Điều kiện tự nhiên của thành phố Cao Bằng

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng năm 2012 (Trang 35 - 37)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Cao Bằng

3.1.1.1. Vị trí địa lý và danh giới hành chính của thành phố Cao Bằng

Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Cao Bằng, cách thủ đô Hà Nội 286 km theo Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn 120 km theo Quốc lộ 4A, cách Cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng khoảng 70 km theo Quốc lộ 3, ở cao độ trung bình + 187 m, ranh giới theo địa giới hành chính cú giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp các xã Ngũ Lão và Bế Triều của huyện Hoà An - Phía Đông giáp các xã Quang Trung và Hà Trì của huyện Hoà An. - Phía Nam giáp xã Hồng Nam của huyện Hoà An và xã Kim Đồng của huyện Thạch An.

- Phía Tây giáp các xã Lê Chung và Bạch Đằng của huyện Hoà An. Từ năm 1954 đến nay, thành phố Cao Bằng có nhiều sự thay đổi, mở rộng về địa giới hành chính và nâng cấp đô thị:

- Năm 2002 sau khi sáp nhập thêm xã Đề Thám của huyện Hòa An, thành phố Cao Bằng có 8 đơn vị hành chính (gồm 4 phường và 4 xã), với tổng diện tích tự nhiên khoảng 5.608 ha, dân số là 55.660 người.

Với vị trí địa lý như trên, thành phố Cao Bằng có nhiều lợi thế trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh trong cả nước và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

3.1.1.2. Địa hình của thành phố Cao Bằng

Thành phố Cao Bằng là đô thị miền núi, địa hình dạng lòng máng thuộc vùng hợp lưu của sông Bằng và sông Hiến và dọc theo 2 sông nói trên.

Phần nội thành nằm trên bán đảo hình mu rùa, dốc về phía sông Hiến với độ dốc từ 10% - 30%, tạo nên bởi sông Bằng và sông Hiến với các thông số sau:

- Độ cao trung bình so với mặt biển là: +187 m - Độ cao lớn nhất so với mặt biển: + 250 m - Độ cao thấp nhất so với mặt biển: + 180,50 m

Phần lãnh thổ còn lại của thành phố có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh với 3 dạng địa hình chính:

- Vùng đồng bằng: nằm dọc theo sông Bằng, sông Hiến và các thung lũng ven các khe núi đổ về 2 sông.

- Vùng đồi núi thấp: bao quanh thành phố bởi 3 phía Tây, Nam, Đông. - Vùng đồi núi cao: tập trung ở phía Đông có độ dốc lớn, địa hình đồi núi chia cắt mạnh, chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của thành phố [21].

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết của thành phố Cao Bằng

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu thành phố mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô lạnh và hanh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Tuy nhiên do sự chi phối của địa hình và ảnh hưởng của độ cao, nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

- Về chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm là 21,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,7 - 18,30C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 40,50C (tháng 6),

nhiệt độ thấp tuyệt đối là -1,30C (tháng 12). Tổng tích ôn trong năm đạt khoảng 7.000 - 7.5000 C. Biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm là 8,40C.

- Về chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình là 81%. Độ ẩm cao nhất là 86%, độ ẩm thấp nhất là 36%.

- Về chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm là 1.442,7 mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 5 là 120,90 mm, lượng mưa thấp nhất vào tháng 12 là 70,40 mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thường tập trung với cường độ lớn (với lượng mưa chiếm tới trên 70% lượng mưa cả năm), cùng với địa hình tương đối dốc, chia cắt mạnh gây ra xói mòn, sạt lở đất đai nghiêm trọng.

Vào mùa khô lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa gây ra khô hạn cục bộ ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.

- Về lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình năm là 1.020,3 mm. Trong các tháng mùa khô, lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa; chỉ số ẩm ướt trong các tháng này thường dưới 0,5 nên gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng.

- Về hướng gió chủ đạo: Đông Nam và Nam là hai hướng chủ đạo, tốc độ gió mạnh nhất trong các cơn lốc lên tới 40m/s.

Với đặc điểm về khí hậu như trên, trong quy hoạch bố trí sử dụng đất của thành phố cần lợi dụng chế độ nhiệt cao, độ ẩm khá để bố trí nhiều vụ trong năm ở những vùng đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời bố trí cây trồng, mùa vụ hợp lý để hạn chế quá trình rửa trôi, xói mòn đất vào mùa mưa và hạn chế quá trình bốc hơi nước trong mùa khô nhằm sử dụng đất một cách hiệu quả, bền vững [21].

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng năm 2012 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w