Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần kinh doanh đầu tư phát triển bđs FLCHomes (Trang 68 - 76)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH PHÁT TRIỂN BĐS FLCHOMES (FLCHOMES)

2.3 Phân tích báo cáo tài chính

2.3.3 Phân tích các chỉ số tài chính

Chỉ tiêu VCSH

Tổng tài sản TSDH TSCĐ

Tiền và CKTĐT Hệ số tự tài trợ Hệ số tự tài trợ TSDH

Hệ số tự tài trợ TSCĐ Hệ số đầu tư dài hạn

(Công thức tính dựa vào lý thuyết phần cơ sở lý luận mục 1.5.4)

- Hệ số tự tài trợ: Doanh nghiệp có khả năng đảm bảo về mặt tài chính xong do tình hình kinh doanh năm 2020 có nhiều diễn biến ngoài dự kiến nên DN có xu hướng tăng vay, tăng các khoản nợ ngắn hạn dẫn tới khả năng độc lập về tài chính năm 2020 giảm còn 0.63 lần (giảm 0.03 lần so với năm 2019)

- Hệ số tự tài trợ TSDH: Nhận thấy, năm 2020 doanh nghiệp đang thừa khả năng tự tài trợ TSDH (1.07 lần, tăng 0.14 lần so với năm 2019), do vậy sẽ gặp ít khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn. mặt khác hệ số tự tài trợ năm 2019 dù có thấp nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán bởi chu kỳ nợ dài hạn thường là ngoài 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.

Do vậy, việc duy trì hệ số tự tài trợ TSDH là rất cần thiết, đảm bảo khả năng quay vòng kinh doanh để sinh lợi.

Ngoài ra, để đánh giá chi tiết khả năng tự tài trợ TSCĐ bằng vốn chủ có thể thấy, DN không có sự thay đổi nhiều về tài sản cố định, ở mức không đáng kể.

- Hệ số đầu tư dài hạn: Như phân tích ở bảng cân đối kế toán, cơ cấu TSDH năm 2020 có xu hướng giảm, nhường tỷ trọng cho TSNH do vậy hệ số

58

2.3.3.2 Nhóm chỉ số về khả năng thanh khoản Chỉ tiêu

TSNH Nợ ngắn hạn Hàng tồn kho Các khoản phải thu Tiền và CKTĐT

Lưu chuyển tiền từ HĐ KD

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán chi trả NNH

Hệ số KNTT dài hạn

Hệ số KNTT toán nhanh

Hệ số KNTT tức thời

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Dựa vào bảng có thể thấy tốc độ tăng của TSNH nhanh hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, cụ thể:

Năm 2019, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của DN đạt 0.92 lần có nghĩa trên mối đồng nợ ngắn hạn của DN được đảm bảo bẳng 0.92 đồng TSNH.

Lúc này, hệ số được cho là thấp xong vẫn có thể kiểm soát và đảm bảo thanh toán đối với các khoản nợ đến ngày đáo hạn.

Tương tự, năm 2020, mỗi đồng nợ ngặn hạn của DN được đảm bảo bằng 1.16 đồng TSNH (tăng 0.24 lần so với năm 2019). Đây là thời điểm doanh nghiệp đã khắc phục được những tiềm ăn về tài chính cũng như các vấn đề kinh doanh nhằm vừa duy trì khả năng thanh toán vừa có thể duy trì được khả năng kinh doanh, dự phòng tài sản. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh hệ số hơn nữa để đảm bảo tính chắc chắn.

Bên cạnh đó, để có thể hiểu rõ hơn về khả năng thanh toán ngắn hạn thông

tách ra kinh doanh từ năm 2019 nên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là chưa có dẫn tới khả năng chi trả nợ ngắn hạn âm (-0.34 lần); nhưng đến năm 2020

59

DN đã khắc phục được tình trạng này, thể hiện qua dòng tiền từ hoạt động tài chính tăng lên 159,982,052,144 VNĐ đưa hệ số này lên tới 0.07 lần.

Khả năng thanh toán dài hạn

Tương tự như khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, hệ số này có biến động giảm nhẹ (giảm 0.1 lần so với năm 2019). Doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán ổn định đủ khả năng thanh toán nợ dài hạn.

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng (tăng từ 0.88 lên 1.15 lần) có nghĩa:

Năm 2019, trên mỗi đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 0.88 đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho (loạt giá trị khó tiêu thụ, ứ đọng thời gian dài). Giai đoạn này doanh nghiệp gặp khó khăn về khả năng thanh toán.

Nhưng đến năm 2020 hệ số này tăng lên 1.15 lần, mặc dù đảm bảo được khả năng thanh toán xong tiền và các khoản tương đương tiền bị dư thừa, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sự dụng vốn.

Khả năng thanh toán tức thời

Như phân tích trên bảng cân đối kế toán, nhận thấy tiền và các khoản tương đường tiền tăng mạnh kéo theo là khoản nợ ngắn hạn phát sinh tăng.

Năm 2019, tiền và các khoản tương đương chiếm tỷ trọng thấp (1,12%) nên tại thời điểm này doanh nghiệp chỉ có khả năng chi trả 1 đồng nợ ngắn hạn bằng 0.01 đồng tiền và các khoản tương đương, gần như mất khả năng thanh toán.

Xong đến năm 2020, qua quá trình hoạt động kinh doanh, DN đã nâng tỷ trọng lên đến 7.4 % khiến hệ số thanh toán tức thời tăng lên 0.09 lần, tăng 0.08 lần so với năm 2019 và dự kiến còn tăng trong tương lai.

Nhìn chung, doanh nghiệp vẫn kiểm soát được khả năng thanh toán xong tùy vào phương thức thanh toán mà đảm bảo khả năng thanh thanh, đặc biệt đối với khả năng thanh toán thông qua dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và thanh toán qua lượng tiền có trong doanh nghiệp. Cần có biện pháp điều chỉnh khoản vay nợ nói chung và các khoản nợ ngắn hạn nói riêng.

2.3.3.3 Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động

Chỉ tiêu Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ Hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Các khoản phải thu NH EBIT

Lãi vay

Vòng quay tổng tài sản Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu Khả năng thanh toán lãi vay

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Vòng quay tổng tài sản

Dựa trên bảng báo cáo, nhận thấy vòng quay kinh doanh của doanh nghiệp khá thấp, mặc dù có dấu hiệu tăng từ 0.26 lên 0.29 vòng/năm, thể hiện hiệu quả đầu tư chung bằng cách dựa vào tác động qua lại của cả TSNH và TSDH.

Vòng quay hàng tồn kho

Năm 2019, với giá trị hàng tồn kho, quay được 21.13 vòng xong đến năm 2020 con số này được tăng lên 39.06 vòng/kỳ

Vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn

Nhận thấy, tốc độ quay giữa 2 năm không có sự thay đổi, chênh lệch quá lớn. Tuy nhiên năm 2020 đã có sự tăng về tốc độ thu từ 0.226 vòng/năm lên 0.299 vòng/năm. Tốc độ quay vòng càng cao càng thể hiện hiệu suất làm và thu các khoản phải thu hiệu quả.

2.3.3.4 Nhóm chỉ số khả năng sinh lời Chỉ tiêu

LNST TNDN

VCSH

61 Doanh thu thuần

ROA ROE ROS

So sánh tỷ suất sinh lời với Vingroup ROA của VIC: 1.56%

ROE của VIC: 5.18%

Thông qua số liệu tính toán được dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể thấy:

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA – Return on Asset)

Với 100 đồng tài sản bình quan năm 2020 tạo ra được 0.03 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0.01 % so với năm 2019; xuất phát từ nguyên nhân về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng kèm theo đó là vay nợ tăng. So với lợi suất trên tổng tài sản của Vingroup có thể thấy, tỷ suất sinh lợi của FLCHomes còn hạn chế, rất thấp nên công ty cần phải có điều chỉnh để cải thiện khả năng quản lý tài sản.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity)

Lược bỏ đi giá trị các khoản nợ phải trả, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ phản ánh khá rõ về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Năm 2020, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ đạt 0.05 % giảm 0.01 % so với năm 2019, có nghĩa với 100 đồng vốn chủ tạo ra được 0.05 đồng lợi nhuận.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS – Return on Sales)

Từ các yếu tố chi phí, vay vốn dẫn tới doanh thu tăng chậm là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của DN giảm 0.06% so với năm 2019.

Nhận thấy, năm 2020 với 100 đồng doanh thu doanh nghiệp thu được 0.11 đồng

Tóm lại, do ảnh hưởng từ các khoản nợ phải trả kèm theo các loại chi phí cũng như giá vốn dẫn tới doanh thu nói chung và lợi nhuận sau thuế nói riêng của doanh nghiệp giảm. Đặc biệt, tổng quan khả năng sinh lợi của doanh nghiệp rất thấp nên cần có biện pháp điều chỉnh giảm chi phí cũng như giá vốn.

62

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần kinh doanh đầu tư phát triển bđs FLCHomes (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w