CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC LOÀI CÁ Ở HẠ LƯU SÔNG CÁI, NHA
3.3.3. Phân bố cá theo không gian
Kết quả quan trắc các yếu tố môi trường nước ở hạ lưu sông Cái cho thấy, các thông số: độ mặn, BOD5, COD có xu hướng tăng dần từ đập tạm Vĩnh Phương ra cửa biển, trong khi giá trị độ đục lại có xu hướng giảm dần. Dẫn đến vùng nước có điều kiện môi trường luôn luôn biến động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố của các nhóm cá.
Thống kê số lƣợng loài cá bắt gặp ở các vị trí thu mẫu cho thấy, sự đa dạng thành phần loài cá khai thác được ở hạ lưu sông Cái giảm dần theo chiều từ biển vào trong nội địa. Cụ thể, vùng nước gần cầu Hà Ra (trạm A1) có số lượng loài bắt gặp cao nhất với 120 loài, chiếm 77,42 %. Tiếp đến là khu vực sông Đông Bắc cồn Ngọc Thảo (trạm A2) với 97 loài, chiếm 62,58 %; vùng nước ở Tây Nam cồn Ngọc Thảo (trạm A3) có 90 loài, chiếm 58,06 %. Ít đa dạng nhất là vùng nước gần cầu gỗ Diên Phú (trạm A8, A9) với 41 loài, chiếm 26,45% (bảng 3.10 và hình 3.23).
Bảng 3.10. Số lượng loài cá ở các vị trí khảo sát trên hạ lưu sông Cái
Trạm Vị trí Số lƣợng
loài
Tỷ lệ
%
A1 Gần cầu Hà Ra, phường Vĩnh Phước 120 77,42
A2 Đông Bắc cồn Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp 97 62,58
A3 Tây Nam cồn Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp 90 58,06
A4 Tây cầu Sắt, xã Vĩnh Ngọc 52 33,55
A5 Đảo Gà, xã Vĩnh Ngọc 51 32,9
A6 Đông cầu Vĩnh Phương, xã Vĩnh Phương 47 30,32
A7 Tây cầu Vĩnh Phương, xã Vĩnh Phương 43 27,74
A8 Đông cầu gỗ Diên Phú, xã Vĩnh Trung 41 26,45
A9 Thôn Võ Cạnh, xã Vĩnh Trung 41 26,45
63 Hình 3.23. Số lượng loài cá ở các vị trí khảo sát trên hạ lưu sông Cái
Qua thu mẫu và phỏng vấn điều tra từ ngƣ dân đánh bắt thấy rằng yếu tố độ mặn ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phân bố của các nhóm cá ở khu vực nghiên cứu. Vùng nước phía Đông đập Vĩnh Phương đến cầu gỗ Diên Phú (trạm A6 - A9), nơi có độ mặn thường xuyên 0 ‰, là nơi phân bố chủ yếu của các loài cá nước ngọt, thích nghi ở tầng giữa và tầng đáy. Trong khi đó, vùng nước dưới cầu Đường Sắt đến cửa biển (trạm A3 - A1), có độ mặn thường xuyên trên 10 ‰, là nơi phân bố chủ yếu của các loài cá gốc biển, nước lợ, có đời sống liên quan đến rạn và sống đáy. Vùng nước từ Đảo Gà đến cầu Đường Sắt (trạm A5 - A4) là nơi sinh sống của các nhóm cá nước lợ, thích nghi với tầng đáy (bảng 3.11, hình 3.24 & 3.25).
Bảng 3.11. Tỉ lệ % các nhóm cá thích nghi theo độ mặn ở các vị trí khảo sát trên hạ lưu sông Cái.
Nhóm sinh thái Trạm thu mẫu
A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9
Cá có nguồn gốc biển 46,67 36,08 33,33 1,92 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Cá thích nghi ở nước lợ mặn 28,33 31,96 32,22 23,08 19,61 2,13 0,00 0,00 0,00
Cá thích nghi ở nước lợ vừa 24,17 30,93 33,33 55,77 54,90 53,19 23,26 19,51 19,51 Cá thích nghi ở nước lợ nhạt 0,83 1,03 1,11 19,23 25,49 31,91 34,88 36,59 36,59
Cá nước ngọt điển hình 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 12,77 41,86 43,9 43,90
64 Hình 3.24. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % các nhóm cá thích nghi theo độ mặn ở các vị trí
khảo sát trên hạ lưu sông Cái.
Hình 3.25. Biểu đồ tỉ lệ % các nhóm cá thích nghi theo tầng nước ở các vị trí khảo sát trên hạ lưu sông Cái
Sử dụng hệ số Sorencen và chỉ số giống nhau để xét độ tương đồng về thành phần loài cá khai thác ở các điểm trạm khảo sát cho thấy sự phân chia thành 3 nhóm rõ rệt giữa các khu vực:
65 - Nhóm 1 (trạm A1, A2, A3): thành phần loài cá khai thác đƣợc ở các trạm giống nhau hơn 85 % (S=0,85 - 0,96) (bảng 3.12 và hình 3.24), chủ yếu là nhóm cá nguồn gốc biển, có đời sống liên quan đến rạn, thường sống ở tầng đáy.
- Nhóm 2 (trạm A4, A5, A6): chiếm số đông là những loài rộng muối, thích nghi với cả biển, nước lợ, nước ngọt. Hệ số gần gũi về thành phần loài giữa các trạm S=
0,73 - 0,93 (bảng 3.12 và hình 3.24).
- Nhóm 3 (trạm A7, A8, A9): nhóm cá nước ngọt, nước lợ, thích nghi sống tầng đáy và tầng giữa chiếm tỉ lệ lớn. Thành phần loài cá khai thác ở các trạm rất giống nhau, S= 0,98 - 1. Riêng trạm A8 và A9 có thành phần loài cá khai thác giống nhau hoàn toàn (S= 1) (bảng 3.12 và hình 3.24).
Bảng 3.12. Hệ số gần gũi Sorencen về thành phần loài cá giữa các vị trí thu mẫu
Trạm A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9
A1 - 0,88 0,85 0,48 0,43 0,30 0,10 0,09 0,09
A2 - 0,96 0,56 0,51 0,36 0,13 0,12 0,12
A3 - 0,59 0,54 0,38 0,14 0,12 0,12
A4 - 0,93 0,73 0,40 0,37 0,37
A5 - 0,8 0,47 0,43 0,43
A6 - 0,67 0,64 0,64
A7 - 0,98 0,98
A8 - 1
A9 -
Hình 3.26. Chỉ số giống nhau về thành phần loài giữa các vị trí thu mẫu