Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ ph m

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng bài tập có nội dung thực tế chương “tĩnh học vật rắn” vật lý 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 68 - 74)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ ph m

* Ở lớp thực nghiệm:

Thông qua quan sát và trực tiếp giảng dạy ở lớp TN theo giáo án đã soạn với việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế và sử dụng phương pháp dạy học tích cực, chúng tôi có nhận xét sau:

- Tiến trình dạy học đã soạn thảo là hợp lí. GV đã tổ chức được các hoạt động học tập cho HS, thực hiện được các bước của tiến trình dạy học.

- Số lượng các bài tập có nội dung thực tế mà GV sử dụng trong mỗi bài học là phù hợp trong một giờ dạy học, phù hợp với mức độ nhận thức của HS.

- Trong giờ học thực nghiệm đầu tiên, nhiều HS còn bỡ ngỡ bị phân tán sự chú ý khi được quan sát những hình ảnh, được trực tiếp tham gia vào làm các bài tập vật lí có nội dung thực tế gắn liền với cuộc sống, với những sự vật, hiện tượng thường thấy mà thắc mắc không biết cách trả lời.

- Những bài tập có nội dung thực tế đặt ra trong giờ học cuốn hút được HS tham gia vào các hoạt động học tập, làm cho bài học sinh động hơn. Trong giờ thực nghiệm đầu tiên, số HS phát biểu xây dựng bài còn hạn chế; Ở giờ học thực nghiệm tiếp theo số lượng học sinh tham gia phát biểu ý kiến tăng hơn.

- Trong giờ nghiên cứu tài liệu mới, các HS trong nhóm thảo luận khá sôi nổi; HS rất hứng thú khi được trực tiếp tiến hành thí nghiệm; nhiều HS đã mạnh dạn trong việc đưa ra những dự đoán, đề xuất phương án thí nghiệm; khi cho các bài tập có nội dung thực tế, HS trở nên hào hứng hoạt động học tập hơn, hăng hái phát biểu

đưa ra ý kiến của mình hơn. Tuy nhiên kĩ năng trình bày vấn đề của HS còn hạn chế, nội dung phát biểu còn lủng củng, việc sử dụng ngôn ngữ vật lí để trả lời các câu hỏi đôi khi còn thiếu chính xác. Nhiều HS tỏ ra hiểu được vấn đề và có hướng giải thích đúng nhưng lại không diễn đạt được một cách rõ ràng, mạch lạc.

- Trong các hoạt động củng cố, luyện tập hay ra bài tập về nhà, lúc đầu HS còn ồ lên về nội dung bài tập và sôi nổi hẳn, tranh luận với nhau nhiều hơn, bị cuốn hút vào các hoạt động học tập hơn, không khí học tập trong lớp trở nên thoải mái hơn.

- Sau mỗi giờ học, việc giải thích được một số hiện tượng vật lí và hiểu biết một số ứng dụng của vật lí trong đời sống hàng ngày, HS thực sự có biểu hiện của sự phấn khởi, tự tin hơn. Nhiều em còn trao đổi, tranh luận nhau về cách giải thích các hiện tượng ngay cả khi giờ học đã kết thúc, điều đó phần nào cho thấy giờ học đã gây cho các em sự hứng thú thật sự.

- Khi cho bài kiểm tra, các câu hỏi trong đề có bài tập có nội dung thực tế được HS tham gia trả lời đầy đủ Chất lượng câu trả lời so với lớp ĐC là cao hơn nhiều; Có nhiều HS trả lời chính xác với đáp án, một số HS trả lời có ý đúng nhưng khả năng diễn đạt thành câu còn hạn chế.

Có thể nói tiến trình dạy học trong đó có sử dụng các bài tập có nội dung thực tế đã mang lại một không khí học tập sôi nổi, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS được nâng cao; từ đó chất lượng dạy và học cũng được nâng cao

Một số hình ảnh buổi học:

* Ở lớp đối chứng:

GV không tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để tiến hành thí nghiệm và thảo luận các câu hỏi mà chỉ giới thiệu thí nghiệm rồi đưa ra luôn kết quả thí nghiệm. Điều này đã vô tình đưa HS vào thế thụ động chấp nhận kiến thức. GV không sử dụng các câu hỏi mà kiến thức bài học có liên quan đến thực tiễn cuộc sống để HS giải thích. Chính vì vậy, không khí học tập ở lớp ĐC có phần kém sôi nổi, HS không tích cực phát biểu ý kiến (khi GV đặt câu hỏi thì phải chỉ định HS mới

trả lời). Khi cho bài kiểm tra, đại bộ phận các HS đều bỏ qua những câu có nội dung thực tế. Dẫn đến kết quả điểm số không cao.

3.7.2. Đánh giá định lượng

3.7.2.1. Đ nh gi năng lực QVĐ qua c c bài học

Bảng 3.1. Kết quả thu được về NL QVĐ của học sinh trong bài “ ân bằng của vật rắn có trục quay cố định. Momen lực”

Nhóm Mức độ biểu hiện Thành tố 1 Thành tố 2 Thành tố 3 Thành tố 4 Nhóm

1

M3

M2 

M1   

Nhóm 2

M3

M2  

M1  

Nhóm 3

M3 M2

M1    

Nhóm 4

M3

M2  

M1  

Nhóm 5

M3

M2 

M1   

Nhóm 6

M3

M2 

M1   

Bảng 3.2. Kết quả thu được về NL QVĐ của học sinh trong bài

“Quy tắc hợp lực song song cùng chiều”

Nhóm Mức độ biểu hiện Thành tố 1 Thành tố 2 Thành tố 3 Thành tố 4

Nhóm 1

M3

M2   

M1 

Nhóm 2

M3 

M2   

M1 Nhóm 3

M3

M2 

M1   

Nhóm 4 M3  

Nhóm Mức độ biểu hiện Thành tố 1 Thành tố 2 Thành tố 3 Thành tố 4

M2  

M1 Nhóm 5

M3 

M2  

M1 

Nhóm 6

M3

M2   

M1 

Để đánh giá NL GQVĐ của HS sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành lượng hóa các mức độ đạt được của từng hành vi của NL GQVĐ theo thang điểm đề xuất dưới đây

Bảng 3.3. Lượng hóa các mức độ đạt được của từng hành vi của NL GQVĐ Năng lực

thành tố

Các mức độ đạt được Điểm tối đa mỗi thành tố

Tổng điểm tối đa NL

GQVĐ M3 (3đ) M2 (2đ) M1 (1đ)

Thành tố 1 3đ

Thành tố 2 3đ 12đ

Thành tố 3 3đ

Thành tố 4 3đ

Theo bảng lượng hóa trên, điểm quy đổi các mức độ như sau: Mức 3 - ứng với 3 điểm; Mức 2 - ứng với 2 điểm; Mức 1 - ứng với một điểm. Như vậy, tổng điểm tối đa mỗi thành tố là 3 điểm và tổng điểm tối đa của NL GQVĐ mà mỗi nhóm có thể đạt được là 12 điểm. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc so sánh sự phát triển NL GQVĐ của HS qua các bài học, chúng tôi quy đổi điểm số thành các mức độ (4 mức độ: Tôt, Khá, Trung bình, Yếu) t nh theo phần trăm tổng số điểm mà các nhóm đạt được như sau:

Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá c c mức độ đạt được của NL GQVĐ của HS Điều kiện (% trên tổng số điểm) Mức độ đ t đƣợc

Dưới 50% Yếu

Từ 50% đến 64% Trung ình

Từ 65% đến 80% Khá

Trên 80% Tốt

Trên đây là các tiêu chí đánh giá NL GQVĐ của HS mà chúng tôi đã xây dựng. Dựa vào tiêu chí này, kết hợp với kết quả thu được sau khi dạy thực nghiệm,

chúng tôi tiến hành đánh giá sự phát triển NL GQVĐ của HS qua các bài học.

Các mức độ HS đạt được qua 2 bài học

Bài 1: “Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực”

Bài 2: “Quy tắc hợp lực song song cùng chiều”

Bảng 3.5. Các mức độ của NL QVĐ mà các nhóm đạt được qua hai bài học Nhóm Các bài học Điểm đạt được % đạt được Mức độ đạt

được

Nhóm 1 Bài 1 5 41,7 Yếu

Bài 2 7 58,3 Trung bình

Nhóm 2 Bài 1 6 50 Trung bình

Bài 2 8 66,7 Khá

Nhóm 3 Bài 1 4 33,3 Yếu

Bài 2 5 41,7 Yếu

Nhóm 4 Bài 1 6 50 Trung bình

Bài 2 10 83,3 Tốt

Nhóm 5 Bài 1 5 41,7 Yếu

Bài 2 8 66,7 Khá

Nhóm 6 Bài 1 5 41,7 Yếu

Bài 2 7 58,3 Trung bình

 Nhận xét: Trong bài học 1, đa số nhóm chỉ đạt mức độ yếu và trung bình (4 nhóm đạt mức yếu và 2 nhóm đạt mức trung bình) không có nhóm nào đạt mức khá, tốt. Sang bài 2, số nhóm đạt mức khá và tốt tăng lên (2 nhóm đạt mức khá và 1 nhóm đạt mức tốt), số nhóm đạt mức trung bình giảm còn 2 nhóm và số nhóm đạt mức yếu giảm xuống chỉ còn 1 .. Kết quả trên cho thấy, xét về tổng thể NL GQVĐ của các HS đã được phát triển qua hai bài học.

3.7.2.2. Đ nh gi kết quả bài kiểm tra

a, Điểm trung bình cộng ( ̅): là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được t nh theo công thức sau:

̅ = ∑ Trong đó: Xi: điểm số

ni: tần số N: số học sinh

b, Phương sai (S2): Đánh giá mức độ phân tán các giá trị của biến ngẫu nhiên X xung quanh trị số trung bình của nó.

Phương sai càng nhỏ thì độ phân tán càng nhỏ.

∑ ̅

Trong đó: : điểm số

̅ Điểm trung bình cộng ni: tần số

N: số học sinh

c, Độ lệch tiêu chuẩn (S): Biểu thị mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.

√ = √∑ ̅

S càng nhỏ có nghĩa là số liệu càng t bị phân tán.

d, Hệ số biến thiên (V)

Trong trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng ̅ khác nhau, ta sẽ so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên.

Hệ số biến thiên (V): Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có ̅khác nhau:

V =

̅ . 100%

Trong đó:

+ V trong khoảng 0 – 10% dao động nhỏ, độ tin cậy cao + V trong khoảng 11 – 30% dao động trung bình

+ V trong khoảng 31 – 100% dao động nhỏ, độ tin cậy cao e, Tần suất – Tần suất lũy tích

Tần suất

Wi = . 100%

Tần suất lũy t ch:

j = .100%

Trong đó: : số bài kiểm tra đạt điểm dưới hoặc bằng f, Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích:

- Bảng tần số: cho biết số học sinh đạt điểm Xi

- Bảng tần suất: cho biết tỉ tệ % số học sinh đạt điểm Xi

- Bảng tần suất lũy t ch: cho biết tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi trở xuống.

g, Đồ thị đường tần suất lũy tích: biểu diễn tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi trở xuống. Nếu đồ thị đường tần suất lũy t ch của nhóm nào ở vị tr cao hơn chứng tỏ chất lượng của nhóm đó tốt hơn (điểm trung bình các bài kiểm tra cuả nhóm đó cao hơn)

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng bài tập có nội dung thực tế chương “tĩnh học vật rắn” vật lý 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)