Bài 1: M3:Tại sao các dụng cụ trong gia đình như đèn bàn, quạt điện... có chân đế người ta thường làm phần chân đế rất nặng so với phần phía trên.
M2: Các dụng cụ trong gia đình như đèn bàn, quạt điện… có phần chân đế nặng có tác dụng gì?
M1: Các dụng cụ trong gia đình như đèn bàn, quạt điện có phần chân như thế nào so với phần trên.
Bài 2: Trên hình vẽ là hai vận động viên đang thi đấu võ.
M 3 : Hãy quan sát và cho biết tại thời điểm như trên hình, vận động viên nào có mức vững vàng cao hơn. Giải thích tại sao?
M2: Hãy quan sát và cho biết tại thời điểm trên hình vận động viên nào đứng vững hơn?
M1: Hãy quan sát và cho biết tại thời điểm trên hình vận động viên nào sẽ dễ ngã hơn.
Bài 3: M3: Tại sao khi xây dựng những công trình lớn, các kiến trúc sư thường thiết kế móng của công trình to và vững chắc?
M2: Khi xây dựng các công trình lớn, các kiến trúc sư thường thiết kế móng công trình to và vững chắc để tăng diện t ch tiếp xúc với mặt đất việc làm đó có nghĩ gì?
M1: Khi xây dựng các công trình lớn, các kiến trúc sư phải thiết kế phần móng như thế nào?
Bài 4: Trong thời kì chống Mỹ cứu nước, bộ đội ta đi từ miền Bắc vào trong Nam cũng mang theo mỗi người một “chiếc gậy Trường Sơn”.
M3: Công dụng của chiếc gậy ở đây là gì?
M2: Chiếc gậy có tác dụng gì với mặt chân đế của bộ đội, từ đó nêu công dụng của chiếc gậy ở đây là gì?
M3: Đối với bộ đội ta vượt Trường Sơn, khi đi ở những quãng đường bằng phẳng thì chiếc gậy là không cần thiết. Nhưng khi phải leo núi, nhất là ở những quãng núi đá cheo leo, thì chiếc "gậy Trường Sơn" có công dụng gì?
Bài 5: M3:Đang ngồi trên ghế, muốn đứng lên, ta phải nghiêng người tới phía trước. Hãy giải thích tại sao ?
M2: Khi ngồi thì trọng tâm rơi nằm vào mặt chân đế (diện tích hình chữ nhật nhận bốn chân ghế làm các đỉnh). Việc đứng lên đã làm trọng tâm thay đổi như thế nào?
Muốn đứng lên, ta phải nghiêng người tới phía trước. Hãy giải thích tại sao ?
M1: Khi ngồi trọng tâm của người và ghế "rơi" vào mặt chân đế (diện tích hình
chữ nhật nhận bốn chân ghế làm các đỉnh). Khi muốn đứng dậy (tách khỏi ghế) cần phải làm cho trọng tâm của người "rơi" vào chân đế của chính họ (phần bao của hai chân tiếp xúc với mặt đất). Như vậy động tác chúi người về ph a trước là để làm gì?
Bài 6: M3: Những người làm xiếc làm gì để dễ dàng đi trên 1 sợi dây? Giải thích vì sao?
M2: Những người làm xiếc khi đi trên dây thường cầm trên tay một cái sào. Việc làm đó có tác dụng gì?
M1: Những người làm xiếc khi đi trên dây thường cầm trên tay một cái sào dài theo phương vuông góc (hoặc gần như vuông
góc) với dây. Cái sào này có tác dụng gì? Cân bằng của người làm xiếc trên dây là cân bằng bền hay không bền?
Bài 7: M 3 : Tại sao ô tô người ta không chất hàng hóa lên cao?
M2: Tại sao ô tô chất trên nóc nhiều hành hoá lại rất dễ bị đổ khi đi qua những chỗ đường nghiêng?
M1: Trọng tâm của ô tô khi chất hàng trên cao và khi không có hàng như thế nào? Tại sao ô tô chất trên nóc nhiều hành hoá lại rất dễ bị đổ khi đi qua những chỗ đường nghiêng?
Bài 8: M3: Ta làm gì khi cõng trên lưng một vật nặng?
M2: Tại sao khi cõng trên lưng vật nặng, người ta phải dạng chân và chúi đầu về phía trước một chút?
M1: Khi cõng trên lưng vật nặng, người ta phải dạng chân và chúi đầu về phía trước một chút để làm gì?
Bài 9: M3:Trên hình vẽ là hai cái đèn trọng lượng và diện tích đáy như nhau. Hỏi cái đèn nào đứng vững vàng hơn?
M2: Trên hình vẽ hai cái đèn, vì sao đèn bên phải đứng vững vàng hơn?
M1: So sánh trọng tâm của hai đèn trên hình vẽ, dựa vào đó nhận xét đèn nào đứng vững vàng hơn?
Bài 10: M3: Diễn viên xiếc làm gì để chiếc gậy thẳng đứng được trên trán?
M2: Một chiếc gậy dài đặt thẳng đứng trên trán của một diễn viên xiếc. Chiếc gậy ở trạng thái không bền, vậy diễn viên xiếc phải làm thế nào để giữ cho chiếc gậy đó thẳng đứng được?
M1: Diễn viên xiếc làm gì để giữ chiếc gậy đang thẳng đứng trên trán khi chiếc gậy đang nghiêng về một ph a?
Bài 11: M3: Hãy giải thích nguyên nhân có thể làm đổ tháp nghiêng Pisa?
M2: Các nhà khoa học đang lo ngại vì tháp nghiêng Pisa (Ý) đang có xu hướng nghiêng dần và có thể bị đổ. Giải th ch nguyên nhân có thể làm đổ tháp.
M1: Xác định trọng tâm của tháp nghiêng Pisa so với mặt chân đế? Điều này có nguy hại gì?
Bài 12: M3: Giải th ch câu “ vững như kiềng ba chân”
M2: Trong dân gian có câu: "Vững như kiềng ba chân". Về mặt vật lí, câu này có thể hiểu như thế nào?
M1: Trong dân gian có câu: "Vững như kiềng ba chân". Kiến thức vật l nào chứa ẩn trong câu nói trên?
Bài 13: M 3 : Tại sao con lật đật khi ta đẩy đi thì sau nhiều lần lắc lư nó vẫn trở về trạng thái ban đầu?
M2: Phần thân và phần đầu của con lật đật như thế nào để nó luôn về trạng thái ban đầu?
M1: Trạng thái cân bằng của con lật đật là trạng thái cân bằng gì?
Bài 14: M1: Đối với những vận động viên leo núi bằng dây thì cách để họ nghỉ giải lao giữa chừng là treo mình lơ lửng trên vách núi.
a) Họ có thể đứng cân bằng nhờ những yếu tố nào?
Hãy phân tích các lực tác dụng vào người đó.
b) Tìm mối quan hệ giữa các lực đó.
Bài 15: M2: Nhân dịp tết Trung thu (15/08), người ta tiến hành treo các ngọn đèn lồng để trang trí trên các con đường. Mỗi ngọn đèn lồng được treo bằng hai sợi dây buộc vào các cây hai bên đường. Biết đèn lồng có trọng lượng P. Tìm điều kiện của lực căng dây treo để đèn lồng nằm cân bằng?
Bài 16: Một giỏ hoa phong lan được treo vào tường nhờ một dây AB. Muốn cho giỏ hoa ở xa tường, người ta dùng một thanh chống nằm ngang, một đầu tì vào tường còn đầu kia tì vào điểm B của dây.
M 3 : Cho biết giỏ hoa có khối lượng 2 kg và dây hợp với tường một góc 450. Tính lực căng của dây và phản lực của thanh. (lấy g = 10 m/s2).
M2: Cho biết giỏ hoa có khối lượng 2 kg và dây hợp với tường một góc 450. Tính lực căng của dây. (lấy g = 10 m/s2).
M1: Phân t ch các lực tại điểm B của dây
Bài 17 M3: Hãy căng cho một sợi dây dài thẳng nằm ngang? Giải th ch cách làm đó.
M2: Tại sao không thể căng thẳng một sợi dây dài nằm ngang?
M1: Có thể căng một sợi dây dài nằm ngang sao cho nó không bị võng xuống được không?
Bài 18: M 3 : Với một sợi dây thừng dài hãy tìm cách kéo một ô tô bị sa lầy. Phân t ch cách làm đó
M2: Muốn kéo một ô tô bị sa lầy ta dùng phương pháp sau đây: Buộc một dây thừng dài và chắc một đầu vào một thân cây hay gốc cây, và đầu kia vào ô tô, sao cho dây thừng thật căng. Sau đó kéo dây thừng ở quãng giữa theo phương vuông góc với phương của dây thừng. Phân t ch cách làm đó.
M 3 : Muốn kéo một ô tô bị sa lầy ta dùng phương pháp sau đây: Buộc một dây thừng dài và chắc một đầu vào một thân cây hay gốc cây, và đầu kia vào ô tô, sao cho dây thừng thật căng. Sau đó kéo dây thừng ở quãng giữa theo phương vuông góc với phương của dây thừng. Bằng cách này ta đã được lợi về lực. Hãy cho biết cách làm trên dựa trên cơ sở vật lí nào?
Bài 19: M3: Giải th ch hiện tượng: Khi phơi quần áo trên dây, khi dây treo càng càng căng càng dễ bị đứt?
M2: Giải thích hiện tượng sau: Tại sao khi phơi quần áo trên dây, ở chỗ treo quần áo, dây thường bị kéo xuống. Giả sử chỉ treo ở một điểm, khi cân bằng, hãy phân tích các lực tác dụng vào điểm treo quần áo đó. Các lực này có tuân theo quy tắc gì không? Tại sao dây treo càng căng thì khi phơi quần áo càng dễ bị đứt?
M1: Giải thích hiện tượng sau: Tại sao khi phơi quần áo trên dây, ở chỗ treo quần áo, dây thường bị kéo xuống. Giả sử chỉ treo ở một điểm, khi cân bằng, hãy phân tích các lực tác dụng vào điểm treo quần áo đó. Các lực này có tuân theo quy tắc gì không?
Bài 20: M1: Một bức tranh được treo vào tường bằng hai sợi dây song song với nhau. Hãy phân tích lực tác dụng lên bức tranh này; các lực này đã thoả mãn điều kiện gì để bức tranh cân bằng?
Bài 21: M 2 : Một người dùng đòn gánh để gánh một thùng gạo nặng 40 kg ở đầu A và một thùng ngô nặng 30 kg ở đầu B. Đòn gánh dài 1,4 m.
a) Muốn cho đòn gánh cân bằng và nằm ngang thì vai người ấy phải đặt ở điểm nào của đòn gánh?
b) Lực mà người ấy phải chịu liên hệ như thế nào với trọng lượng của các thúng gạo và ngô.
Bài 22: M 2 : Để có thể gánh lúa đi qua được một con mương người nông dân dùng một tấm ván nặng 24 kg bắc qua mương đó. Trọng tâm của tấm ván cách bờ A 2,4 m và cách bờ B 1,2 m. Hãy xác định lực mà tấm ván tác dụng lên bờ A?
Bài 23: M2: Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 125 kg.
Điểm treo cỗ máy cách vai người thứ nhất 60cm và cách vai người thứ hai 40cm.
Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hỏi mỗi người chịu một lực bằng bao nhiêu?
Bài 24: M 2 : Một người gánh nước, một thùng nặng 20kg mắc vào đầu A của đòn gánh và một xô nặng 10kg mắc vào đầu B. Để đòn gánh cân bằng thì người gánh nước phải đặt đòn gánh trên vai như thế nào?
Bài 25: M 1 : Quan sát một người đang đi xe đạp và cho biết lực do hai chân người tác dụng lên các bàn đạp có được xem là ngẫu lực không? Tại sao?
Bài 26 M1: Tại sao quả đấm cửa không đặt ở giữa cánh cửa mà đặt ở bên cạnh?
Bài 27: M1: Tại sao kéo cắt tóc và kéo cắt giấy có chuôi ngắn lưỡi dài, còn kéo cắt tôn lại có chuôi dài và lưỡi rất ngắn?
Bài 28: M 1 : Cầu bập bênh là một trong những trò chơi ưa thích của trẻ nhỏ. Theo em cầu bập bênh hoạt động dựa trên hiện tượng vật lý nào và khi nào nó cân bằng?
Bài 29: M 3 : Khi gập khuỷu tay lại và khi duỗi thẳng tay ra theo phương ngang, thì trường hợp nào có thể nâng được một vật nặng dễ dàng hơn? Tại sao?
Bài 30: M 3 : Khi đi xe đạp, xe máy cần phanh gấp người lái luôn chủ động phanh bánh sau của xe mà ít dùng phanh trước. Làm như vậy có lợi gì?
Bài 31: M1: Tại sao với lực của chú bé mà có thể giữ không cho bố của chú đóng cửa lại