Sử dụng bài tập có nội dung thực tế

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng bài tập có nội dung thực tế chương “tĩnh học vật rắn” vật lý 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 47 - 51)

2.4.1. Quy trình sử dụng hệ thống bài t p có nội dung thực tế

Đối với môn vật lí, số lượng các bài tập là khá nhiều và khó. Do đó việc sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng cũng cần tuân theo các bước cụ thể. Các mức bài tập có nội dung thực tế đưa ra trong chương trình phải từ thấp đến cao. Với mỗi mức độ đưa ra phải thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Đưa ra một loại bài tập có nội dung thực tế với mức độ yêu cầu mới.

Cho học sinh làm – thảo luận trong nhóm – đánh giá của các học sinh khác trong lớp – giáo viên kết luận, nêu một số điều cần chú ý, các yêu cầu khi sử dụng loại bài tập này. Từ đó học sinh dần hình thành kĩ năng giải loại bài tập đó.

Bước 2: Ở các bài tiếp theo, giáo viên nên cho các bài tập có nội dung thực

tế loại trên để học sinh có điều kiện phát triển kĩ năng đó, đồng thời có thể củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức của bài vừa học và hiểu biết, đánh giá các vấn đề thực tế có liên quan đến bài học.

Bước 3: Kiểm tra khả năng làm bài tập có nội dụng thực tế loại trên của học sinh (có thể thông qua các hình thức kiểm tra khác nhau), nếu thấy đa phần học sinh đã quen và hoàn thiện với mức bài tập có nội dung thực tế đó thì tiến hành đưa ra các bài tập có nội dung thực tế ở mức độ tổng hợp cao hơn. Đồng thời vẫn cho các bài tập mức cũ nhưng ở các tình huống khác. Đây cũng là điều kiện để cho giáo viên dạy học phân hoá được học sinh.Làm như thế sẽ phân phối được thời gian hợp lí hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tế từ đó mà được nâng cao hơn.

2.4.2. Sử dụng bài t p có nội dung thực tế trong d y học

2.4.2.1. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong tiết học xây dựng kiến thức mới

Khi xây dựng kiến thức mới, GV thường hướng tới hai mục đích cơ bản: Thứ nhất là giúp HS tiếp thu được những kiến thức vật lí cơ bản và cần thiết nhất, những kiến thức này phải đảm bảo tính chính xác, hiện đại và sát thực với đời sống thực tiễn. Thứ hai là làm sao bài học phải lí thú thì các em mới tích cực học tập và đọng lại trong trí tuệ, tâm hồn các em. Bài tập có nội dung thực tế được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới thường là những bài tập nêu vấn đề, đề xuất những vấn đề sắp được nghiên cứu trong tiết học.

Ưu điểm của bài tập có nội dung thực tế ở đây là nó chứa đựng những nội dung, tình huống gần gũi với những tình huống nảy sinh trong cuộc sống mỗi người, kinh nghiệm của người học. Trong nghiên cứu xây dựng kiến thức mới nên sử dụng những bài tập có nội dung thực tế tương đối dễ, quan hệ giữa giả thiết và kết luận khá gần gũi, ít bước suy luận trung gian và phải kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Những bài tập có nội dung thực tế ở đây là những bài tập chứa đựng tình huống nghịch lí, tình huống lựa chọn, tình huống “tại sao”. Ở đây có thể dùng thí nghiệm để tạo tình huống đưa ra bài tập để học sinh nghiên cứu tìm và xây dựng kiến thức mới. Trong tiết học nghiên cứu xây dựng kiến thức mới có thể sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong giai đoạn nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề, nghiên cứu giải quyết vấn đề.

2.4.2.2. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong việc củng cố, vận dụng kiến thức

Không chỉ xây dựng kiến thức mới cần dùng bài tập có nội dung thực tế mà khâu củng cố, vận dụng sơ bộ kiến thức mới cần đưa ra bài tập có nội dung thực tế.

Bài tập có nội dung thực tế phù hợp với kiến thức vừa đưa ra sẽ giúp học sinh có những hình ảnh, những thể hiện thực tế làm “chỗ tựa” cho nội dung kiến thức vừa mới xây dựng. Từ đó hình thành những biểu tượng ban đầu đúng đắn về nội dung kiến thức đó. Việc dùng bài tập có nội dung thực tế củng cố kiến thức sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc phát hiện những kiến thức vật lý phù hợp để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Bài tập có nội dung thực tế đưa ra lúc này cũng nên đơn giản nhưng gần gũi với cuộc sống của người học.

2.4.2.3. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế cho phần giao nhiệm vụ về nhà Những bài tập có nội dung thực tế giao về nhà vừa có tác dụng tái hiện, củng cố kiến thức cũ, vừa phải tạo ra những tình huống mới giúp học sinh vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết. Các bài tập có nội dung thực tế ở đây cũng có độ khó cao hơn bài tập cho học sinh giải quyết trong giờ học trên lớp giúp học sinh đạt được đầy đủ các mục tiêu đưa ra trong bài. Có thể sử dụng bài tập có nội dung thực tế phần về nhà để chuẩn bị cho giờ học sau.

2.4.2.4. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong giờ ôn tập, luyện tập

Mục đích của giờ ôn tập, luyện tập là GV thường hướng tới hai việc: Thứ nhất: là hệ thống hoá kiến thức, làm cho kiến thức trong chương hay một phần nào đó của chương trình có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có quan hệ với các phần đã học trước và sau đó. Thứ hai là đào sâu, nâng cao và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lí thuyết và thực tiễn.

Các bài tập có nội dung thực tế đưa ra trong giờ nên có nội dung tổng hợp, liên quan tới nhiều kiến thức cần ôn tập, qua đó giúp HS khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức đã học. Các bài tập này cũng phải được thiết kế tương ứng với 4 loại đối tượng là giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Giờ ôn tập cũng nên cho nhiều dạng bài tập khác nhau và bài tập tổng hợp. Ở đây không nhất thiết tất cả các bài tập đưa ra đều là bài tập có nội dung thực tế nhưng nếu càng có nhiều bài tập có nội dung thực tế càng tốt.

2.4.2.5. Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong kiểm tra - đánh giá

Các bài tập vật lí dùng trong các tiết kiểm tra là những bài làm độc lập của học sinh dưới một hình thức đặc biệt. Cụ thể có thể sử dụng lồng ghép, đan xen bài tập có nội dung thực tế với các bài tập vật lí thông thường khác.

2.4.3. Thiết kế tiến trình d y học một số bài học sử dụng các bài t p đã xây dựng

* Sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức “Momen của lực. Điều kiện cân bằng của một v t rắn có trục quay cố định”

- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh sử dụng th nghiệm để đưa ra giả thuyết, kiểm tra giả thuyết và hình thành kiến thức bài học.

- Cho học sinh thảo luận về vấn đề cần nghiên cứu.

- Th nghiệm 1: Th nghiệm nghiên cứu đại lượng nào đặc trưng cho tác dụng làm quay của một lực quanh

- xét tác dụng làm của lực tỷ lệ với độ lớn F của lực tác dụng và khoảng cách từ điểm đặt của lực trục quay (gọi là l).

+ Đầu tiên dùng dây mảnh, nhẹ treo quả nặng có trọng

+ Sau đó

+ P3  P2 tại điểm C thì thấy đĩa không cân bằng (mặc dù l2  l3 Như F1.l1  F2 .l2

không phải là điều kiện để

Th nghiệm 2: Th nghiệm xác định đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của một lực quanh một trục.

+ Định hướng cho học sinh: để HS hành P2 ở vị tr khác nhau.

Yêu cầu học sinh nhận xét về đặc điểm trong ba trường hợp khoảng cách từ trục quay đến giá của lực vẫn không đổi

+ HS rút ra tích F.d là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của

- GV tổ chức hướng dẫn HS thảo luận nhóm khi tiến hành TN và xử l kết quả TN.

- Hoàn chỉnh kiến thức.

CỦNG CỐ VÀ VẬN DỤNG - Giải thích tình huống đặt ra ban đầu

- Giải thích thêm một số hiện tượng, ứng dụng khác trong thực tế

TẠO TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ

Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh ông bố và con cũng đây nhau cánh cửa để tạo tình huống có vấn đề

Giáo án:

Bài : CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH.

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng bài tập có nội dung thực tế chương “tĩnh học vật rắn” vật lý 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)