tranh.
o Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
- Thái độ
Giáo dục HS yêu thích bộ môn.
Có ý thức bảo vệ thực vật.
- Năng lực hướng đến
Năng lực tự học.
+ Tự tìm tòi kiến thức.
+ Biết cách hệ thống hóa kiến thức
+ Tự phát hiện và điều chỉnh những hạn chế của bản thân 6 Tìm hiểu
ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến quang hợp
Những điều kiện bên ngoài ảnh
hưởng đến
quang hợp.
X X X X
7 Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá.
Các đặc điểm bên ngoài của lá.
Phân biệt lá đơn và lá kép.
X X X X X X
+ Biết chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn .
Năng lực làm việc nhóm.
II. Quy trình tổ chức hoạt động
- Hoạt động 1: Giới thiệu phương tiện học tập, dẫn dắt vào nội dung chính.
GV yêu cầu HS tìm hiểu bài mới từ tiết trước.
GV yêu cầu HS đóng SGK lại.
GV giới thiệu phương tiện học tập: GV chiếu bằng máy chiếu hoặc treo tranh phóng to 10.1 SGK lên bảng.
GV nhắc lại các miền của rễ đã được học từ bài trước và giới thiệu bài hôm nay sẽ tìm hiểu về miền hút. Miền hút gồm 2 phần
Hình 10.1: Lát cắt ngang qua miền hút của rễ cây, gồm phần: vỏ và trụ giữa.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ.
Bước 1: Giao nhiệm vụ và giao PHT.
Nhiệm vụ: Hoàn thành PHT về “Cấu tạo chi tiết miền hút của rễ” bằng cách dán các thẻ được giao vào vị trí thích hợp cho tên bộ phận và cấu tạo của bộ phận đó.
Giao PHT khổ giấy A2 và các thẻ gồm tên bộ phận và cấu tạo bộ phận.
Gồm những tế bào có vách mỏng. Gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào.
Mạch gỗ Biểu bì
Gồm những tế bào có vách mỏng.
Ruột
Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra.
Mạch rây Thịt vỏ
Gồm một lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau.
Lông hút Gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau.
Bước 2: Thành lập nhóm..
Phân nhóm: 4 tổ tương ứng 4 nhóm.
Thời gian: 7 phút.
Bước 3: Làm việc theo nhóm.
HS bắt đầu làm việc theo nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP
NỘI DUNG: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ Nhóm:……
Nhiệm vụ: Hoàn thành PHT về “Cấu tạo chi tiết miền hút của rễ” bằng cách dán các thẻ vào vị trí thích hợp cho tên bộ phận và cấu tạo của bộ phận đó.
...
...
..
...
...
...
...
...
...
.
...
...
...
...
GV theo dõi tiến độ làm việc của các nhóm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc trong quá trình thảo luận.
Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả.
Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc.
- Hoạt động 3: GV thu bài, tổng kết, đánh giá kết quả chuẩn hóa kiến thức
Dạng HĐHT sử dụng Sơ đồ tư duy để rèn luyện NLTH cho HS:
Tên hoạt động: Tìm hiểu các bộ phận của hoa Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa.
Nội dung tự học: Hoa là cơ quan sinh sản của cây, các bộ phận của hoa và cấu tạo của các bộ phận đó.
I. Mục tiêu của hoạt động - Kiến thức
Biết được các bộ phận của hoa, vai trò của hoa đối với cây.
Phân biệt được cấu tạo của hoa.
- Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích các bộ phận của hoa.
- Thái độ
HS có ý thức bảo vệ các loài hoa cũng như bảo vệ các loài thực vật.
Có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Năng lực hướng đến
Năng lực tự học.
+ Tự tìm tòi kiến thức + Biết tóm tắt kiến thức
+ Biết cách hệ thống hóa kiến thức
+ Tự phát hiện và điều chỉnh những hạn chế của bản thân
+ Biết chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn.
II. Quy trình tổ chức hoạt động - Hoạt động 1: Kiểm tra mẫu vật của HS.
GV ra nhiệm vụ về nhà từ tiết học trước: Mỗi bạn chuẩn bị ít nhất 2 hoa con nguyên các bộ phận, tình trạng hoa còn tươi, không bầm nát.
GV sưu tầm thêm các loại hoa để tạo sự đa dạng cho mẫu vật.
- Hoạt động 2: Quan sát mẫu vật.
GV yêu cầu HS quan sát các hoa của mình đã chuẩn bị để xác định các bộ phận của hoa trên mẫu vật thật: Đài, tràng, nhị, nhụy, đế, cuống.
GV yêu cầu HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc và chi tiết các bộ phận.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu các bộ phận của hoa.
Bước 1: GV hướng dẫn HS cách trình bày sơ đồ tư duy.
Đầu tiên là viết tên của chủ để ở trung tâm khổ giấy, có thể thấy chủ đề ở đây là HOA.
Từ trung tâm vẽ ra các nhánh chính, hoa có bao nhiêu bộ phận thì vẽ bấy nhiêu nhánh. Trên mỗi nhánh viết tên một phận của hoa.
Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp ra các nhánh phụ để viết các nội dung thuộc bộ phận đó.
Nếu các nhánh phụ chứa các nội dung nhỏ khác thì tiếp tục rẽ tiếp ra các nhánh con từ nhánh phụ.
Bước 2: Giao nhiệm vụ.
Nhiệm vụ: Dựa vào những gì HS quan sát được từ các mẫu vật và đọc thông tin từ SGK. Hãy thiết kế sơ đồ tư duy về “Tìm hiểu các bộ phận của hoa và cấu tạo của các bộ phận đó”.
Bước 3: Thành lập nhóm..
Phân nhóm: cứ 5 HS thì được 1 nhóm .
Thời gian: 7 phút.
Bước 4: Làm việc theo nhóm.
HS bắt đầu làm việc theo nhóm.
GV theo dõi tiến độ làm việc của các nhóm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc trong quá trình thảo luận.
Bước 5: Các nhóm báo cáo kết quả.
Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc.
- Hoạt động 4: GV thu bài, tổng kết, đánh giá kết quả chuẩn hóa kiến thức.
Dạng HĐHT sử dụng 5W1H để rèn luyện NLTH cho HS:
Tên hoạt động: Tìm hiểu cấu tạo của tế bào thực vật.
Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật.
Nội dung tự học: Các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật; Chức năng của các bộ phận đó. Khái niệm mô, kể tên các loại mô chính của thực vật.
I. Mục tiêu của hoạt động - Kiến thức
Xác định được các cơ quan thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Trình bày được các bộ phận của tế bào thực vật.
Nêu được khái niệm về mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.
- Kỹ năng
Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thồn tinkhi tìm hiểu về hình dạng, kích thước, cấu tạo thực vật.
Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, khai thác kiến thức.
- Thái độ
Giáo dục HS yêu thích bộ môn.
Có ý thức bảo vệ thực vật.
- Năng lực hướng đến
Năng lực tự học.
+ Tự tìm tòi kiến thức
+ Biết cách hệ thống hóa kiến thức
+ Tự phát hiện và điều chỉnh những hạn chế của bản thân
+ Biết chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn.
Năng lực làm việc nhóm.
II. Quy trình tổ chức hoạt động - Hoạt động 1: Giới thiệu kỹ thuật 5W1H.
Sử dụng KT 5W1H để xem xét nhiều khía cạnh của một chủ đề bằng cách tự đặt mình những câu hỏi như: WHAT? (Cái gì?), WHERE? (Ở đâu?), WHEN?
(Khi nào?), WHY? (Tại sao?), HOW? (Như thế nào?), WHO? (Ai?). Sau khi đặt tất cả các câu hỏi thắc mắc thì thực hiện tìm kiếm thông tin để làm sáng tỏ chủ đề.
Ví dụ: với nội dung “Tìm hiểu cấu tạo của tế bào” có thể đặt các câu hỏi xung quanh chủ đề này như:
WHAT? (Cái gì?): Tế bào thực vật là gì? Mô thực vật là gì? ...
WHERE? (Ở đâu?): Tế bào thường có ở đâu? Nhân nằm ở đâu trong tế bào thực vật? ...
WHEN? (Khi nào?): Khi nào nhiều tế bào được gọi là mô?...
WHY? (Tại sao?): Tại sao tế bào thực vật cứng hơn tế bào thực vật?
Tại sao ở tế bào mô phân sinh ngọn mới có khả năng phân chia?...
HOW? (Như thế nào?): Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước như thế nào? Tế bào thực vật gồm bao nhiêu thành phần? Tế bào có mấy loại mô chính?...
WHO? (Ai?): Ai là người đầu tiên tìm ra tế bào?...
- Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của tế bào thực vật.
Bước 1: Giao nhiệm vụ.
Nhiệm vụ: Sử dụng KT 5W1H để làm sáng tỏ nội dung “Cấu tạo tế bào thực vật” và dựa vào thông tin SGK để trả lời các câu hỏi đặt ra.
Bước 3: Thành lập nhóm..
Phân nhóm: mỗi tổ là 1 nhóm .
Thời gian: 10 phút.
Bước 4: Làm việc theo nhóm.
HS bắt đầu làm việc theo nhóm.
GV theo dõi tiến độ làm việc của các nhóm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc trong quá trình thảo luận.
Bước 5: Các nhóm báo cáo kết quả.
Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc.
- Hoạt động 4: GV thu bài, tổng kết, đánh giá kết quả chuẩn hóa kiến thức.
GV tổng kết kiến thức sau khi các nhóm báo cáo bằng cách nhóm các trả lời thành các nhóm kiến thức. Sau đó chuẩn hóa kiến thức cho HS theo nhóm kiến thức như sơ đồ tư duy sau: