Phương pháp trồng nấm

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÃ SẮN PHẾ THẢI ĐỂ NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU (Trang 27 - 32)

Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp trồng nấm

* Đặc điểm sinh học của nấm Sò [12]

Nấm sò có thể trồng quanh năm nhƣng thuận lợi nhất là từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thích hợp nhất với nấm sò:

- Nhóm chịu lạnh từ 13-20 OC - Nhóm chịu nhiệt độ cao 24-28 OC.

- Độ ẩm cơ chất trồng nấm từ 65% - 75%, độ ẩm không khí ≥ 80%.

- Cơ chất trồng nấm và nước tưới cần pH = 6,5 - 7,0.

- Ánh sáng không cần thiết trong quá trình nuôi sợi nấm, tới khi nấm hình thành thể quả thì cần ánh sáng khuếch tán.

- Độ thông thoáng : cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi.

- Dinh dƣỡng: sợi nấm sò sử dụng trực tiếp nguồn Xenlulozơ từ cơ chất, ngoài ra là các chất khoáng và đạm.

Nguyên liệu trồng nấm sò: bao gồm tất cả các nguyên liệu có chứa xenlulozơ nhƣ: bông, bã mía, mùn cƣa, rơm, rạ… Trong giới hạn này của đề tài chúng tôi nghiên cứu để sử dụng thêm một loại cơ chất mới để trồng nấm sò đó là bã sắn, nghiên cứu cách xử lý tối ƣu với loại cơ chất này để trồng nấm sò có hiệu quả cao nhất.

* Xử lý bã sắn nuôi trồng nấm sò:

Cách 1: Nguyên liệu mùn cưa đã được ủ 6-8 ngày hoặc dạng tươi. Tiến hành phối trộn 25% khối lƣợng mùn cƣa với 75% bã sắn, trộn đều thành một hỗn hợp. Sau đó, bổ sung các thành phần khoáng tối ƣu, làm ẩm 75%.

- Thanh trùng hỗn hợp lần 1. Để nguội.

- Tiến hành đóng bịch từ 1,2kg- 1,4kg/ bịch.

- Thanh trùng lần 2. Các lần thanh trùng ở điều kiện 121 OC, 1atm, trong 3h.

- Để nguội cấy giống và đƣa vào điều kiện thích hợp để nuôi trồng.

Cách 2: Nguyên liệu bã sắn được xử lý bằng phương pháp vật lý dùng nước ấm để hòa tan và loại bỏ bớt lượng tinh bột còn lại trong bã sắn, tiến hành phơi khô bã sắn.

- Sau đó phối trộn thành phần khoáng tối ƣu, đƣa hỗn hợp đến độ ẩm 75%, tiến hành đóng bịch 1,2-1,4kg/bịch.

- Thanh trùng ở điều kiên 1210C, 1atm, trong 3h.

- Để nguội, cấy giống và đƣa vào điều kiện nuôi cấy thích hợp.

* Nuôi trồng và thu hái quả thể:

- Sau một thời gian hệ sợi mọc kín bịch nấm tiến thành rách bịch 4-6 vết.

với chiều dài 3-4cm, sâu 2-3mm, rạch so le nhau. Cùng đồng thời tiến hành bỏ nút bông.

- Quan sát thấy mầm quả thể nhú ra ở vết rạch lúc này tiến hành tưới nước trực tiếp và bịch nấm dưới dạng sương mù.

- Sau một thời gian khi quả thể phát triển cực đại thì tiến hành hái toàn bộ cụm quả thể. Nếu để quá già nấm sẽ phát tán bào tử sẽ không còn chất lƣợng tốt.

Tiến hành thu quả thể 2-3 đợt khi thấy bịch nấm nhẹ đi, quả thể nhỏ thì dừng khai thác vì nấm đã sử dụng hết chất dinh dƣỡng trong bịch nấm, tiến hành trồng đợt mới.

2.2.2.2. Phương pháp trồng nấm rơm [12,13]

- Những điều liện cơ bản để trồng nấm rơm

+ Nhiệt độ thích hợp: Nhiệt độ tối thích cho phát triển của sợi nấm là 300C - 350C và cho sự hình thành quả thể là 28 - 300C

+ Độ ẩm: Sợi nấm rơm có thể sinh trưởng trong điều kiện nguyên liệu có độ ẩm từ 40 - 90%. Nhƣng tốt nhất là 65 - 70%. Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu bằng cách nắm nguyên liệu trong tay vắt mạnh:

- Nước không chảy ra (độ ẩm quá thấp) - Nước chảy ra thành dòng (độ ẩm quá cao) - Nước chảy ra kẻ tay (độ ẩm đạt yêu cầu)

+ Ánh sáng: Nấm rơm không có diệp lục nên không cần ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ như thực vật màu xanh. Do đó thời kỳ sinh trưởng của sợi nấm không cần ánh sáng. Cường độ ánh sáng có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm. Ánh sáng như một yếu tố kích thích sự hình thành và phát triển của quả thể.

+ Độ thông thoáng: Sự thông khí cần thiết cho quá trình sinh trưởng của sợi nấm và phát triển của quả thể. Thiếu oxy xảy ra khi độ ẩm nguyên liệu quá cao (mô nấm), nguyên liệu bị nén quá chặt.

- Nguyên liệu trồng nấm rơm: Rơm rạ, bã mía, lục bình, bẹ chuối khô, đay, bông gòn,... trong trường hợp mùn cưa đã hoai mục cũng có thể làm

nguyên liệu cho trồng nấm rơm. Năng suất nấm rơm cao nhất hiện nay là trên bông thải (45%), nhƣng tiện lợi hơn dùng rơm rạ, năng suất (14,5%-21,6%).

Trong đề tài này, tôi sử dụng nguyên liệu mới là bã sắn kết hợp rơ rạ để nuôi trồng nấm rơm. Dưới đây là phương phá xử lý từng loại nguyên liệu cụ thể:

* Xử lý bã sắn tương tự như phương pháp xử lý bã sắn phế thải ở mục 2.2.3.1 phương pháp trồng nấm sò

* Xử lý nguyên liệu rơm rạ:

+ Xử lý rơm bằng nước vôi: nguyên liệu được ngâm trong nước vôi với nồng độ 5% (5kg vôi với 100 lít nước), thời gian ngâm là 3-5 phút, khi nguyên liệu ngả màu vàng thì vớt ra để ráo nước. Cứ 3 lần ngâm thì bổ sung thêm vôi và nước sạch. Làm một chiếc kệ, phần đáy kệ kê cách mặt đất 15-20cm, giữa kệ kê đặt một ống thông khí. Nguyên liệu đƣợc rắc đều xung quanh tạo hình tròn nhƣ đống rơm, xung quanh đóng ủ nén chặt, ở giữa để lỏng (nhƣ bà con nông dân vẫn làm cây rơm). Đống ủ phải đạt 300kg trở lên. Dùng nilông phủ kín đống ủ chỉ để hở phần dưới kệ kê và không khí. Ủ đến 3 ngày thì tháo nilông ra và đảo đều đống ủ, tiếp tục ủ thêm 3-4 ngày nữa. Rơm rạ đã ủ 6-7 ngày đảm bảo yêu cầu sau:

- Độ ẩm đạt 65%, khi thấy phần nguyên liệu độ ẩm quá cao (khi dùng tay vắt nước thấy nước chảy thành dòng) ta tiến hành rũ tơi đống ủ sao cho lượng nước trong đống ủ giảm đi, hong tới đâu ta đóng mô tới đó, thời gian hong nguyên liệu từ 5-10 phút. Khi thấy nguyên liệu quá khô, không đảm bảo độ ẩm ta tiến hành rũ tơi đống ủ và dùng nước sạch pha với tỷ lệ 5% vôi ướt (100 lít nước cho 5kg vôi ướt) rồi hòa loãng như nước vo gạo và tiến hành bổ sung từ từ vào phần nguyên liệu, tiếp tục ủ lại thêm 3 ngày nữa, phương pháp ủ như lần đầu.

- Rơm rạ có mùi thơm dễ chịu, màu vàng sáng, mềm.

+ Đóng bánh: kích thước khuôn dài 25cm, rộng 20cm, dày 15cm; dùng nguyên liệu đã ủ kết hợp với bã sắn theo những tỷ lệ thí nghiệm, đƣa vào khuôn nén chặt tạo thành từng bánh, gói bánh lại bằng nilông chịu nhiệt đem hấp thanh trùng ở áp suất 1atm, nhiệt độ 1210C, thời gian 3 tiếng. Sau đó để nguội trong phòng cấy vô trùng và cấy giống

2.2.2.3. Phương pháp trồng nấm linh chi [12]

* Đặc điểm sinh học nấm Linh chi:

- Nhiệt độ thích hợp: Giai đoạn nuôi sợi 20-30 OC, giai đoạn tạo quả thể 22-28OC.

- Độ ẩm của cơ chất 65- 70%, độ ẩm không khí 80-95%.

- Độ thông thoáng cần thiết trong suốt quá trình nuôi sợi nấm và hình thành phát triển quả thể.

- Ánh sáng: Giai đoạn nuôi sợi nấm không cấn ánh sáng, giai đoạn hình thành và phát triển quả thể chỉ cần ánh sáng tán xạ.

- Độ pH cần môi trường axít yếu 5,5-7.

- Dinh dƣỡng: sử dụng trực tiếp từ nguồn xenlulozơ của cơ chất.

- Thời vụ trồng nấm Linh chi từ 15/1 đến 15/3 dương lịch và từ 15/8-15/9 dương lịch.

- Nguyên liệu chủ yếu để trồng nấm Linh chi là mùn cƣa của các loại cây gỗ không có chứa độc tố nhƣ: bồ đề, các cây thân thảo…

Trong giới hạn của đề tài này chúng tôi nghiên cứu các biện pháp xử lí bã sắn thải tối ƣu nhất để trồng nấm Linh chi đạt hiệu quả kinh tế cao.

* Xử lý nguyên liệu:

Tiến hành tương tự như với nguyên liệu bã sắn trồng nấm sò.

* Nuôi trồng, thu hái quả thể:

- Quan sát hệ sợi ăn đƣợc 1/3-1/2 bịch nấm thì tiến hành tháo bỏ nút bông. Đặc biệt trong thời gian nuôi hệ sợi tránh di chuyển bịch nấm và tưới nước. Chỉ tưới khi đã mở nút bông.

- So với nấm sò thì nấm Linh chi có tỉ lệ nhiễm cao hơn nên cân loại bỏ sớm những bịch nấm có hiện tƣợng bị nhiễm.

- Khi quả thể nhú và lớn đến mức cực đại phía trên miệng bịch thì tiến hành cắt sát chân nấm và phơi khô, bảo quản, tiến hành thể quả 2-3 lần.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÃ SẮN PHẾ THẢI ĐỂ NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)