Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông cái, thành phố nha trang và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững (Trang 20 - 27)

1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu

Sông Cái còn đƣợc biết với tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù, là sông lớn nhất Khánh Hòa, với chiều dài 84 km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812 m (Tây Bắc xã Khánh Thượng (huyện Khánh Sơn), chảy theo hướng Tây - Đông qua hai huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển. Lưu vực sông khoảng 2.000 km2, bao trùm toàn bộ Thành phố Nha Trang, huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh và một phần diện tích của huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa và MaĐrăk tỉnh ĐăkLăk.

Phía Bắc giáp lưu vực sông Dinh Ninh Hòa, phía Nam giáp lưu vực sông Cái Phan Rang, phía Tây giáp lưu vực sông Đăkrông, phía Đông giáp Biển Đông [78].

10 Khu vực nghiên cứu là đoạn hạ lưu sông thuộc địa phận Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km, chảy qua các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Phương, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, phường Ngọc Hiệp, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vĩnh Phước và đổ ra biển.

1.2.1.2. Địa hình

Nhìn chung, địa hình lưu vực sông Cái có xu hướng dốc từ Tây sang Đông, khu vực trung du có độ cao phổ biến từ 10 đến 25 m, khu vực đồng bằng có độ cao phổ biến từ 2 đến 10 m. Độ dốc trung bình vùng núi là 16 % , trung bình chung của lưu vực 2,8 %. Hầu hết, địa hình lưu vực sông bị chia cắt nhiều bởi nhiều ngọn núi nhỏ, vùng ven biển có những dãy núi đâm ngang ra biển. Cụ thể, khu vực đồng bằng và trung du xen kẽ những đỉnh núi nhỏ có độ cao từ 40 đến 50 m, cá biệt có đỉnh núi Chín Khúc có độ cao 592,6 m, xen kẽ là các quả đồi nhỏ có độ cao 20 đến 30 m [78].

1.2.1.3. Thủy văn

Sông Cái là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt dân cư của thành phố Nha Trang, Lưu lượng nước bình quân: Q0=55,70 m3/s; lưu lượng nước mùa kiệt: Qk=7,32 m3/s [10].

Sông chịu ảnh hưởng lớn bởi chế độ thủy triều và các đợt sóng từ vịnh Nha Trang. Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, khu vực ngoài khơi vịnh Nha Trang bị sóng tác động mạnh, với độ cao sóng hữu hiệu xấp xỉ 2 m, còn tại dải ven bờ phía Nam vịnh Nha Trang bị che chắn bởi nhiều đảo nên sóng có độ cao hữu hiệu nhỏ hơn 0,5 m, dải ven bờ từ Ba Làng đến Quảng Trường có độ cao sóng từ 1 - 1,5 m. Thời kỳ gió mùa Tây Nam, khu vực ngoài khơi vịnh Nha Trang cũng có sóng với độ cao hữu hiệu xấp xỉ 2 m, còn tại dải ven bờ có sóng tác động với độ cao sóng hữu hiệu nhỏ hơn 1 m. Có thể nói, sóng trong vịnh và vùng cửa sông Cái chịu ảnh hưởng sâu sắc chế độ thủy văn ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ [10].

Độ cao mực nước tại vùng hạ lưu sông Cái phụ thuộc nhiều vào chế độ thủy triều hỗn hợp, thiên về nhật triều (nhật triều không đều), trong một tháng có khoảng 20 ngày là chế độ nhật triều. Hàng năm, các tháng 11, 12, 1, 2 luôn luôn xuất hiện cực đại

11 mực nước và các tháng 6, 7, 8 luôn xuất hiện cực tiểu mực nước. Mực nước nhỏ nhất trong năm đƣợc ghi nhận ở trạm Cầu Đá (Nha Trang) là 0,04 m, trung bình là 1,24 m, cao nhất là 2,38 m. Trong năm 2019, biên độ triều dao động thủy triều từ 0,26 m đến 2,18 m, thời gian triều lên thường kéo dài hơn thời gian triều rút [10].

1.2.1.4. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu quyết định đến sự phân bố cũng như quá trình sinh trưởng phát triển của sinh vật. Các loài cá cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của điều kiện khí hậu lên đời sống hằng ngày. Khu vực nghiên cứu nằm trong thành phố Nha Trang, chịu sự chi phối của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng của khí hậu đại dương, tương đối ôn hòa, phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão [10].

a. Nhiệt độ

Thành phố Nha Trang có nền nhiệt tương đối ổn định, so với các vùng phía Bắc thì mùa đông ít lạnh hơn, mùa khô nóng kéo dài hơn; so với các vùng phía Nam thì mùa mưa muộn hơn. Nhiệt độ không khí ở thành phố Nha Trang tương đối cao, ổn định qua các năm (hình 1.1). Năm 2018, nhiệt độ trung bình ghi nhận tại trạm quan trắc thành phố Nha Trang là 27,4 oC, trung bình cao nhất vào tháng 8 (29,9 oC), trung bình thấp nhất vào tháng 2 (24,1 oC) (hình 1.2).

Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa 2018 [15]

Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình các năm ở thành phố Nha Trang.

12

Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa 2018 [15]

Hình 1.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng năm 2018 ở thành phố Nha Trang.

Trong những năm gần đây, tổng số giờ nắng ghi nhận tại Nha Trang khá cao, trên 2.300 giờ nắng/năm. Năm 2018, tổng số giờ nắng ghi nhận là 2.502 giờ, trung bình mỗi tháng có 208,5 giờ. Có thể thấy, hầu hết các tháng có tổng số giờ nắng trên 200 giờ, trung bình mỗi ngày có 6-7 giờ. Về mùa khô, số giờ nắng cao hơn mùa mƣa, trung bình tháng có 218,6 giờ nắng, mỗi ngày trung bình có từ 7- 9 giờ. Vào mùa mƣa, trung bình tháng có 187,9 giờ nắng, mỗi ngày có trung bình 5- 7 giờ.

Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa 2018 [15]

Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện số giờ nắng các năm ở thành phố Nha Trang

13

Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa 2018 [15]

Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện số giờ nắng các tháng trong năm 2018 ở Nha Trang

b. Lƣợng mƣa

Mưa là một yếu tố quan trọng, chi phối đến chế độ nước, dòng chảy của sông, tác động không nhỏ đến đời sống và phân bố của sinh vật, chi phối thời vụ, cơ cấu vật nuôi - cây trồng, năng suất và chất lƣợng sản phẩm nông - lâm - ngƣ nghiệp. Mùa mƣa ở Nha Trang bắt đầu từ cuối tháng 9 và kết thúc vào trung tuần tháng 12, tập trung vào hai tháng 10 và 11, lượng mưa các tháng này thường chiếm trên 50 % tổng lượng mưa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 8, trong mùa khô xuất hiện thời kỳ mƣa tiểu mãn vào khoảng trung tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 6.

Thống kê năm 2018 cho thấy, tổng lƣợng mƣa quan trắc ở Nha Trang là 1.769,8 mm, cao hơn so với năm 2017 (1.381 mm), nhƣng thấp hơn năm 2016 (2.392,2 mm).

Các tháng 9, 10, 11, 12 có tổng lƣợng mƣa khá cao, nhất vào tháng 11 (với tổng lƣợng mƣa đến 703 mm, chiếm 39,73 % tổng lƣợng mƣa cả năm). Từ tháng 1 đến tháng 8, thời tiết Nha Trang khá khô, tổng lượng mưa hàng tháng đều dưới 100 mm, thậm chí chỉ có 6 mm (tháng 2) (hình 1.5 và 1.6).

14

Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa 2018 [15]

Hình 1.5. Biểu đồ thống kê tổng lương mưa các năm ở Nha Trang

Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa 2018 [15]

Hình 1.6. Biểu đồ thống kê tổng lượng mưa hàng tháng của năm 2018 ở Nha Trang

c. Độ ẩm không khí

Với phía Đông tiếp giáp biển, thành phố Nha Trang có độ ẩm không khí khá cao, trung bình hàng năm trên 75 %. Trong những năm gần đây, độ ẩm trung bình tương đối cao, dao động 77 - 80 % (hình 1.7).

Kết quả quan trắc độ ẩm tương đối năm 2018 ở khu vực này ghi nhận trung bình khoảng 78 %, các tháng mùa mƣa (tháng 09 - tháng 12) có độ ẩm cao hơn các tháng mùa khô. Độ ẩm không khí cao nhất vào các tháng 11, 12 với 83 %, thấp nhất vào tháng 8 (73 %) (hình 1.8).

15

Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa 2018 [15]

Hình 1.7. Biểu đồ thống kê độ ẩm không khí tại Nha Trang qua các năm.

Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa 2018 [15]

Hình 1.8. Biểu đồ thống kê độ ẩm không khí tại Nha Trang các tháng năm 2018.

d. Gió

Chế độ gió ở Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung là sự luân chuyển các hướng gió theo hai mùa trong năm rất rõ rệt. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của tín phong Đông Bắc, với khí hậu thịnh hành là nhiệt đới Thái Bình Dương. Mùa khô, gió đến theo hai luồng: một luồng từ phía Tây, Tây Nam thổi tới qua các dãy núi Campuchia và hạ Lào đã đem lại thời tiết khô nóng (thường gọi là gió Tây khô nóng).

Luồng thứ hai là một phần của tín phong Nam bán cầu thổi đến theo hướng Nam hoặc Đông Nam, sau khi trải qua quãng đường dài trên biển, luồng không khí này đã đem lại thời tiết mát mẻ hơn vào các tháng cuối mùa khô (hình 1.9).

16 Hình 1.9. Hoa gió từ tháng 1 đến tháng 12 tại trạm Nha Trang (1990-2014)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông cái, thành phố nha trang và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững (Trang 20 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)