Phân tích bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần kinh doanh đầu tư phát triển bđs FLCHomes (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH PHÁT TRIỂN BĐS FLCHOMES (FLCHOMES)

2.3 Phân tích báo cáo tài chính

2.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

2.3.1.1 Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản

Về tổng thể có thể thấy, DN ngày càng có xu hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm lượng hàng tồn, ứ đọng nhằm tạo luồng sóng mới cho sự phát triển. Tuy nhiên, lại không có sự biến động nhiều về tỷ trọng tài sản dài hạn trong doanh nghiệp.

Biểu đồ 1: Cơ cấu tài sản của FLCHomes năm 2019 – 2020

28.90%

71.10%

Tài sản ngắn hạn

Năm 2019

41.75%

58.11%

Tài sản ngắn hạn

Năm 2020

Năm 2019 2020

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2019 – 2020 Đơn vị: VNĐ Đối với một doanh nghiệp BĐS, cơ cấu tài sản dài hạn luôn chiếm ưu thế, năm 2019 chiếm 71.1% đến năm 2020 tỷ trọng này giảm còn 58.11%.

Tài sản dài hạn chủ yếu là các bất động sản đầu tư, các loại bất động sản đang được giao dịch, chuyển đổi, đầu tư phát triển hay các loại hình bất động sản cho thuê…

Tuy nhiên, do thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên các loại tài sản được chuyển đổi một phần sang tài sản ngắn hạn, giá trị “tiền và các khoản tương đương

tiền tăng mạnh (từ 1.12% lên 7.40%), đặc biệt tập trung vào các khoản phải thu ngắn hạn. Thể hiện đúng đặc điểm đối với các doanh nghiệp có phương thức thanh toán theo tiến độ và từng đợt. Thời gian kéo dài từ 1 – 2 năm tùy dự án.

Tiền và các khoản tương đương tiền: Lượng tiền mặt của công ty có sự tăng lên nhanh chóng.

Năm 2019, doanh nghiệp nắm 19,768,723,925 VNĐ. Sau một năm lượng tiền tăng lên nhanh chóng gấp 11 lần so với năm 2019. Lý do lượng tiền tăng lên nhanh chóng một phần đến từ việc muốn đảm bảo khả năng thanh toán, dễ dàng đối phó với các trường hợp bất thường xảy ra, nâng cao khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.

Mặt khác, đối với FLCHomes việc thanh toán phí hoa hồng cho các cá nhân, tổ chức là việc không thể tránh khỏi và chiếm phần lớn lượng tiền cần thanh toán. Đặc biệt, dự phòng trường hợp đi vay, DN cần chứng minh khả năng thanh khoản của mình trước ngân hàng.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Hầu hết các khoản này đều xuất phát từ các khoản phải thu khách hàng.

Việc thực hiện bán, giao dịch các loại hình bất động sản kết hợp phương thức thanh toán từng đợt làm tăng giá trị các khoản phải thu lên tới 674,113,027,550 VNĐ, dù vậy tỷ trọng các khoản phải thu năm 2020 vẫn thấp hơn so với năm 2019.

Đó cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới lượng tiền trong doanh nghiệp tăng.

2.3.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn của FLCHomes năm 2019 - 2020

7,000,000,000,000 6,000,000,000,000 5,000,000,000,000 4,000,000,000,000 3,000,000,000,000 2,000,000,000,000 1,000,000,000,000 0

Năm 2019

Nợ phải trả

Nợ phải trả 70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

TỶ TRỌNG 2019

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2019 – 2020 Đơn vị: VNĐ Tổng quan, tổng nguồn vốn trong doanh nghiệp tăng nhẹ (13% so với năm 2019) và VCSH có tỷ trọng lớn hơn cả.

Cụ thể, giá trị các khoản nợ phải trả tăng 527,471,712,232 VNĐ, DN chuyển hướng tích cực sử dụng đòn bẩy tài chính, sử dụng tối đa các khoản vay có được;

VCSH tăng 241,024,635,107 VNĐ, bằng ẵ giỏ trị tăng cỏc khoản nợ phải trả, chiếm 62.29% tỷ trọng tổng nguồn vốn.

Thông qua tỷ trọng cơ cấu giữa

đảm bảo khả năng thanh toán.

Trong khi các khoản nợ dài hạn có xu hướng giảm (năm 2020 giảm 10,962,169,998 VNĐ so với năm 2019) thì các khoản nợ ngắn hạn tăng lại tăng gấp 1.28 lần so với năm 2019 - ứng với mức tăng tài sản ngắn hạn.

54

Nợ ngắn hạn ngày càng tăng tạo áp lực về trả nợ vay ngắn hạn, thời gian thanh toán ngắn lại kéo theo tạo dựng niềm tin về khả năng thanh toán phải rất lớn.

Tóm lại, qua bảng cân đối kế toán hợp nhất trong 2 năm 2019 – 2020 có thể thấy tài sản ngắn hạn có DN có xu hướng tăng tập trung chủ yếu vào các khoản phải thu mặc dù tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh. Tổng nguồn vốn trong DN tăng nhẹ đồng thời các khoản nợ ngắn hạn tăng. Vì vậy, DN cần có biện pháp dự phòng đối với các khoản nợ ngắn hạn cần thanh toán.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần kinh doanh đầu tư phát triển bđs FLCHomes (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w