CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN LỢI CÁ Ở HẠ LƯU SÔNG CÁI, NHA TRANG
3.4.1. Những giá trị của nguồn lợi cá ở hạ lưu sông Cái, Nha Trang
Nhóm cá kinh tế là những loài cho sản lượng cao, chất lượng tốt, giá trị thương phẩm lớn, được nhiều người ưa chuộng, khai thác phục vụ cho nhiều mục đích của đời sống nhƣ làm thức ăn, nuôi làm cảnh, làm dƣợc liệu hay làm hàng hóa xuất khẩu. Qua điều tra phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu, đa số các loài cá khai thác ở hạ lưu sông Cái đều dùng làm thực phẩm (chiếm 96,77% tổng số loài). Ngoại trừ 5 loài: cá Nóc chuột vân bụng Arothron hispidus (Linnaeus, 1758), cá Nóc chuột vằn mang Arothron immaculatus (Bloch & Schneider, 1801), cá Nóc dẹt vằn đuôi Canthigaster rivulata (Temminck & Schlegel, 1850), cá Nóc vằn Takifugu oblongus (Bloch, 1786)) và cá Bống vân mây Yongeichthys criniger (Valenciennes, 1837) (hình 3.28) đƣợc xác định là những loài mang độc tố, có thể gây chết người nên không được sử dụng [22], [62].
Ghi chú: NT 180 - Arothron hispidus; NT 181 - Takifugu oblongus; NT 183 - Arothron immaculatus;
NT 132 - Canthigaster rivulata; NT 173 - Yongeichthys criniger.
Hình 3.28. Những loài cá có độc tố ở hạ lưu sông Cái
69 Trên cơ sở các tài liệu đã nghiên cứu và kết quả điều tra, thu mẫu, chúng tôi đã xác định được 18 loài cá có giá trị kinh tế, thường xuyên bắt gặp trong các mẻ lưới của ngƣ dân. Trong đó, loài cá Bống chấm Acentrogobius caninus (Valenciennes 1837), cá Bơn ngựa vằn Zebrias crossolepis Zheng & Chang, 1965, cá Bơn khoang râu Zebrias quagga (Kaup, 1858), cá Sơn bã trầu Ostorhinchus fasciatus (White, 1790), cá Sơn sọc cam Taeniamia fucata (Cantor, 1849) tuy có giá trị thấp nhƣng đƣợc đánh bắt và buôn bán khá nhiều (bảng 3.13).
Bảng 3.13. Danh sách các loài cá kinh tế ở hạ lưu sông Cái, Nha Trang
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
1 Barbonymus altus (Günther, 1868) Cá He vàng
2 Barbonymus gonionotus (Bleeker, 1849) Cá Mè vinh
3 Notopterus notopterus (Pallas, 1769) Cá Thát lát
4 Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) Cá Bống tƣợng
5 Acentrogobius caninus (Valenciennes 1837) Cá Bống chấm
6 Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 Cá Bống cát
7 Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Cá Bống đuôi đen
8 Oxyurichthys microlepis (Bleeker, 1849) Cá Bống vảy nhỏ
9 Zebrias crossolepis Zheng & Chang, 1965 Cá Bơn ngựa vằn
10 Zebrias quagga (Kaup, 1858) Cá Bơn khoang râu
11 Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) Cá Rô phi vằn
12 Osteomugil cunnesius (Valenciennes, 1836) Cá Đối lá
13 Siganus guttatus (Bloch, 1787) Cá Dìa công
14 Monacanthus chinensis (Osbeck, 1765) Cá Bò gai móc
15 Ostorhinchus fasciatus (White, 1790) Cá Sơn bã trầu
16 Taeniamia fucata (Cantor, 1849) Cá Sơn sọc cam
17 Gerres limbatus Cuvier, 1830 Cá Móm xiên
18 Gerres filamentosus Cuvier, 1829 Cá Móm gai dài
Ngoài ra, một số loài trước đây có giá trị kinh tế, sản lượng cao, nhưng hiện tại còn tồn tại với số lƣợng ít nên sản lƣợng rất thấp, trở thành loài hiếm gặp nhƣ: các loài thuộc giống cá Ngựa Hippocampus, cá Chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790), cá Mè hoa Hypophthalmichthys nobilis (Richardson, 1845).
Trong thành phần loài cá ở hạ lưu sông Cái, nhiều loài có tiềm năng để sản xuất con giống phục vụ nuôi trồng. Đối chiếu với Danh mục thủy sản đƣợc phép sản xuất, kinh doanh của Bộ Nông nghiệp (2008), ghi nhận 28 loài cá thuộc danh mục này. Một số loài vừa có giá trị về thực phẩm, vừa có giá trị về làm cảnh nhƣ: cá Chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758, cá Bống cau Butis butis (Hamilton, 1822), cá Bống đuôi đen
70 Glossogobius giuris (Hamilton, 1822), cá Chim bạc Monodactylus argenteus (Linnaeus, 1758).
Bảng 3.14. Danh sách các loài cá ở hạ lưu sông Cái thuộc Danh mục giống thuỷ sản đƣợc phép sản xuất, kinh doanh (theo QĐ 57/2008/QĐ-BNN).
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Thực
phẩm Cá cảnh
1 Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 Cá Chép + +
2 Butis butis (Hamilton, 1822) Cá Bống cau + +
3 Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Cá Bống đuôi đen + +
4 Monodactylus argenteus (Linnaeus, 1758) Cá Chim bạc + +
5 Notopterus notopterus (Pallas, 1769) Cá Thát Lát +
6 Barbonymus altus (Günther, 1868) Cá He vàng +
7 Barbonymus gonionotus (Bleeker, 1849) Cá Mè vinh +
8 Hypophthalmichthys nobilis (Richardson, 1845) Cá Mè hoa +
9 Osteochilus vittatus (Valenciennes, 1842) Cá Mè lúi +
10 Clarias fuscus (Lacepède 1803) Cá Trê đen +
11 Clarias macrocephalus X Clarias gariepinus Cá Trê lai +
12 Hippocampus histrix Kaup, 1856 Cá Ngựa gai +
13 Hippocampus kelloggi Jordan & Snyder, 1901 Cá Ngựa thân trắng +
14 Hippocampus trimaculatus Leach, 1814 Cá Ngựa chấm +
15 Favonigobius melanobranchus (Fowler, 1934) Cá Bống +
16 Monopterus albus (Zuiew, 1793) Lươn đồng +
17 Anabas testudineus (Bloch, 1792) Cá Rô đồng +
18 Trichopodus trichopterus (Pallas, 1770) Cá Sặc bướm +
19 Channa striata (Bloch, 1793) Cá Lóc đen +
20 Oreochromis mossambicus (Peters, 1852) Cá Rô phi đen +
21 Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) Cá Rô phi vằn +
22 Lates calcarifer (Bloch, 1790) Cá Chẽm +
23 Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) Cá Mú đen chấm nâu +
24 Epinephelus sexfasciatus (Valenciennes, 1828) Cá Mú sáu sọc ngang +
25 Lutjanus argentimaculatus (Forsskồl, 1775) Cỏ Hồng bạc +
26 Scatophagus argus (Linnaeus, 1766) Cá Nâu +
27 Terapon jarbua (Forsskồl, 1775) Cỏ Căng cỏt +
28 Terapon theraps Cuvier, 1829 Cá Căng vảy lớn +
3.4.1.2. Các loài cá có giá trị khác a. Giá trị khoa học
Kết quả định loại xác định hạ lưu sông Cái có thành phần loài rất phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng về mặt khoa học, cung cấp danh sách gồm 155 loài cá thuộc 113 giống, 60 họ, 20 bộ. Đây là danh sách thành phần loài cá đầy đủ nhất từ trước đến nay ở khu vực nghiên cứu. Trong đó, có 2 loài cá ở thứ hạng Nguy cấp (EN)
71 và 2 loài hạng Sẽ nguy cấp (VU) theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Quyết định 82/2008/QĐ-BNN, 8 loài trong Danh Lục Đỏ IUCN (2019). Đó là những thông tin quan trọng, là cơ sở dữ liệu góp phần vào xây dựng kế hoạch bảo tồn, bảo vệ các loài cá quý hiếm và phát triển nuôi các loài cá có giá trị kinh tế ở địa phương.
b. Giá trị sinh thái
Trong các hệ sinh thái, cá đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần tạo nên cấu trúc bền vững cho hệ sinh thái tự nhiên. Cá là một trong những động vật tiêu thụ ở các bậc dinh dƣỡng khác nhau, nhiều loài cá ăn thực vật, mùn bã thực vật, động vật không xương sống cỡ nhỏ cho đến động vật đáy cỡ lớn, giáp xác và cá. Trong thành phần loài cá được khai thác ở hạ lưu sông Cái có sự hiện diện của các nhóm cá thích nghi với các tầng nước khác nhau; điều này góp phần quan trọng trong việc chuyển hóa các chất hữu cơ từ mùn bã và các sinh vật sản xuất cho động vật tiêu thụ;
điều khiển cân bằng sinh thái ở các thủy vực; góp phần gia tăng nguồn lợi trong tự nhiên.
c. Giá trị làm thuốc
Cá có giá trị dinh dƣỡng cao, là nguồn cung cấp chất khoáng quan trọng, chứa nhiều nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Fe, nhiều axit amin tốt cho sức khỏe con người.
Theo “Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam” của Võ Văn Chi (1998), khi sử dụng nguồn thực phẩm cá có thể chữa đƣợc một số bệnh [14]. Trong thành phần loài cá ở hạ lưu sông Cái ghi nhận nhiều loài có giá trị dược liệu quý như:
cá Ngựa gai Hippocampus histrix Kaup, 1856; cá Ngựa thân trắng Hippocampus kelloggi Jordan & Snyder, 1901; cá Ngựa chấm Hippocampus trimaculatus Leach, 1814 [34].
d. Giá trị trong nuôi trồng thủy sản, làm cảnh, phòng dịch
Đã xác định được 28/155 loài cá ghi nhận ở hạ lưu sông Cái có tên trong Danh mục giống thủy sản đƣợc phép sản xuất, kinh doanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), với 25 loài nuôi thực phẩm và 8 loài nuôi cảnh. Tuy nhiên, qua điều tra và thu mẫu thấy rằng, số lƣợng cá thể của hầu hết các loài cá này ở khu vực nghiên cứu bắt gặp không nhiều, khó phát triển và cung ứng nguồn giống cho nuôi trồng.
72 Một số loài cá ở hạ lưu sông Cái có đặc tính là ăn ấu trùng của muỗi làm giảm muỗi trưởng thành, nhiều loài cá đã được dùng vào việc diệt ấu trùng muỗi chống bệnh sốt rét và bệnh sốt xuất huyết: cá Chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758, cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758), cá Trê đen Clarias fuscus (Lacepède 1803), cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch, 1792), cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758), Rô phi đen Oreochromis mossambicus (Peters, 1852) [13].