Những nhóm giải pháp đề xuất bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn lợi cá ở hạ lưu sông Cái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông cái, thành phố nha trang và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững (Trang 85 - 159)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN LỢI CÁ Ở HẠ LƯU SÔNG CÁI, NHA TRANG

3.4.4. Những nhóm giải pháp đề xuất bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn lợi cá ở hạ lưu sông Cái

3.4.4.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi cá a. Khai thác không hợp lý

- Sử dụng các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt nằm trong danh mục cấm của nhà nước vẫn còn hiện diện và phổ biến ở hạ lưu sông Cái. Nghề lưới lồng có kích thước mắt lưới nhỏ (2a = 2 cm) phổ biến ở vùng nước từ đập tràn Vĩnh Phương đến cửa biển. Đánh bắt cá bằng xung điện thường bắt gặp ở vùng nước ven sông, nhiều nhất từ cầu gỗ Phước Kiểng lên thượng nguồn (phụ lục 5).

- Áp lực lớn từ nhu cầu của con người, phục vụ du lịch ở Nha Trang, những loài cá có giá trị bị đánh bắt đến mức cạn kiệt, dẫn đến khả năng biến mất của nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị cao. Một số loài trước đây ít có giá trị, không được chú trọng đánh bắt thì hiện nay bị khai thác khá nhiều, dẫn đến việc suy giảm nguồn lợi là điều không thể tránh trong tương lai gần.

75 b. Các nguyên nhân khác

- Hoạt động thả cá nuôi ra môi trường thường bắt gặp ở vùng nước phía Tây đập tràn Vĩnh Phương ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc quần xã tự nhiên của hệ sinh thái. Nhiều loài cá khi đƣợc thả vào sông Cái đã phát triển rất mạnh và chiếm ƣu thế trong thủy vực nhƣ các loài cá lau kiếng, cá rô phi…Theo đó, các loài ngoại lai này đã gây hại cho các quần thể cá tự nhiên, cá bản địa.

- Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của con người dọc hai bên bờ sông phát triển ồ ạt, kè bờ sông, gia cố đập tràn Vĩnh Phương để chống sạt lở vô tình phá hủy môi trường sống, gây ra sự xáo trộn, mất cân bằng sinh thái, suy giảm nguồn lợi. Ngoài ra, hoạt động khai thác cát, sỏi từ lòng sông để làm vật liệu xây dựng không giấy phép cũng ảnh hưởng lớn đến dòng chảy, nguồn thức ăn, nơi cư trú của các loài.

- Biến đổi khí hậu toàn cầu cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi và sự phân bố cá.

Trong những năm gần đây, nhiệt độ môi trường không ngừng gia tăng, hiện tượng khô hạn kéo dài, cùng với đó sự xâm lấn vào sâu vùng nội địa của nước biển gây mặn hóa, kéo theo các loài cá thích nghi với nước mặn tiến sâu vào trong cửa sông để kiếm ăn.

- Ngoài ra, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống, nguồn lợi còn thấp, ảnh hưởng nhiều đến sự suy giảm tính đa dạng và nguồn lợi cá ở khu vực nghiên cứu.

Hình 3.29. Hoạt động gia cố đập tạm Vĩnh Phương và xây dựng kè bờ sông Cái

76 3.4.4.2. Những nhóm giải pháp đề xuất

a. Khai thác hợp lý

- Cần chấm dứt tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện, lưới lồng, bởi đây là những loại nghề mang tính hủy diệt, thuộc danh mục những loại nghề nằm trong danh mục cấm đánh bắt.

- Có cơ chế thay đổi cơ cấu nghề khai thác ở hạ lưu sông Cái bằng các ngư cụ có kích thước mắt lưới đúng quy định của ngành: các loại lưới cước, câu. Cơ quan quản lý địa phương cần quán triệt ngư dân hơn nữa về việc cấm đánh bắt, buôn bán những loài cá quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam, Quyết định 82/2008/QĐ-BNN và các danh mục cấm khác.

- Cấm đánh bắt, có chế tài xử phạt nặng khi đánh bắt 04 loài: cá Ngựa thân trắng Hippocampus kelloggi Jordan & Snyder, 1901, cá Ngựa chấm Hippocampus trimaculatus Leach, 1814, cá Ngựa gai Hippocampus histrix Kaup, 1856, cá Cháo lớn Megalops cyprinoides (Broussonet, 1782), vì đây là các loài nguy cấp cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức ngƣ dân trong vấn đề khai thác hợp lý, bền vững.

Chỉ khai thác những đối tượng trưởng thành, đủ kích cỡ, không đánh bắt cá bố mẹ trong mùa sinh sản

b. Phát triển nuôi trồng

- Phát triển nuôi trồng trên các vùng đất nông nghiệp kém hiệu quả năng suất thấp ở ven sông Cái nhằm giảm bớt gánh nặng cho khai thác trên sông. Khuyến nghị thả nuôi 4 nhóm đối tượng nuôi cho 3 tầng nước trong cùng 1 ao nuôi: cá trắm cỏ, cá rô phi (ở tầng mặt), cá mè hoa (tầng giữa), cá trôi - chép (tầng đáy); nhằm tận dụng triệt để nguồn thức ăn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Ƣu tiên khôi phục khả năng tự tái tạo, phục hồi các giống loài cá có giá trị kinh tế, các loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục Đỏ IUCN, các loài hạn chế khai thác của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.

77 c. Bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái quan trọng

- Bảo vệ hệ sinh thái, sinh cảnh tự nhiên để duy trì, phát triển các loài trong điều kiện môi trường mà chúng từng sống, đưa ra cơ sở pháp lý giới hạn thời gian đánh bắt, loại ngư cụ, kích thước, đối tượng được phép khai thác ở từng vùng trên sông Cái.

- Điều chỉnh thiết kế đập tạm ngăn mặn Vĩnh Phương, bổ sung các cống thoát đáp ứng nhu cầu di cƣ sinh sản, kiếm ăn của các loài cá trên sông Cái.

- Sản xuất giống nhờ phương pháp sinh sản nhân tạo, bổ sung quần đàn bằng cách thả bổ sung vào môi trường tự nhiên; đồng thời thiết kế xây dựng điểm trú ẩn cho cá như: chươm, chà, rạn nhân tạo; cải thiện chất lượng môi trường nước.

- Có chính sách hỗ trợ người dân tham gia phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nguồn thu nhập từ các ngành nghề khác như: du lịch, thương mại, thủ công; nhằm giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi cá.

d. Giáo dục, truyền thông nâng cao ý thức cộng đồng

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, các chương trình khuyến ngư về nghề cá để ngƣ dân nắm rõ tác hại của việc đánh bắt bằng các loại nghề mang tính chất hủy diệt.

- Tuyên truyền, vận động về các loài cá không đƣợc phép đánh bắt, các loài cá có độc, tác hại của việc đánh bắt cá bằng các ngư cụ mang tính hủy diệt. Từ đó, người dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn lợi cá một cách tự nguyện, hiệu quả.

78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1. Chất lượng môi trường nước ở hạ lưu sông Cái ở mức bình thường, hầu hết các thông số chất lượng nước đo được đều nằm trong khoảng cho phép, đáp ứng được mục đích cung cấp nước sinh hoạt, bảo vệ sinh vật thủy sinh.

Các yếu tố: độ mặn, độ đục biến động mạnh theo không gian và thời gian. Yếu tố nhiệt độ biến động mạnh theo thời gian; yếu tố BOD5, COD biến động mạnh theo không gian. Trong khi đó, các yếu tố: nồng độ oxy hòa tan, pH ít biến động giữa các vị trí quan trắc cũng nhƣ thời điểm nghiên cứu.

1.2. Kết quả nghiên cứu đã xác định được thành phần loài cá ở vùng hạ lưu sông Cái gồm 155 loài, thuộc 113 giống, 60 họ, 20 bộ, 2 lớp. Về cấu trúc, bộ cá Vƣợc Perciformes đa dạng nhất với 53 loài; họ cá Chép Cyprinidae chiếm ƣu thế với 11 giống và Gerres là giống cá có số loài nhiều nhất (6 loài). Thành phần nhóm cá ƣu thế có sự khác nhau giữa các khu vực khác nhau của sông.

Trong thành phần loài cá ghi nhận có 2 loài ở mức Nguy cấp (EN), 2 loài ở mức Sẽ nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và QĐ 82/2008/QĐ-BNN; 18 loài cá có giá trị kinh tế và 28 loài thuộc danh mục giống thủy sản đƣợc phép sản xuất, kinh doanh theo QĐ 57/2008/QĐ-BNN.

1.3. Sự phân bố các loài cá ở hạ lưu sông Cái chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố mùa vụ (thời gian) và độ mặn (không gian). Thành phần loài cá đánh bắt đƣợc vào mùa khô đa dạng hơn mùa mưa, vùng nước gần cửa biển (nước mặn, lợ) đa dạng hơn vùng nước ngọt. Tỉ lệ các nhóm sinh thái cá trong thành phần khai thác có sự khác biệt rõ rệt giữa các đợt thu mẫu, vị trí thu mẫu.

Dựa vào các nguồn tài liệu về sự di cƣ của cá theoNorthcote (1984); Froese &

Pauly (2019), xác định 70/155 loài cá có hiện tƣợng di cƣ để sinh sản, kiếm ăn; trong đó nhóm loài di chuyển giữa biển và sông để kiếm thức ăn (amphidromous) chiếm tỉ lệ cao nhất với 26 loài (16,77%).

79 1.4. Để sử dụng bền vững nguồn lợi cá ở hạ lưu sông Cái, Nha Trang cần tiến hành đồng thời 4 nhóm giải pháp: khai thác hợp lý; phát triển nuôi trồng;bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái quan trọng; giáo dục, truyền thông nâng cao ý thức cộng đồng.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Các tổ chức chính quyền địa phương cần có các biện pháp hiệu quả để quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác thuỷ sản, nghiêm cấm sử dụng phương tiện đánh bắt hủy diệt, khai thác những loài cá quý hiếm cần đƣợc bảo tồn.

2.2. Cần có nhiều hơn các hoạt động giám sát chất lượng môi trường nước ở hạ lưu sông Cái trong bối cảnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng hai bên bờ sông đang diễn ra một cách ồ ạt nhƣ hiện nay.

2.3. Tiếp tục tiến hành những nghiên cứu nhằm xác định bãi đẻ, bãi ƣơng dưỡng của các loài cá ở hạ lưu sông Cái, Nha Trang.

80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1] Đinh Thị Phương Anh. Phan Thị Hoa (2010), “Thành phần loài cá ở vùng biển nam bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Đại học Đà Nẵng. Số 36, tr. 56-64.

[2] Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú (2010), “Dẫn liệu về thành phần loài cá ở hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Sinh học, Tập 32 (2), tr.

12-20.

[3] Vũ Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Thanh Thu (2015), “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Đầm, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần thứ 6, tr. 468-474.

[4] Vũ Thị Phương Anh, Đoàn Văn Khiết (2016), “Thành phần loài cá ở sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam”, Báo cáo khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 43-50.

[5] Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách Đỏ Việt Nam. Phần I. Động vật, Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

[6] Bộ Khoa học và Công nghệ (2018), Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014). Chất lượng nước - lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối.

[7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), QĐ 57/2008/QĐ-BNN. Về việc Ban hành danh mục giống thủy sản đƣợc phép sản xuất, kinh doanh, Hà Nội, ngày 02/05/2008.

[8] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), Quyết định 82/2008/QĐ-BNN.

Về việc công bố danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần đƣợc bảo vệ, phục hồi và phát triển, Hà Nội, ngày 17/07/2008..

[9] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, Hà Nội, ngày 31/12/2008.

81 [10] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 34/2015/TT-BTNMT. Thông tƣ Ban hành Danh mục địa danh dân cƣ, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Khánh Hòa, ngày 30 tháng 6 năm 2015.

[11] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-6:2016 (ISO 5667-3:2012). Chất lượng nước - lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước.

[12] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT. Về Quy định tiêu chí và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại, Hà Nội, ngày 28/12/2018.

[13] Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[14] Võ Văn Chi (1998), Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[15] Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa (2019), Niên giám thống kê Khánh Hòa 2018, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[16] Võ Thanh Điền, Trần Đắc Định (2014), “Nghiên cứu phổ thức ăn của cá lau kính Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1992) ở thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề: Thủy sản (2014) (2), tr. 226- 232.

[17] Trần Đắc Định, Koichi S., Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, Kenzo, U. (2013), Mô tả định loại cá Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

[18] Nguyễn Hữu Dực (1995), Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Nam Trung Bộ, Tóm tắt luận án PTS Khoa học Sinh học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[19] Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hoàng (2019), “Dẫn liệu về thành phần loài cá lưu vực sông Dinh, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam”, Hội nghị khoa học toàn quốc về Ngư học lần thứ nhất, tr. 39-45.

82 [20] Cao Hoài Đức, Tống Xuân Tám, Huỳnh Đặng Kim Thùy (2014), “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực sông Cái Lớn - tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 132- 145.

[21] Cao Xuân Dũng (2010), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Ngạnh Cranoglanis henrici (Vaillant, 1893), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

[22] Lê Doãn Dũng, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Quốc Đảm (2017), “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam và vấn đề sử dụng cá nóc ở nước ta”, Kỷ yếu kỷ niệm 35 thành lập Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, tr.

158-166.

[23] Nguyễn Văn Giang (2018), Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thuộc địa phận Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

[24] Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực (1994), “Thành phần loài cá ở một sông suối Tây Nguyên”, Thông báo Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 66-71.

[25] Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sĩ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam. Tập I, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[26] Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam. Tập II, Lớp cá sụn và bốn liên bộ của nhóm cá xương, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[27] Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam. Tập III, Ba liên bộ lớp cá xương, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[28] Trần Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang , Nguyễn Phi Uy Vũ , Lê Thị Thu Thảo , Trần Công Thịnh (2014), “Thành phần loài cá khai thác ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa”, Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập 20, tr. 70-88.

[29] Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Hữu Dực (2012), “Nghiên cứu cấu trúc thành phần loài khu hệ cá phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Sinh học, Số 34 (1), tr. 20-30.

83 [30] Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Việt Cường, Thạch Mai Hoàng (2003), “Kết quả ban đầu về thành phần các loài cá ở vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Sinh học, Tập 25, Số 2a, tr. 21-26.

[31] Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Nhƣ Thành (2015), “Thành phần loài cá ở vùng cửa sông Soài Rạp, Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Sinh học, Tập 37(2), tr. 141-150.

[32] Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Đức Hải (2017), “Đa dạng thành phần loài cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 1S (2017), tr. 246-256.

[33] Nguyễn Khắc Hường (2001), Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, Tập 12, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[34] Nguyễn Khắc Hường, Trương Sĩ Kỳ (2007), Động vật chí Viêt Nam. Cá biển.

Tập 20, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[35] Vương Dĩ Khang (1963), Ngư loại phân loại học. Tập I, II, Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội (Nguyễn Bá Mão dịch).

[36] Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993), Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tủ sách Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

[37] Nguyễn Thị Phi Loan (2008), “Thành phần loài cá ở đầm Ô Loan, Phú Yên”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 49, tr. 65-74.

[38] Nguyễn Thị Phi Loan (2010), Khu hệ cá và đặc điểm sinh học của cá Tráp đen rộng (Acanthopagrus latus) và cá Đối lá (Mugil kelaartii) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên, Luận án Tiến sĩ Khoa học Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế.

[39] Nguyễn Văn Lục, Lê Thị Thu Thảo và Nguyễn Phi Uy Vũ (2007), Động vật chí Việt Nam. Cá biển. Tập 19, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

[40] Lê Kim Ngọc, Sơn Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Lê Hoàng Anh, Trần Văn Đẹp, Nguyễn Thành Đông, Trần Đắc Định, Hà Phước Hùng, Tô Thị Mỹ Hoàng, Nguyễn Thị Vàng, Võ Thành Toàn, Nguyễn Trung Tín, Đinh Minh Quang

84 (2018), “Thành phần loài cá ở lưu vực sông Hậu thuộc địa phận tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 1, tr. 90-104.

[41] Đỗ Thị Nhƣ Nhung (2007), Động vật chí Việt Nam. Tập 17, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[42] Võ Văn Phú (1998), “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá khe suối Vườn Quốc gia Bạch Mã”, Tạp chí Sinh học, Tập 20 (số 2), tr. 32-38.

[43] Võ Văn Phú, Trần Hồng Đỉnh (2000), “Thành phần loài cá đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Sinh học, 22(3b), tr. 50-55.

[44] Võ Văn Phú, Nguyễn Duy Chinh, Hồ Thị Hồng (2004), “Cấu trúc thành phần loài khu hệ cá các cửa sông ven biển miền Trung”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Tập 25, tr. 97-103.

[45] Võ Văn Phú, Vũ Thị Phương Anh, Nguyễn Ngọc Hoàng Tân (2005), “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, tr. 47-50.

[46] Võ Văn Phú và cộng sự (2005), “Tổng quan về một số yếu tố môi trường và đa dạng sinh học đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Đầm phá Thừa Thiên Huế, tr. 381-399.

[47] Võ Văn Phú, Hoàng Trọng Phú, Hoàng Đình Trung, Văn Ngọc Cương (2005),

“Về đa dạng sinh học thành phần loài cá ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị”, Những vấn đề nghiên cứu khoa học sự sống, tr. 111-117.

[48] Võ Văn Phú, Nguyễn Minh Ty (2005), “Nghiên cứu thành phần loài khu hệ cá sông Ba, tỉnh Phú Yên”, Thông tin khoa học và Công nghệ (số 2), Sở khoa học công nghệ Quảng Bình, tr. 21-26.

[49] Võ Văn Phú, Hồ Thị Thanh Tâm (2006), “Về khu hệ cá sông Hàn thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí cở sở khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng, Khoa học và phát triển (số 124/2006), tr. 36-39.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông cái, thành phố nha trang và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững (Trang 85 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)